Chuối hột rừng
Chuối hột rừng từ lâu đã được đồng bào các dân tộc ở tỉnh Đăk Nông sử dụng để chữa bệnh. Loại cây này thường mọc hoang ở trong rừng, núi cao, nhất là những nơi ẩm ướt.
Khác với các loại chuối hột thông thường, chuối hột rừng có thân, buồng và quả nhỏ hơn, mỗi buồng chuối hột rừng thường có từ 6-9 nải, mỗi nải chỉ từ 10-15 trái.
Chuối hột rừng sau khi chín sẽ được lột vỏ để đem phơi
Theo kinh nghiệm dân gian, toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Ở Tây Nguyên, người ta lại để nguyên cả quả, đem lột vỏ, phơi khô. Chuối hột rừng sau khi phơi khô có thể tán ra làm thuốc, nhưng thông thường được ngâm với rượu cao độ, cho ra một loại rượu có màu vàng, uống thơm và bổ dưỡng, trị đau lưng, nhức mỏi. Theo y học cổ truyền, trái chuối hột rừng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận, huyết áp cao…
Tại Đắk Nông, chuối hột rừng mọc tự nhiên ở nhiều nơi, nhất là tại các xã vùng cao thuộc huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Đắk R’lấp. Song, do nhu cầu lấy đất để canh tác của người dân, cũng như sau một thời gian khai thác để sử dụng, chuối hột rừng đã không còn nhiều như trước.
Phơi từ 4 – 5 nắng là có thể sử dụng
Chị Hoàng Thị Nhậy, bon PhiLơTe 1, xã Đắk Ngo (Tuy Đức) cho biết: Những lúc không làm nương rẫy, người dân chúng tôi thường đi tìm chuối hột rừng mang về bán. Để kiếm được chuối, phải đi lên tận các vùng núi cao, mỗi ngày kiếm được từ 1- 2 tạ chuối xanh, bán cũng được khoảng 200.000 – 300.000 đồng.
Hiện nay, trong bon của chị Nhậy cũng có khoảng vài điểm thu mua chuối hột rừng để bán đi các cửa hàng trên thị xã Gia Nghĩa, thành phố Hồ Chí Minh với giá khoảng 30.000 – 50.000 đồng/kg chuối hột đã phơi khô.
Video đang HOT
Bên cạnh đọt mây, lá bép với rượu cần, nhiều người có dịp đến Đắk Nông cũng thường mua ít chuối hột rừng để mang về nhà, xem như một đặc sản núi rừng để tặng người thân, bạn bè.
Thứ "rau vua" được dùng cả ngàn năm, nay ở Việt Nam trồng nhiều "hốt bạc"
Loại cây này hiện đưa về nguồn thu nhập "khủng" cho nhiều người sau khi trồng.
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã biết dùng loại cây này để làm đồ ăn. Thậm chí, người La Mã còn biết phơi khô để làm đồ ăn cho mùa đông.
Măng tây có thân mọc ngầm trong đất. Có 2 loại măng tây trắng và măng tây xanh. Chúng còn được gọi với cái tên "rau vua".
Đây là loại rau không dành cho người muốn thu hoạch nhanh bởi măng tây mất 3 năm mới có thể thu hoạch đầy đủ.
Tuy nhiên, từ năm thứ 2, cây măng tây có thể đã cho thu hoạch một ít.
Ở Việt Nam, măng tây đã được trồng ở nhiều nơi và đưa lại thu nhập cao cho người dân.
Người trồng có công thức thu hoạch 1-2-4-8 tuần: thu hoạch trong 1 tuần ở năm thứ hai, 2 tuần năm thứ ba, 4 tuần năm thứ tư và lên đến 8 tuần năm thứ năm và năm tiếp theo.
Ở thời điểm thu hoạch, măng tây có thể dài tới 20cm.
Thời điểm buổi sáng là lúc thu hoạch măng tây lý tưởng nhất nhưng cũng có thể thu hoạch loại rau này lúc chạng vạng tối.
Sau năm thứ ba, trong những năm tiếp theo, chồi măng tây sẽ vươn lên vào mùa xuân để thu hoạch.
Loại rau này chứa ít calo, nhiều chất xơ, nguồn vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa nên chúng được nhiều người tìm mua.
Giá bán măng tây khoảng 150.000 đồng/kg. Mức giá này vào loại cao so với những loại rau khác vẫn ăn hằng ngày.
Chúng được dùng ăn kèm với các món thịt nướng hoặc làm súp cua... đây đều là những món có giá trị dinh dưỡng cao.
Rực rỡ Bangladesh Trước đó tôi biết Bangladesh qua những hình ảnh đầy màu sắc của nhiếp ảnh gia Azim Khan Ronnie. Anh là một người bạn tốt của tôi, cùng đam mê nhiếp ảnh và là người đồng hành cùng tôi trên mảnh đất đầy sức sống này. Sau chuyến bay dài đến Dhaka tôi di chuyển ngay đến Bogra, một thị trấn lâu đời...