Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 4 loại rau dạ dày “ghét” nhất, đừng để chúng xuất hiện nhiều trên bàn ăn
Dù không bị thối hỏng nhưng 4 loại rau này nếu được ăn nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho người dùng, đặc biệt là khiến dạ dày cảm thấy khó chịu, lâu dần có thể hình thành ung thư.
Từ khi đời sống vật chất của con người ngày càng được cải thiện, chuyện ăn uống cũng không phải lo nghĩ nữa thì dạ dày cũng phải gồng mình chịu nhiều tổn thương hơn do chúng ta cứ vô tư ăn những món ăn mà nó không thích. Ban đầu, dạ dày có thể tự sửa chữa, hồi phục thương tổn nhưng theo thời gian, hiện tượng này ngày càng trở nên nghiêm trọng, đến khi dạ dày không chống đỡ được nữa sẽ sinh ra ung thư.
Do đó, con người hiện đại gặp các vấn đề về dạ dày thường xuyên hơn, chẳng hạn như đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu… sau khi ăn. Vì vậy, dù có bị bệnh dạ dày hay không thì bạn cũng phải chú ý bảo vệ dạ dày của mình, bởi chỉ có dạ dày khỏe thì bạn mới ăn được nhiều món ngon, để cơ thể hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng trong thức ăn, từ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật.
Rau quả vốn được nhiều người cho rằng là tốt cho sức khỏe, bổ sung nhiều vitamin và chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ dạ dày. Tuy nhiên không phải tất cả các loại rau quả đều như vậy, dù chúng chưa hề bị hư hỏng.
Vậy loại rau nào khiến dạ dày không thích ăn nhất? Mới đây, chuyên gia dinh dưỡng Peng Xinrui (Trung Quốc) đã chia sẻ trên tờ Kknews về 4 loại rau tốt nhất không nên thường xuyên bày lên bàn ăn.
1. Các loại rau gia vị cay nồng
Để có một bữa tối ngon miệng, trừ khi mọi người không thể ăn được cay, còn lại hầu hết mọi người sẽ thích cho một ít ớt, tiêu hoặc ớt ngâm chua để tăng hương vị khi nấu, kích thích vị giác tốt hơn. Nhưng đối với dạ dày, nó không thích những rau gia vị như vậy.
Mặc dù trước những món ăn ngon thì cảm giác ngon miệng là quan trọng nhất, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn gây kích thích như vậy trong thời gian dài sẽ dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày hơn. Về sau chức năng sinh lý của đường tiêu hóa bị suy giảm, khiến bạn dễ gặp các bệnh về đường tiêu hóa.
Vì vậy, trong cuộc sống thường ngày, chúng ta nên đảm bảo chế độ ăn uống nhẹ nhàng, hạn chế sự xuất hiện quá nhiều, quá thường xuyên của các loại rau gia vị cay nồng.
2. Rau muối
Nhiều người rất thích ăn các loại rau ngâm chua, nhưng do loại rau này chứa nhiều muối, cộng với khả năng chứa nitrit nên một khi nó đi vào trong dạ dày sẽ chuyển hóa thành nitrosamine, chất này đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo là chất gây ung thư mạnh, đặc biệt nguy hiểm đối với sức khỏe của dạ dày.
Đối với những người thích ăn rau muối chua thì nên dùng như một nguyên liệu trong nấu ăn hàng ngày, có tác dụng tương đương với muối, việc làm này sẽ giúp rau muối giảm đi độ mặn và lượng nitrit bên trong nó. Nếu muốn ăn riêng rau muối thì tốt nhất bạn nên ngâm nước trước để muối bám trên rau tan bớt trong nước. giảm tổn thương mà nó có thể gây ra cho dạ dày.
3. Rau đã nấu chín nhưng không ăn hết ( rau thừa)
Có thể trong đời sống hàng ngày, bạn sẽ gặp tình trạng là nấu hơi quá tay các món ăn và không thể ăn hết được, trong trường hợp đó là rau thì tốt nhất đừng nên tiêu thụ tiếp. Bởi đa phần các loại rau chúng ta tiêu thụ hàng ngày là rau lá xanh, chúng có xu hướng chứa hàm lượng nitrit cao hơn các loại rau họ cải và rau ăn củ.
Video đang HOT
Rau đã nấu chín nếu được để qua đêm thì lượng nitrit bên trong sẽ càng tăng cao hơn, cũng giống như các loại rau muối, lượng nitrit này đi vào cơ thể sẽ tạo thành chất gây ung thư cho dạ dày, dễ làm tăng nguy cơ ung thư.
Bên cạnh đó, rau đã nấu chín sau khi để qua đêm thì hàm lượng dinh dưỡng và mùi vị cũng đã bị biến đổi, mất đi rất nhiều. Do đó, bạn không cần phải tiếc của mà cố gắng ăn chúng.
4. Các loại rau khiến bạn bị dị ứng
Vì cơ địa mỗi người đều khác nhau nên việc có phản ứng bất lợi sau khi ăn một loại rau nào đó cũng khác nhau, chẳng hạn một số người bị dị ứng với cần tây thì mỗi lần ăn sẽ bị ngứa da, mẩn đỏ và tiêu chảy, có người lại bị dị ứng với rau bina sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy, đau dạ dày, chướng bụng… nếu cố tình ăn nó.
Trong cuộc sống, đặc biệt là khi ăn ở bên ngoài, bạn khó có thể biết các nguyên liệu được đầu bếp cho vào món ăn của mình chính xác là gồm những gì nên thi thoảng sẽ gặp phải tình trạng dị ứng nhẹ. Tuy nhiên, nếu cứ lặp đi lặp lại tình trạng ăn phải loại rau mà mình bị dị ứng này, lần nào cũng có những phản ứng khó chịu thì sẽ không có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa, đây là điều mà mọi người nên chú ý.
3 thói quen ăn sáng làm tổn thương dạ dày nghiêm trọng nhất, hơn nữa còn ảnh hưởng đến sức khỏe, khó hấp thụ dinh dưỡng
Thực tế, không chỉ bỏ ăn sáng mới gây hại, nếu bạn ăn sáng đều đặn nhưng mắc phải 3 sai lầm sau đây thì cũng nguy hiểm không kém.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và là nền tảng để cung cấp có lợi nhất cho sức khoẻ. Thậm chí, nhiều nhà dinh dưỡng đã xác định được giá trị của bữa ăn nhanh vào buổi sáng, bữa ăn sáng chiếm từ 1/4-1/3 (25-30%) tổng năng lượng cả ngày, nên cần phải là bữa ăn đầy đủ dưỡng chất nhất.
Theo nghiên cứu của Viện dinh dưỡng Quốc tế, hơn một phần tư số người trên thế giới thường xuyên bỏ bữa ăn sáng. Thói quen bỏ bữa sáng được chứng minh có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, hại dạ dày.
Thói quen bỏ bữa sáng được chứng minh có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, hại dạ dày.
Thực tế, không chỉ bỏ ăn sáng mới gây hại, nếu bạn ăn sáng đều đặn nhưng mắc phải 3 sai lầm sau đây thì cũng nguy hiểm không kém.
3 thói quen tai hại cần bỏ ngay khi ăn sáng
Sai lầm 1: Ăn sáng sau 9h
Thời điểm tốt nhất để ăn sáng là từ 6 đến 8 giờ sáng, vì lúc này axit dạ dày tiết ra mạnh, tiêu thụ thực phẩm vào lúc này sẽ tốt cho dạ dày. Nếu bạn ăn sáng sau 9h sẽ gây đầy bụng, ảnh hưởng đến bữa trưa của mình.
Không chỉ bỏ ăn sáng mới gây hại, nếu bạn ăn sáng quá muộn thì cũng nhận về tác dụng phụ.
Ngoài ra, mỗi người không nên ăn sáng ngay sau khu ngủ dậy. Chúng ta nên ăn sáng sau khi thức dậy khoảng 20-30 phút, trước khi ăn nên uống một cốc nước lọc ấm để kích hoạt lại hệ tiêu hóa cũng như thanh lọc cơ thể.
Sai lầm 2: Sử dụng thực phẩm không thiết yếu thay cho bữa sáng
Nhiều người hiểu lầm rằng ăn sáng chỉ cần no bụng là được mà không quan tâm đến giá trị dinh dưỡng.
Một số bữa sáng "thay thế" thường được sử dụng nhất đó là:
- Ăn trái cây thay cho bữa sáng:
TS Từ Ngữ (Chuyên gia dinh dưỡng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam): Việc ăn trái cây vào bữa sáng để cơ thể có thể được cung cấp được nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể hoạt động là điều hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, chuyên gia không khuyến khích kiểu ăn sáng này
Ăn sáng bằng hoa quả sẽ khiến cơ thể thiếu protein và glycogen để cung cấp năng lượng cho não, về lâu dài sẽ gây thiếu dinh dưỡng, gây mệt mỏi.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, một bữa sáng đầy đủ cần phải cung cấp đủ protein, vitamin và khoáng chất. Có nghĩa là chúng ta vẫn phải ăn đủ bốn nhóm thực phẩm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Ăn sáng bằng hoa quả sẽ khiến cơ thể thiếu protein và glycogen để cung cấp năng lượng cho não.
- Ăn vặt thay bữa sáng: Đồ ăn vặt sử dụng thay bữa sáng chủ yếu là đồ khô, nếu dùng đồ ăn vặt thay bữa sáng sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa đường ruột.
Sai lầm 3: Vừa ăn vừa đi
Dù bận rộn, bạn cũng không nên vừa đi ngoài đường vừa ăn sáng vì dễ khiến thực phẩm bám phải bụi bẩn, vi khuẩn, khói bụi trên đường... như vậy không chỉ mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Boldsky, vừa đi vừa ăn sáng có thể gây hại cho dạ dày. Khi chúng ta ăn, thực phẩm xuống ống thực phẩm vào dạ dày để tiêu hóa. Nhưng nếu bạn liên tục di chuyển trong khi ăn, quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, và kết quả là bị ợ nóng và a xít, kèm theo buồn nôn.
Ngòai ra, vừa đi vừa ăn còn có thể gây ra đầy hơi, buồn nôn, sình bụng, khó tiêu...
Bữa sáng như thế nào là đầy đủ và an toàn?
1. Đối với học sinh
Theo tờ Aboluowang, học sinh là lứa tuổi đang phát triển về thể chất, hơn nữa đối tượng này cần hoạt động não rất nhiều trong quá trình học tập vì vậy bữa ăn sáng cần đầy đủ và phong phú về dinh dưỡng.
Bữa sáng phổ biến nhất là sữa và trứng, ngoài ra nên kết hợp với các thực phẩm no bụng khác như bánh mì, mì, cháo và hoa quả tươi.
Ngoài trứng, sữa thì học sinh nên ăn sáng thêm cùng bánh mì, hoa quả...
2. Đối với nhân viên văn phòng
Hầu hết những người làm việc trong văn phòng đều ngồi lâu và ít vận động, vì vậy bữa sáng của họ nên là bánh mì nguyên cám và cháo yến mạch để tránh tích mỡ.
Đặc biệt, bữa sáng cho dân văn phòng không nên quá nhiều dầu mỡ, cố gắng ăn ít đồ ăn chiên rán. Nếu có thể, bạn có thể ăn một lượng nhỏ các loại hạt, các axit béo không bão hòa có trong chúng rất hữu ích cho sức khỏe tim mạch .
3. Nhóm trung niên 40 - 59 tuổi: Nhiều chất xơ và ít chất béo
Chế độ ăn sáng giàu chất xơ tốt cho người trung niên.
Ở độ tuổi trung niên, con người bắt đầu lão hóa dần và cơ thể dễ xuống sức. Lúc này tốt nhất nên chọn thực phẩm ít calo, ít chất béo cho bữa sáng, kiểm soát lượng carbohydrate hợp lý.
Kết hợp bữa sáng lý tưởng là: Bột yến mạch ( sữa chua ) bánh mì nguyên cám lượng rau hoa quả thích hợp.
2 loại rau chính là "vua bao tử", phụ nữ ăn mỗi ngày sẽ khiến dạ dày khỏe, thúc đẩy tiêu hóa và sống thọ vượt bậc Đây đều là những loại rau giá rẻ, có bán khắp các chợ vì vậy gia đình bạn nên ăn đều đặn. Không phải tự nhiên mà những bệnh nhân mắc bệnh về dạ dày và đường ruột lại thường có cơ thể gầy gò, mệt mỏi. Lý do là bởi khi dạ dày và ruột mắc bệnh, bạn sẽ không còn cảm...