Chuyên gia dinh dưỡng: 5 tác dụng đáng ngạc nhiên của việc ăn cà chua
Cho dù bạn thái chúng trên một chiếc bánh mì kẹp thịt mới nướng, cho chúng vào món salad để thêm màu sắc và kết cấu, hoặc xào chúng với tỏi để có món mì ống thịnh soạn, không gì có thể tạo nên một bữa ăn hoàn hảo bằng cà chua tươi.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là cà chua không dành cho tất cả mọi người. Chúng là một trong những thực phẩm dị ứng phổ biến nhất.
Cà chua cũng có thể gây ra một số triệu chứng tiêu hóa khó chịu ở một số người.
Mặt khác, cà chua cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu khác.
Dưới đây là một số điều đáng ngạc nhiên có thể xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà chua tươi, theo Eat This, Not That!
1. Giảm nguy cơ da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời
Cà chua chứa đầy carotenoid, một loại chất chống oxy hóa đặc biệt giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cà chua chứa đầy carotenoid, một loại chất chống oxy hóa đặc biệt giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời, theo Elena Paravantes, người sáng lập blog Olive Tomato và là tác giả của cuốn The Mediterranean Diet Cookbook for Beginners.
Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2017 đăng trên tạp chí Scientific Reports cho thấy ăn cà chua thường xuyên có thể ngăn bạn bị cháy nắng, do đó giảm nguy cơ mắc các khối u da do tia UVB gây ra.
2. Có thể cải thiện tâm trạng của bạn
Cà chua không chỉ làm tăng hương vị cho bữa ăn của bạn mà còn có thể thúc đẩy tâm trạng của bạn về lâu dài.
Một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí The Journal of Affective Disorders cho thấy những người tham gia ăn cà chua từ 2 đến 6 lần một tuần có ít khả năng báo cáo các triệu chứng trầm cảm nhẹ hoặc nặng hơn 46% so với những người ăn cà chua ít hơn một lần một tuần, theo Eat This, Not That!
Đáng chú ý, các loại rau khác được sử dụng trong nghiên cứu không tạo ra tác dụng tương tự.
Tác giả Paravantes cho biết: “Các nhà nghiên cứu không chắc chắn chất dinh dưỡng nào gây ra hiệu ứng đó nhưng họ tin rằng đó có thể là chất chống oxy hóa – bao gồm cả lycopene”.
3. Có thể bị khó tiêu
Nên lưu ý: Cà chua không dành cho tất cả mọi người. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cà chua không dành cho tất cả mọi người. Ví dụ, nếu bạn bị trào ngược axit, loại trái cây đặc biệt này có thể kích hoạt các triệu chứng của bạn, gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như ợ chua, đầy hơi hoặc khó tiêu.
Nataly Komova, một chuyên gia thể dục tại JustCBD cho biết: “Cà chua tươi chứa nhiều axit citric và malic có xu hướng làm tăng axit trong dạ dày. Ăn cà chua tươi thường xuyên sẽ làm tăng sản xuất quá mức dịch vị, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axit”.
Video đang HOT
Điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn hoàn toàn không thể ăn cà chua nếu bạn bị trào ngược axit, nhưng bạn có thể cần ăn một lượng nhỏ và theo dõi các triệu chứng của mình.
4. Có thể giúp hấp thụ sắt hiệu quả hơn
Cà chua là loại thực ph ẩm thực sự giúp cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bạn có biết rằng một số loại thực phẩm thực sự giúp cơ thể bạn hấp thụ các chất dinh dưỡng khác tốt hơn?
Theo Blanca Garcia, chuyên gia dinh dưỡng của Health Canal, cà chua là một trong những thực phẩm như vậy.
Cụ thể, chúng có thể giúp bạn hấp thụ sắt, một khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hemoglobin và myoglobin, các protein giúp vận chuyển oxy đến các cơ và các cơ quan trong cơ thể.
Chuyên gia dinh dưỡng Garcia cho biết cà chua có thể thực hiện được điều này nhờ lượng vitamin C ấn tượng của chúng: Một khẩu phần 1 cốc chứa 27% giá trị khuyến nghị hằng ngày của bạn, theo Eat This, Not That!
5. Vết thương của bạn có thể lành nhanh hơn
Chuyên gia dinh dưỡng Garcia nói: “Vitamin C cần thiết để tạo ra collagen, một loại protein có trong các mô liên kết giúp chữa lành vết thương.
Việc hấp thụ đều đặn vitamin C có thể giúp cơ thể bạn chữa lành nhanh hơn khi bạn đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc bị vết thương đè do nằm liệt giường…”.
Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2016 về các bệnh nhân trong bệnh viện trên tạp chí International Journal of Surgery cho thấy rằng khi các đối tượng bổ sung 1.000 mg vitamin C, họ đã trải qua việc chữa lành vết thương “rộng và phức tạp” nhanh hơn và tốt hơn một cách “đáng kể”, theo Eat This, Not That!
Chuyên gia dinh dưỡng: Chuối ngọt như vậy, người tiểu đường có nên ăn?
Người bệnh tiểu đường có nên ăn chuối hay không luôn là vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Một số nghiên cứu cho rằng người bệnh tiểu đường không nên ăn chuối vì nó chứa nhiều đường, trong khi nhiều nghiên cứu khác cho rằng chuối an toàn cho người bệnh tiểu đường.
Tác động của chuối đối với lượng đường trong máu tùy thuộc vào độ chín. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cuốn sách nổi tiếng "Siêu thực phẩm Ấn Độ" của Rujuta Diwekar - một trong những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Ấn Độ, tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất, nêu rõ:
Chuối an toàn để tiêu thụ ngay cả đối với bệnh nhân tiểu đường
Do chỉ số đường huyết của chuối ở mức từ thấp đến trung bình. Điều này đã được hầu hết các hiệp hội sức khỏe khuyến nghị và chấp thuận, theo nhật báo Ấn Độ Times Of India.
Và ở cuối bài, bạn sẽ được hướng dẫn cách ăn chuối an toàn cho người bệnh tiểu đường.
Chuối chín chứa carbs, làm tăng lượng đường trong máu
Chuối chứa khá nhiều carbs và đường - những chất chính làm tăng lượng đường trong máu. Vậy liệu người bệnh tiểu đường có nên ăn chuối? Và liệu chuối có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu?
Một quả chuối trung bình chứa khoảng 15 gram đường
Chuối chứa carbs đơn, có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn các chất dinh dưỡng khác.
Để biết một loại thực phẩm chứa carb có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hay không, phải xem chỉ số đường huyết (GI) của nó.
GI thấp: 55 trở xuống
GI trung bình: 56 - 69
GI cao: 70 - 100
Người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ thực phẩm có GI thấp. Do chúng được hấp thụ chậm hơn và làm tăng lượng đường trong máu từ từ thay vì tăng đột biến.
Nói chung, chuối có GI từ thấp đến trung bình - từ 42 đến 62, tùy thuộc vào độ chín của chuối, theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ Health Line.
Chuối cũng chứa chất xơ, có thể làm giảm lượng đường trong máu
Tuy nhiên, điều đặc biệt là chuối cũng chứa chất xơ, có thể làm giảm lượng đường trong máu
Một quả chuối trung bình chứa 3 gram chất xơ.
Chất xơ đặc biệt quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì nó có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs. Điều này có thể làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến và cải thiện việc kiểm soát đường huyết, theo Health Line.
Chuối xanh - chưa chín, chứa tinh bột kháng, giúp kiểm soát đường huyết
Lượng tinh bột kháng trong chuối thay đổi tùy vào độ chín.
Chuối xanh, chưa chín chứa ít đường và nhiều tinh bột kháng hơn
Tinh bột kháng hoạt động tương tự như chất xơ và sẽ không làm tăng lượng đường trong máu. Chúng cũng có thể giúp cung cấp các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Một nghiên cứu năm 2015 đã phát hiện điều thú vị là: Trong 8 tuần, những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, được bổ sung tinh bột kháng, có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn những người không bổ sung.
Tác động của chuối đối với lượng đường trong máu tùy thuộc vào độ chín
Chuối chín chứa ít tinh bột kháng hơn chuối xanh, nhưng chứa nhiều đường.
Nên ăn chuối còn xanh, gần chín vì có hàm lượng đường thấp hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Điều này có nghĩa là chuối chín hoàn toàn có GI cao hơn và sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh hơn chuối chưa chín.
Chuối xanh chứa tinh bột kháng, không làm tăng lượng đường trong máu và có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài.
Chuối chín chứa nhiều đường hơn, vì vậy chúng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao hơn.
Số lượng tiêu thụ là rất quan trọng
Ngoài độ chín, cần phải chú ý đến số lượng. Lượng càng nhiều càng chứa nhiều carbs. Nghĩa là 1 quả chuối lớn có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Chuối có an toàn cho những người bị bệnh tiểu đường không?
Không giống như các sản phẩm đường tinh luyện như kẹo bánh, carbs trong trái cây như chuối kèm với chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, chuối cung cấp chất xơ, kali, vitamin B6 và vitamin C và một số chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi
Đối với hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường, trái cây - kể cả cả chuối - là một lựa chọn lành mạnh, theo Health Line.
Tuy nhiên, một số người phải theo chế độ ăn ít carb, cần phải hạn chế lượng carb tiêu thụ. Nghĩa là các loại thực phẩm có hàm lượng carb cao hơn, kể cả chuối, phải được hạn chế trong chế độ ăn ít carb.
Đối với người bệnh tiểu đường, nếu bác sĩ cho phép ăn chuối, cần phải lưu ý đến độ chín và số lượng để giảm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi kế hoạch ăn uống.
Người bệnh tiểu đường có thể ăn chuối như một phần của kế hoạch ăn uống lành mạnh.
Cách ăn chuối an toàn cho người bệnh tiểu đường
Những lời khuyên sau đây có thể giúp người bệnh tiểu đường giảm thiểu ảnh hưởng của chuối đối với lượng đường trong máu:
Ăn ít trong mỗi lần ăn: Chỉ nên ăn 1 quả chuối nhỏ hoặc nửa quả lớn, để giảm lượng đường nạp vào cơ thể trong một lần ăn.
Ăn chuối gần chín: Chọn chuối không quá chín để hàm lượng đường thấp hơn.
Chia lượng trái cây trong suốt cả ngày: Chia đều lượng trái cây trong ngày để giúp giảm lượng đường huyết và giữ cho lượng đường trong máu ổn định.
Ăn kèm với các loại thực phẩm khác: Ăn chuối cùng với các loại hạt hoặc sữa chua, để giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, theo Health Line.
6 chất dinh dưỡng quan trọng nam giới rất cần nhưng thường bị thiếu Nam giới thường bị thiếu hụt chất dinh dưỡng hơn so với phụ nữ. Các chuyên gia khuyên nên bổ sung các loại vitamin chính quan trọng cho cơ thể. Chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Anh, nhà tư vấn dinh dưỡng Jenny Tschiesche, tiết lộ có một số chất dinh dưỡng đã được khoa học chứng minh là nam giới rất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ

Giải cứu vành tai cho nam thanh niên 22 tuổi mắc ung thư

Thực phẩm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Chống đẩy 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Khoèo chân bẩm sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Chăm sóc trẻ bị hen khi trời trở rét

Ca tử vong thứ 2 nghi do bệnh dại tại Hàm Thuận Bắc

Uống nước lá ổi gây suy thận độ 3, thực hư thế nào?

Dinh dưỡng trong hội chứng Gilbert

Những người có nguy cơ biến chứng do cúm

Người mẹ đặc biệt của trẻ sinh non

7 yếu tố dẫn tới bệnh sởi diễn tiến nặng, nguy cơ tử vong cao
Có thể bạn quan tâm

Xưởng ma túy "khủng" bị triệt phá như thế nào?
Pháp luật
09:29:29 31/03/2025
Doanh thu gây bất ngờ của phim Việt gây ồn ào bằng vụ dùng xe cấp cứu đi ra mắt
Hậu trường phim
09:12:18 31/03/2025
Jun Phạm điển trai cùng fan gom gần 200 triệu đồng giúp các em nhỏ mổ tim
Sao việt
09:09:28 31/03/2025
Hoà Minzy lên tiếng khi bị đặt lên bàn cân so sánh với Sơn Tùng M-TP
Nhạc việt
09:02:03 31/03/2025
Mỹ nữ phản diện đang hot nhất màn ảnh tố cáo bị dàn dựng tin nhắn hạ bệ, 1 nàng thơ cũng là nạn nhân
Sao châu á
08:58:54 31/03/2025
Vào mùa du lịch Hòn Cau
Du lịch
08:22:01 31/03/2025
Mới ra mắt 3 ngày, tựa game này đã làm "dậy sóng" làng game Việt, nguyên do bởi dàn nhân vật quá "thích mắt"
Mọt game
07:55:03 31/03/2025
Sỏi san hô nguy hiểm không?

Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
06:56:33 31/03/2025
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà
Ẩm thực
06:00:57 31/03/2025