Chuyên gia giải thích quan niệm sai lầm ‘vùng nắng nóng không sợ corona’
Những nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng virus corona Vũ Hán phát triển ở những nhiệt độ thấp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định rằng ở miền Nam Việt Nam, nơi có thời tiết thường xuyên nắng nóng là không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
Ảnh minh họa: Internet
PGS. TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng dịch khẩn cấp Bộ Y tế nhận định, dịch virus corona mới diễn biến quá nhanh và những quan niệm sai lầm của một số người có thể khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
Theo ông Phu, với quan niệm là virus corona không sống được ở vùng nắng nóng nên ở những địa phương có nhiệt độ trên 25 độ C sẽ ‘không sợ lây nhiễm’ là hết sức sai lầm. Những nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng virus corona Vũ Hán phát triển ở những nhiệt độ thấp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định rằng ở miền Nam Việt Nam, nơi có thời tiết thường xuyên nắng nóng là không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.
Nguyên nhân là do việc lây lan dựa trên sự tiếp xúc giữa người và người, giữa người mắc bệnh và người không mắc bệnh. Chưa kể đến việc giao lưu, tiếp xúc của chúng ta phần lớn được thực hiện ở các khu vực không thoáng khí như trong nhà, phòng họp, công sở.
Chúng ta từng biết Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) cũng là một loại virus cùng họ virus corona mới này, nó vẫn phát triển mạnh mẽ được ở khu vực nắng nóng như ở Trung Đông. Điều này cho thấy không thể kết luận được virus corona mới không có nguy cơ lây lan ở miền Nam Việt Nam.
QUẢNG AN
Theo Tiền phong
Phòng chống dịch virus corona: Minh bạch để dân không hoang mang
PGS. TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng dịch khẩn cấp Bộ Y tế nhận định, dịch virus corona mới diễn biến quá nhanh, những hiểu biết của y học về virus này còn hạn chế nhưng những kinh nghiệm trong việc dập đại dịch SARS năm 2003 sẽ được áp dụng rất tốt đối với dịch mới hiện nay.
Video đang HOT
Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona ảnh: p.v
Theo ông, khó khăn trong phòng chống dịch do virus corona mới là gì?
Đây là dịch bệnh lây qua đường hô hấp, dễ lây lan. Trong khi đó, Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài, lượng người giao lưu qua lại giữa 2 nước lớn nên nguy cơ lây nhiễm gia tăng. Cùng với đó, việc có nhiều ca mắc nhẹ sẽ gây ra khó khăn cho công tác phòng dịch do người dân không tới cơ sở y tế để khám và được cách ly giám sát. Hiện dịch bệnh trong thời gian ngắn đã lan ra 26 quốc gia là một khó khăn rất lớn. Thêm nữa chúng ta chưa biết chính xác được tính chất lây bệnh như thế nào. Tôi ví dụ, thời gian ủ bệnh là bao nhiêu, thời gian ủ bệnh có lây hay không, có người lành mang virus hay không?
Những ai dễ có nguy cơ mắc bệnh?
Trước tiên, tôi xin nhấn mạnh rằng, chúng ta chỉ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Theo những hiểu biết ban đầu, hiện nay, nguồn bệnh có thể là động vật mang mầm bệnh hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh do virus corona mới. Bệnh lây theo đường hô hấp nên có thể lây truyền qua giọt nước bọt qua ho, hắt hơi hoặc lây truyền qua tay chân, vật dụng mà virus bám vào.
Những người đi từ vùng dịch trở về, những người tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với những người đi từ vùng dịch về mà nhiễm bệnh như những người cùng chung sống, sinh hoạt với những người nhiễm bệnh, những người đi cùng máy bay, ôtô, tàu, trong các đám tụ họp, trong bệnh viện mà có người bị nhiễm bệnh, những người làm công tác ở sân bay, cửa khẩu mà phải tiếp xúc với những người nhập cảnh nhiễm bệnh, người nhà, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân là đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh. Nói tóm lại, những người có nguy cơ cao là những người tiếp xúc với nguồn bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng bệnh một cách nghiêm ngặt vì bệnh do virus này rất dễ lây.
Người trở về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch thì cần phải cách ly thế nào?
Những người đi từ vùng dịch trở về phải tuân thủ khai báo y tế, nếu chưa có những dấu hiệu cơ bản của bệnh như sốt, ho, khó thở... trong 14 ngày thì có thể cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với nhiều người và thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi, tuân thủ rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác vì đây là bệnh có cơ chế lây qua đường hô hấp, qua không khí, qua giọt bắn khi hắt hơi.
Vì bệnh này thường ủ bệnh trong thời gian 14 ngày nên người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng sớm hơn hoặc có thể lâu nhất là 14 ngày. Do vậy, trong thời gian cách ly tại nhà, nếu có các dấu hiệu như sốt, ho, khó thở... thì cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn cách ly y tế, điều trị kịp thời, tránh lây lan cho cộng đồng. Tại các cơ sở y tế, khi bệnh nhân đã nghi ngờ mắc bệnh đang chờ kết quả xét nghiệm cũng cần tuân thủ quy trình về cách ly, điều trị và bảo hộ để tránh lây lan cho cộng đồng, đặc biệt lây nhiễm chéo sang nhân viên y tế.
Những đối tượng nào có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh?
Những người đã mắc bệnh này nhưng có những bệnh nền là những bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh người cao tuổi... thì nguy cơ tử vong sẽ cao hơn.
Ngành Y tế đã có phác đồ chuẩn cho bệnh này chưa?
Việc điều trị cho những trường hợp bệnh nhân đã mắc bệnh sẽ tuân theo phác đồ của Bộ Y tế đã ban hành và dựa trên từng thể trạng của bệnh nhân.
Người dân băn khoăn nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến sự tồn tại và phát triển của virus corona mới, ông có thể giải thích rõ?
Những nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng virus corona Vũ Hán phát triển ở những nhiệt độ thấp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định rằng ở miền Nam Việt Nam, nơi có thời tiết thường xuyên nắng nóng là không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Nguyên nhân là do việc lây lan dựa trên sự tiếp xúc giữa người và người, giữa người mắc bệnh và người không mắc bệnh. Chưa kể đến việc giao lưu, tiếp xúc của chúng ta phần lớn được thực hiện ở các khu vực không thoáng khí như trong nhà, phòng họp, công sở.
Chúng ta từng biết Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) cũng là một loại virus cùng họ virus corona mới này, nó vẫn phát triển mạnh mẽ được ở khu vực nắng nóng như ở Trung Đông. Điều này cho thấy không thể kết luận được virus corona mới không có nguy cơ lây lan ở miền Nam Việt Nam.
Việt Nam từng dập dịch SARS trong thời gian ngắn kể từ khi nó xuất hiện, vậy những kinh nghiệm đó có giúp ích gì ngành Y trong bối cảnh dịch virus corona mới phức tạp như hiện nay?
Cách đây 17 năm, vào ngày 28/4/2003, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch SARS, kết thúc 45 ngày kinh hoàng dập dịch. Những kinh nghiệm trong việc dập đại dịch SARS năm đó sẽ được áp dụng rất tốt đối với các dịch bệnh sau đó cũng như dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới hiện nay. Các kinh nghiệm dập dịch trước đây, phần lớn các ca bệnh đều phát hiện tại các cơ sở y tế. Đến nay, các trường hợp mắc virus corona mới tại Việt Nam cũng được phát hiện tại cơ sở y tế.
Với kinh nghiệm khống chế dịch SARS, H5N1... thì vấn đề cách ly người bệnh khi mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Đây là cách để bệnh không lây lan ra cộng đồng. Để khống chế các dịch bệnh thành công còn nhờ vào ý thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh của mỗi cá nhân. Điều này rất quan trọng.
Một bí quyết khống chế thành công của dịch SARS là việc mở tung cửa buồng bệnh, giúp không khí thông thoáng, lưu thông để virus SARS không lưu lại trong buồng bệnh. Tại Bệnh viện Việt Pháp - tâm điểm của SARS cách đây 17 năm, các ca lây nhiễm là do không khí bị "nhốt" lại trong không gian phòng bệnh, cùng với đó, virus lưu cữu trong phòng, không phát tán ra ngoài được, tạo điều kiện cho mật độ virus trong phòng cao nên dễ lây lan.
Dịch bệnh do virus corona mới tại Việt Nam đang ở giai đoạn nào?
Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới đang lan rộng ra nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, thời điểm này đang là "giai đoạn vàng" để giám sát được bệnh. Để tránh bỏ qua "giai đoạn vàng" này, cần phải có sự chung tay rất lớn của người dân. Người dân có biểu hiện ho, sốt, khó thở nếu có dịch tễ liên quan tới vùng dịch (đi từ vùng dịch, tiếp xúc với người mắc bệnh) phải khai báo và đến ngay cơ sở y tế để phát hiện sớm nguồn lây, cách ly và điều trị kịp thời, tránh virus lây lan ra cộng đồng.
Theo ông, điều gì quan trọng trong phòng chống dịch hiện nay?
Đại dịch SARS Việt Nam khống chế thành công sớm đó là nhờ vào sự quyết liệt của các cấp chính phủ, giám sát cách ly ca bệnh. Vì thế, với dịch bệnh mới này, với sự vào cuộc của các cấp và sự chỉ đạo ráo riết từ Chính phủ cùng sự hợp tác của người dân, ngành Y tế hy vọng sẽ sớm khống chế và đẩy lùi dịch bệnh.
Theo tôi, một điều quan trọng khác trong phòng chống dịch là thông tin phải minh bạch để người dân không hoang mang. Thông tin minh bạch còn là sự nắm bắt thông tin và đáp lại các thông tin phản hồi để huy động nguồn lực người dân. Nếu cứ bưng bít thông tin sẽ dẫn tới sự tiêu cực trong phòng chống dịch. Khi tình hình dịch diễn biến tới đâu cần phải phân tích triệt để, thấu đáo, cùng lúc đưa ra các vấn đề khoa học, kinh tế, chính trị để bàn cách đáp ứng. Chúng ta cần có kế hoạch đáp ứng phù hợp trong mỗi giai đoạn của dịch để làm tốt.
Cảm ơn ông.
PGS.TS Trần Đắc Phu
Với kinh nghiệm khống chế dịch SARS, H5N1... thì vấn đề cách ly người bệnh khi mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Đây là cách để bệnh không lây lan ra cộng đồng. Để khống chế các dịch bệnh thành công còn nhờ vào ý thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh của mỗi cá nhân. Điều này rất quan trọng. - PGS.TS Trần Đắc Phu
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ 7h đến 15h ngày 2/2, hai tổng đài đường dây nóng của Bộ Y tế - nơi tiếp nhận các thông tin về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona đã tiếp nhận 5.511 cuộc gọi. Hai tổng đài của Bộ Y tế là 1900 3228 và 1900 9095 đều hoạt động 24/7. Thái Hà
Chiều 2/2, đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu kiểm tra công tác phòng chống viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Cùng ngày, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Lạng Sơn. Đây là lần làm việc thứ 2 của Thứ trưởng và Đoàn công tác Bộ Y tế tại Lạng Sơn trong 10 ngày qua.
THÁI HÀ (THỰC HIỆN)
Theo Tiền phong
Thực hư "vi khuẩn ăn thịt người" ám ảnh dư luận Thời gian vừa qua, liên tiếp phát hiện các ca bệnh nhiễm khuẩn "ăn mòn cơ thể" mang tên Whitmore. Bệnh Whitmore cần được phát hiện và điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm (Trong ảnh: Một ca bệnh đang được điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai) Song theo các chuyên gia đây không phải loại...