Chùm ảnh: Trầm trồ với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ qua từng tháng
Loạt ảnh dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quá trình em bé hình thành và lớn lên trong bụng bạn như thế nào.
Hơn ai hết, các mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ nhất sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, nhưng khi ngắm tận mắt những hình ảnh minh họa này, hẳn ai cũng phải ngạc nhiên vì các em bé đã có những bước tiến ngoạn mục qua các tuần thai.
Quá trình thụ tinh, hay còn gọi là thụ thai, xảy ra khi tinh trùng gặp và kết hợp với trứng. Tại thời điểm này, sự hình thành cấu trúc di truyền đã hoàn tất, bao gồm cả giới tính của em bé. Trong vòng 3 ngày sau thụ thai, trứng được thụ tinh đang phân chia rất nhanh thành nhiều tế bào. Nó đi qua ống dẫn trứng vào tử cung rồi gắn vào thành tử cung. Nhau thai, sẽ nuôi dưỡng em bé, cũng bắt đầu hình thành.
4 tuần thai
Tại thời điểm này, em bé đang phát triển các cấu trúc sẽ tạo thành hình khuôn mặt và cổ. Tim và mạch máu vẫn tiếp tục phát triển. Phổi, dạ dày và gan bắt đầu phát triển. Biện pháp thử thai tại nhà sẽ cho kết quả dương tính.
8 tuần thai
Em bé bây giờ có kích thước hơn 1,27cm. Mí mắt và tai đang hình thành, và bạn có thể thấy chóp mũi của bé. Cánh tay và chân đã hoàn thiện. Các ngón tay và ngón chân dài hơn và định hình rõ nét hơn.
12 tuần thai
Em bé có kích thước hơn 5cm và bắt đầu thực hiện các chuyển động của riêng mình. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy đỉnh tử cung phía trên xương mu. Bác sĩ có thể nghe thấy nhịp tim của bé với các dụng cụ đặc biệt. Các cơ quan sinh dục của bé bắt đầu trở nên rõ ràng.
16 tuần thai
Hiện tại, em bé có kích thước khoảng 11- 11,7cm và nặng khoảng 99g. Bạn có thể cảm thấy đỉnh tử cung cách tầm 7,6cm dưới rốn. Bé có thể chớp mắt. Còn tim và mạch máu đã được hình thành đầy đủ. Ngón tay và ngón chân có dấu vân tay.
20 tuần thai
Bé nặng khoảng 283,5g và dài hơn 15cm một chút. Tử cung của bạn lúc này phải ở ngang rốn. Bé có thể mút ngón tay cái, ngáp, duỗi và cử động cơ mặt. Sớm thôi – nếu bạn vẫn chưa trải nghiệm – bạn sẽ cảm thấy bé di chuyển, hay còn gọi là đạp lần đầu trong bụng mẹ.
Thời điểm siêu âm
Siêu âm thường được thực hiện cho tất cả phụ nữ mang thai ở tuần 20. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ đảm bảo rằng, nhau thai khỏe mạnh và được nối bình thường với bé và em bé đang phát triển đúng cách. Bạn có thể thấy nhịp tim và chuyển động cơ thể, cánh tay và chân em bé trên màn hình siêu âm. Thông thường, bạn cũng sẽ biết bé là trai hay gái ở tuần 20. Trong ảnh là hình siêu âm 2D (hình nhỏ) tương phản với siêu âm 4D, cả hai đều ở tuần thứ 20.
Video đang HOT
24 tuần thai
Hiện tại, bé nặng khoảng 635g và phản ứng với âm thanh bằng cách di chuyển hoặc tăng mạch đập. Bạn có thể nhận thấy chuyển động giật cục nếu bé nấc. Với việc tai trong đã phát triển đầy đủ, bé có thể cảm nhận được việc lộn ngược trong bụng mẹ.
28 tuần thai
Em bé nặng khoảng 1,1kg và thường xuyên thay đổi tư thế vào thời điểm này trong thai kỳ. Nếu bạn phải sinh ngay lúc này, rất có thể em bé sẽ sống sót. Hỏi bác sĩ về các dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ sinh non. Bây giờ là thời gian để đăng ký các lớp sinh nở. Chúng sẽ chuẩn bị cho bạn nhiều khía cạnh của việc sinh nở, bao gồm chuyển dạ, sinh con và chăm sóc trẻ sơ sinh.
32 tuần thai
Em bé nặng hơn 1,8kg và chuyển động nhiều hơn trong bụng bạn. Da bé có ít nếp nhăn hơn khi một lớp mỡ bắt đầu hình thành dưới da. Từ giờ đến khi sinh, bé sẽ tăng tới mức bằng một nửa cân nặng khi sinh. Hãy hỏi bác sĩ cách làm biểu đồ chuyển động của thai nhi. Bạn cũng nên suy nghĩ về việc cho con bú mẹ. Bạn có thể nhận thấy một chất lỏng màu vàng rỉ ra từ ngực. Đó là sữa non, nó cho thấy ngực sẵn sàng để tiết sữa. Hầu hết phụ nữ đi khám thai 2 tuần một lần ở giai đoạn này của thai kỳ.
36 tuần thai
Các em bé khác nhau về kích thước, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn giới tính, số lượng thai nhi và chiều cao, cân nặng của cha mẹ. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng chung của bé cũng quan trọng như kích thước thực. Trung bình, một em bé ở giai đoạn này dài khoảng 47cm và nặng hơn 2,7kg. Bộ não phát triển nhanh chóng. Phổi gần như hoàn thiện. Lúc này, đầu bé thường đã nằm hướng xuống khung chậu. Em bé được coi là sinh sớm khi được 37-38 tuần thai; sinh đủ tháng nếu được 39-40 tuần thai; cuối thời hạn nếu được 41 tuần thai và già tháng nếu từ 42 tuần thai trở lên.
Sinh nở!
Thời điểm dự sinh của người mẹ đánh dấu sự kết thúc tuần thứ 40 thai kỳ. Ngày sinh được tính bằng ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Dựa trên điều này, việc mang thai có thể kéo dài từ 38 đến 42 tuần với việc sinh đủ tháng xảy ra vào khoảng 40 tuần. Một số trường hợp sinh già tháng – kéo dài hơn 42 tuần – có thể không thực sự muộn bởi ngày dự sinh có thể không chính xác. Vì lý do an toàn, hầu hết các bé được sinh ra trước 42 tuần. Đôi khi bác sĩ có thể cần phải thực hiện biện pháp giục sinh.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ
Bước vào 3 tháng giữa thai kỳ, em bé đã biết đạp và có tương tác với mẹ khiến mẹ rất thích thú. Vậy mẹ có băn khoăn về sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa diễn ra như thế nào không?
1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 13 đến tuần 15
Thai nhi ở tuần 13
- Thai nhi bắt đầu uống nước ối, nước tiểu được hình thành. Và một chu kỳ đặc biệt trong sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa diễn ra: Uống nước ối -> bài tiết nước tiểu vào buồng ối -> và lại uống nước ối.
- Da của thai nhi phát triển khá hoàn thiện, dù vẫn còn hơi mỏng.
- Các xương bắt đầu dài ra, cứng và chắc hơn.
Tuần 14
- Bộ phận sinh dục đã thành hình, giới tính của thai nhi được nhìn thấy rõ ràng.
- Cổ dài hơn, định hình rõ hơn. Chi dưới cũng dài hơn khá nhiều.
- Lách của thai nhi đã bắt đầu sản xuất hồng cầu.
Tuần 15
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa diễn ra rất rõ ràng ở tuần 15. Điển hình là các xương dài ra nhanh chóng. Phần da đầu cũng bắt đầu hình thành.
2. Thai nhi từ tuần 16 đến tuần 18
Tuần 16:
- Phần da đầu hoàn thiện hơn, đầu cứng hơn. Phần tai cũng đang hoàn thiện ở giai đoạn cuối cùng.
- Mắt, tay và chân của thai nhi có thể cử động chậm. Tuy nhiên mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được những chuyển động của con.
Tuần 17
- Xương dạng sụn mềm đã cứng hơn thành xương trưởng thành.
- Dây rốn chắc và dày hơn.
Tuần 18
- Bé đã có thể gập khuỷu tay và chân, dù còn vụng về.
- Hình dáng tai hoàn thiện và vào đúng vị trí.
- Hình thành các lớp bao ngoài, bảo vệ dây thần kinh.
3. Thai nhi phát triển ở tuần 19 đến tuần 22
Tuần 19
Đây là tuần đánh dấu ấn tượng sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa. Bởi tất cả các vùng điều khiển 5 giác quan trong não bộ đã được hình thành. Thị - thính - xúc - vị - khứu giác bắt đầu hoạt động. Trong đó thính giác có vẻ phát triển nhanh hơn cả. Thai nhi đã có thể nghe được các âm thanh từ môi trường bên ngoài. Mẹ hãy tích cực cho bé nghe nhạc thính phòng, đọc sách, trò chuyện và hát cho bé nghe nhé.
Tuần 20
- Thai nhi nuốt nhiều nước ối hơn như một cách tập luyện cho hệ tiêu hóa.
- Ruột bắt đầu sản xuất phân su. Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa này sẽ để lại "hậu quả" đến khi trẻ ra đời. Bởi toàn bộ phân su đều được lưu lại trong trực tràng. Bé chỉ đẩy hết phân su ra khỏi cơ thể khi chào đời.
Tuần 21
- Theo dõi sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ là quãng thời gian tuyệt nhất của mẹ. Bởi mẹ có thể cảm nhận được bé. Bé có khả năng liên kết với mẹ. Ở tuần 21, các vận động của thai nhi diễn ra nhiều và mạnh hơn. Mẹ có thể cảm thấy bé đá và nhào lộn. Khi mẹ gọi và nói chuyện với bé, bé có thể tương tác lại bằng cách cử động trong bụng.
- Lông mi đã rõ hơn, lông mày bắt đầu xuất hiện.
Tuần 22
Khi siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa ở tuần 22, mẹ có thể nhìn thấy một em bé hoàn chỉnh, chỉ là với kích thước nhỏ hơn. Các bộ phận cơ thể đã hoàn chỉnh và phát triển cân đối. Các bộ phận trên gương mặt như mí mắt, môi, mũi cũng rõ nét hơn. Bên dưới lợi, mầm răng đã xuất hiện.
4. Tuần 23 đến 26
Tuần 23
- Thính giác phát triển mạnh mẽ, bé rất nhạy cảm với các âm thanh ở môi trường bên ngoài.
- Các mạch máu trong phổi hình thành nhanh chóng, sẵn sàng cho việc hít thở khi bé chào đời.
Tuần 24
- Não phát triển nhanh chóng. Vị giác ngày càng hoàn thiện.
- Trong phổi, các nhánh khí quản bắt đầu hình thành.
Tuần 25
- Tóc bé bắt đầu mọc.
- Lớp mỡ dần tích tụ dưới da. Da trở nên trơn nhẵn, không còn nhăn nheo.
Tuần 26
- Thính giác tiếp tục phát triển nhờ mạng lưới dây thần kinh trong tai dần hoàn thiện hơn.
- Thai nhi hít nước ối như một cách tập luyện cho việc hô hấp khi chào đời.
Tuần 27 - mốc cuối cùng trong sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ
- Thai nhi có thể nhắm và mở mắt.
- Chu kỳ ngủ - thức đúng giờ và đều đặn hơn.
- Mô não phát triển, não hoạt động rất tích cực.
- Khi siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa ở tuần này, bạn có nhìn thấy bé mút tay.
5 hành động mẹ không nên làm khi mang thai kẻo em bé khó chịu Từng hành động, cảm xúc vui buồn của người mẹ đều ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Vì vậy nếu mẹ làm 5 hành động dưới đây thì chắc chắn thai nhi sẽ cảm thấy khó chịu đấy. Ảnh minh họa Khi mang thai, người mẹ không chỉ cần phải đi khám thai thường xuyên, lưu ý tới chế độ ăn uống,...