Chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam: Ưu thế trên sân nhà
Có nhiều tiện lợi khi lựa chọn thi chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam…
Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TPHCM) sử dụng chứng chỉ VSTEP trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp. Ảnh: NTCC
Lệ phí rẻ, thời hạn sử dụng lâu dài, nhiều học sinh đã lựa chọn thi chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm nay. Đặc biệt, việc nhiều trường ĐH đưa chứng chỉ này làm chuẩn đầu vào – đầu ra của sinh viên sẽ thúc đẩy nhu cầu học và thi.
Phù hợp với nhiều học sinh Việt Nam
Những ngày đầu tháng 12, Nguyễn Hồng Hạnh – học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đang tập trung ôn thi để sở hữu chứng chỉ B2 kỳ thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (VSTEP).
Hạnh cho biết, sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ VSTEP giúp em có cơ hội được tuyển thẳng vào một số trường đại học. Cùng với đó, nhiều trường đại học đã quyết định sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP để tuyển sinh, đào tạo và xét công nhận tốt nghiệp cho sinh viên. Do đó, thi VSTEP có nhiều lợi thế khi chi phí chỉ từ 1,5 – 1,8 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với chứng chỉ quốc tế, lại có thời hạn sử dụng lâu hơn.
Tài kỳ tuyển sinh năm 2022, Trần Hồng Nhung – sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội nhờ đạt chứng chỉ B2 VSTEP nên em được tuyển thẳng vào trường. “Đây là bước ngoặt đối với em bởi không có VSTEP, Nhung phải trải qua Kỳ thi tốt nghiệp THPT rất áp lực. Nhờ có VSTEP, quá trình học đại học cũng “dễ thở” hơn rất nhiều”, nữ sinh cho hay.
Video đang HOT
Nhiều trường đại học đã sử dụng chứng chỉ VSTEP là chuẩn đầu vào, đầu ra của sinh viên.
Chia sẻ niềm vui khi trường miền núi có nhiều học sinh đạt chứng chỉ B2 – VSTEP, cô Hà Ánh Phượng – giáo viên Trường THPT Hương Cần (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) cho biết: Để theo học một khóa VSTEP, học sinh có thể học trực tuyến, tự rèn luyện các kỹ năng cho mình. Chi phí của kỳ thi cũng phù hợp với học sinh các tỉnh nghèo, giúp các em có thể tiếp cận với chứng chỉ dễ dàng hơn.
Là cơ sở giáo dục đầu tiên sử dụng kết quả bài thi VSTEP để xét tuyển vào đại học, đại diện Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội thông tin: Từ năm 2022, đơn vị sử dụng VSTEP trong phương thức tuyển sinh 2 – xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ.
Đối tượng xét tuyển là thí sinh tốt nghiệp THPT, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT; có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Ngoại ngữ quy định; có chứng chỉ ngoại ngữ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày dự thi tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Theo PGS.TS Hà Lê Kim Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ, chứng chỉ VSTEP đã khẳng định được uy tín từ nhiều năm nay, chất lượng sinh viên tuyển thẳng từ chứng chỉ VSTEP luôn đảm bảo. Từ quá trình xây dựng bài thi đến thực hiện, tổ chức thi cùng uy tín của chứng chỉ VSTEP, có thể khẳng định đã có căn cứ đề xuất công nhận kết quả bài thi VSTEP để xét miễn thi ngoại ngữ trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cùng với đó, cần khuyến khích các trường đại học sử dụng kết quả bài thi VSTEP để xét tuyển vào đại học.
Học sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Nhu cầu học VSTEP sẽ trở thành tất yếu
Tiếp nối thành công từ Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong mùa tuyển sinh năm 2023, nhiều trường đại học thông tin sẽ sử dụng kết quả của kỳ thi VSTEP. Cụ thể, Đại học Quốc gia TPHCM đề nghị 9 trường thành viên công nhận chứng chỉ tiếng Anh VSTEP của Việt Nam để tuyển sinh, đào tạo và xét công nhận tốt nghiệp.
Ông Phạm Tấn Hạ – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM cho biết: Nhà trường quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong xét điều kiện ngoại ngữ để công nhận tốt nghiệp cho sinh viên từ khóa 2018. Trường sử dụng nhiều loại chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương trình độ B1, B2 như: IELTS, TOEFL iBT, TOIEC… Năm nay, Đại học Quốc gia TPHCM chính thức giao trường chủ động xem xét và công nhận chứng chỉ VSTEP sẽ tạo thuận lợi hơn cho nhà trường. Sinh viên có thể thi lấy chứng chỉ VSTEP để được xét công nhận tốt nghiệp đúng hạn.
Trong khi đó, theo đại diện Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, từ khóa tuyển sinh năm 2023, trường sẽ sử dụng chứng chỉ VSTEP để xét tuyển. Trước đó, từ tháng 4/2021, Trường Đại học Công nghiệp TPHCM được Bộ GD&ĐT cho phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ VSTEP. Nhà trường sử dụng chứng chỉ VSTEP trong xét chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên, bên cạnh các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Tại Trung tâm Ngoại ngữ Tin học, Học viện An ninh nhân dân, từ vài năm nay, kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh theo khung 6 bậc Việt Nam được nhiều người quan tâm, đăng ký dự thi. Theo TS Nguyễn Thị Phương Lan – Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Tin học, chứng chỉ VSTEP là chuẩn đầu vào, đầu ra của sinh viên Học viện An ninh nhân dân trong năm học tới. Áp dụng chuẩn đầu vào là chứng chỉ VSTEP, nhu cầu học và thi VSTEP tăng hơn nữa, nhu cầu học VSTEP sẽ trở thành tất yếu. Theo khảo sát của Học viện An ninh nhân dân, nếu áp dụng chuẩn đầu ra bằng VSTEP, số lượng thí sinh đăng ký và dự thi sẽ lên đến 12.000 người mỗi năm.
Tuyển sinh đại học năm 2023: Chứng chỉ ngoại ngữ lên ngôi
Việc sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, ngoài việc giúp thí sinh được miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông môn ngoại ngữ, còn được dùng để tuyển sinh đại học trong nhiều năm trở lại đây.
Đáng lưu ý, hiện nay nhiều trường ĐH đã quyết định sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP (trong nước) để tuyển sinh, đào tạo và xét công nhận tốt nghiệp cho sinh viên.
Chứng chỉ ngoại ngữ "nội" sẽ có giá trong mùa tuyển sinh đại học năm 2023. Ảnh: Quang Vinh.
Nhiều trường dùng chứng chỉ tiếng Anh "nội" để tuyển sinh
Theo đó, chứng chỉ ngoại ngữ trong nước được nhắc đến ở đây là VSTEP do các trường ĐH trong nước tổ chức thi và cấp. Bài thi đánh giá năng lực VSTEP được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng khung tham chiếu châu Âu (CEFR) và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. Khung năng lực được chia làm 3 cấp (sơ cấp, trung cấp và cao cấp) và 6 bậc (từ bậc 1 đến bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR).
Mới đây nhất, ĐH Quốc gia TPHCM đã chính thức quyết định về việc sử dụng chứng chỉ tiếng Anh "nội" trong tuyển sinh, đào tạo và công nhận tốt nghiệp tại các trường thành viên.
Ông Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TPHCM cho biết: Nhà trường quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh, sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong xét điều kiện ngoại ngữ để công nhận tốt nghiệp cho sinh viên từ khóa 2018. Trường sử dụng nhiều loại chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương trình độ B1, B2 (tùy ngành và chương trình đào tạo) như: IELTS, TOEFL iBT, TOIEC (4 kỹ năng)...
Hiện nay trong hệ thống ĐH Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là đơn vị được Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT cho phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ VSTEP bậc 3-5 (tương đương trình độ B1, B2, C1).
Bên cạnh đó, đại diện Trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết, trường quyết định từ khóa tuyển sinh năm 2023 sẽ sử dụng chứng chỉ VSTEP để xét tuyển. Trước đó, từ tháng 4/2021, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM đã được Bộ GDĐT cho phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ VSTEP. Nhà trường sử dụng chứng chỉ VSTEP trong xét chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên, bên cạnh các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế.
Còn Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng đã sử dụng chứng chỉ VSTEP để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển ĐH từ năm 2022.
Mong chứng chỉ "nội" được chấp nhận rộng rãi
Tháng 8/2022, Cục Quản lý chất lượng, Bộ GDĐT công bố, cả nước có 25 trường ĐH, học viện được tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung này. Trong đó có 10 trường ĐH ở Hà Nội, 8 trường ở TPHCM.
Các chuyên gia cho rằng do quy trình, cách thức đánh giá và đề thi chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam chưa tạo được uy tín đối với xã hội, nhất là đối với các trường ĐH và hơn nữa chưa được các nước công nhận nên giá trị sử dụng vẫn còn nhiều hạn chế, ít người học; chỉ được dùng để bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy trong các trường phổ thông. Hơn nữa, chứng chỉ VSTEP chưa được thế giới công nhận nên các trường ĐH, thí sinh chọn chứng chỉ quốc tế cũng là điều hợp lý.
Trường ĐH Hà Nội, đơn vị được Bộ GDĐT cho phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ VSTEP cũng cho hay những năm trước, nhà trường không xét chứng chỉ này. Thời gian tới, khi họp Hội đồng tuyển sinh năm 2023, sẽ đưa nội dung có được sử dụng chứng chỉ VSTEP trong tuyển sinh hay không ra xem xét.
Được biết, cho đến thời điểm hiện tại, dù Bộ GDĐT là nơi ra đề thi, cấp phép cho các trường ĐH tổ chức thi và cấp chứng chỉ, nhưng Bộ vẫn chưa chấp nhận chứng chỉ VSTEP để miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh.
Theo PGS.TS Hà Lê Kim Anh - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, từ quá trình xây dựng bài thi đến thực hiện, tổ chức thi cùng uy tín của chứng chỉ VSTEP, có thể khẳng định đã có căn cứ đề xuất công nhận kết quả bài thi VSTEP để xét miễn bài thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cùng với đó, cần khuyến khích các trường đại học sử dụng kết quả bài thi VSTEP để xét tuyển vào ĐH.
Tuyển sinh 2023: Chấp nhận chứng chỉ ngoại ngữ 'nội' Từ năm 2023, nhiều trường đại học của Việt Nam sẽ sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ do chính các trường trong nước cấp để tuyển sinh. Chứng chỉ ngoại ngữ "nội" được nhắc đến ở đây là VSTEP (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) do các trường đại học trong nước tổ chức thi và cấp. Bài thi đánh giá năng lực...