Chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật tốt để đi thi
Thí sinh đang rất lo lắng khi sắp bước vào một kỳ thi ‘lịch sử’. Hãy nghe bác sĩ và đại diện Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi tư vấn để có một tinh thần và sức khỏe thật tốt đi thi.
Bác sĩ và đại diện Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi tư vấn cho thí sinh, tình nguyện viên chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi – ẢNH: LÊ THANH HẢI
Chương trình tư vấn “Thi THPT an toàn trong mùa dịch” được truyền hình trực tuyến tại thanhnien.vn, Facebook/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên vào hôm qua 5.8.
Nhiều cách thức mới tiếp sức thí sinh
Anh Lê Xuân Dũng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên (SV) TP.HCM, thành viên Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi, cho biết chương trình năm nay sẽ vận hành theo phương thức rất mới và đặc biệt. Theo đó sẽ giảm số lượng SV tình nguyện để đảm bảo quy định phòng chống dịch bệnh, mỗi điểm sẽ không tập trung quá 20 SV. Mặc dù giảm về số lượng nhưng anh Dũng cho biết hoạt động tiếp sức và hỗ trợ thí sinh (TS) lại tăng lên, vì tại mỗi điểm thi, ngoài đội hình hỗ trợ TS như mọi năm, năm nay sẽ phối hợp với lực lượng chức năng để tổ chức đội hình mới là những người hỗ trợ y tế.
Theo anh Dũng, đội hình hỗ trợ y tế sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng để đảm bảo tình hình sức khỏe cho TS, cũng như hướng dẫn TS thực hiện giãn cách, đo thân nhiệt, sát khuẩn… trước khi vào phòng thi. Đội hình này chủ yếu sẽ là SV tình nguyện thuộc khối ngành y dược.
Video đang HOT
Một điểm mới nữa là tại các điểm thi, đội hình tiếp sức chuẩn bị tất cả các nội dung liên quan đến phòng chống dịch, như: nước rửa tay, khẩu trang y tế… Đặc biệt, ban tổ chức đã chuẩn bị đầy đủ dung dịch khử khuẩn để xịt khuẩn đồ đạc cho TS, cũng như khử khuẩn tất cả các phần quà, vật phẩm trước khi tặng TS.
Thí sinh không cần đeo khẩu trang khi ngồi làm bài thi tốt nghiệp THPT
“Hiện tại, tất cả SV tình nguyện đã được tập huấn kỹ và chuẩn bị sẵn sàng tinh thần, sức khỏe để bước vào những ngày tiếp sức cùng TS. Năm nay, tất cả SV tình nguyện đều được khai báo y tế trước khi tham gia Tiếp sức mùa thi để đảm bảo an toàn trong mùa dịch”, anh Dũng cho biết.
Cũng theo anh Dũng, trong quá trình tham gia Tiếp sức mùa thi, ban tổ chức cũng khuyến khích tình nguyện viên đi phương tiện cá nhân để hạn chế tiếp xúc đông người khi đi xe công cộng, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên trong quá trình tiếp sức, cũng như giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc quá gần. Đặc biệt, ban tổ chức cũng chuẩn bị đầy đủ các loại nước bù khoáng để đảm bảo sức khỏe cho tình nguyện viên xuyên suốt chương trình.
Hỗ trợ xuyên suốt trước, trong và sau kỳ thi
Với tình hình dịch bệnh năm nay, ngoại trừ những hoạt động thường niên như mọi năm, có 3 nội dung mà ban tổ chức đang tập trung để hỗ trợ thật tốt cho TS. Thứ nhất là các hoạt động tuyên truyền, thay vì tiếp xúc trực tiếp thì năm nay đã đẩy sớm lên nền tảng trực tuyến. Thứ hai là trong lúc thi phải tập trung vào các hoạt động đảm bảo an toàn. Đặc biệt năm nay không chỉ mang đến một đội hình và tiếp sức riêng biệt mà phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho TS, người nhà và cả tình nguyện viên. Thứ ba, năm nay chắc chắn sẽ có rất nhiều TS khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh, nên chương trình Tiếp sức mùa thi sẽ có những hoạt động hỗ trợ TS sau mùa thi như các suất học bổng để tiếp sức đến trường cho các em.
Trịnh Văn Hào, Giám đốc marketing Tập đoàn Thiên Long (thành viên Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi 2020)
Nếu trời nắng, đo thân nhiệt cao thì phải làm thế nào?
Tiến sĩ – bác sĩ Phạm Lê Duy, phòng khám dị ứng và miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM, nhận định: “Lúc đầu tôi cũng rất lo lắng khi TS phải đi thi trong tình hình dịch bệnh như thế này, nhưng khi đến đây và nghe Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi chia sẻ về những cách thức hỗ trợ và đồng hành cùng TS, tôi thấy các em nên yên tâm vì cả cộng đồng đang đồng hành cùng các em bằng những cách thức rất thiết thực, hữu hiệu”.
Một TS đặt câu hỏi: “Làm sao để đảm bảo an toàn khi đi thi trong tình hình dịch bệnh như thế này?”. Bác sĩ Duy cho biết nguyên tắc chung là TS nên tránh tập trung đông người, đảm bảo khoảng cách ở phòng thi, đeo khẩu trang ở nơi đông người. Tuy nhiên, ở phòng thi sẽ không có nói chuyện nên khả năng lây nhiễm rất thấp. Bên cạnh đó, quy định tại các địa điểm thi sẽ không mở máy lạnh, các cửa sổ được mở nên không khí được lưu chuyển, sẽ giảm khả năng lây bệnh. Chính vì thế, TS cũng nên an tâm hơn…
Trước câu hỏi của học sinh: “Nếu trời nắng, đo thân nhiệt cao thì phải làm thế nào?”, bác sĩ Duy khuyên: “Việc tăng thân nhiệt do nhiệt độ bên ngoài cũng chỉ xảy ra thoáng qua. Chính vì thế, trong những trường hợp này, TS nên tìm đến nơi bóng râm để ngồi nghỉ và uống thêm nước mát thì thân nhiệt có thể trở lại bình thường rất nhanh sau đó. Vì thế, TS đừng quá lo lắng về vấn đề này”.
Đặc biệt, bác sĩ Duy khuyên những ngày này (trước thời gian thi), TS cần hạn chế ra đường nếu không cần thiết để tránh tình trạng lây nhiễm dịch bệnh. Trong trường hợp nếu có việc cần thiết ra đường thì nên tuân thủ những quy định như rửa tay, đeo khẩu trang để đảm bảo được an toàn.
“Hiện nay, đã có rất nhiều chương trình hỗ trợ và đảm bảo tối đa an toàn cho TS nên chỉ cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt để đi thi. Ăn uống đầy đủ, đặc biệt là ngủ đủ giấc, tức là phải ngủ ít nhất 7 tiếng đồng hồ vì theo nhiều nghiên cứu thì việc ngủ đủ giấc sẽ giảm được nguy cơ nhiễm Covid-19. Bên cạnh đó, phải tập luyện thể dục ít nhất 15 phút/ngày để đảm bảo phong độ tự tin bước vào phòng thi và có hệ miễn dịch thật tốt trong mùa dịch này”, bác sĩ Duy lưu ý.
TP HCM: 5.400 sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi 2020
TP HCM có 5.400 sinh viên tình nguyện sẽ tham gia hỗ trợ thí sinh Tiếp sức mùa thi năm 2020, chương trình do Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TP HCM phối hợp với Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Năm nay, các sinh viên tình nguyện vẫn hỗ trợ thí sinh với các nội dung tương tự các năm trước như: tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh về thông tin tuyển sinh, hướng dẫn phòng thi, xử lý các tình huống khẩn cấp, bảo đảm an ninh trật tự tại các điểm thi... Sinh viên tình nguyện sẽ hỗ trợ giới thiệu chỗ trọ, ký túc xá, bố trí chỗ ăn ở, nghỉ ngơi cho các thí sinh có nhu cầu và sẽ được phát tặng các vật phẩm cần thiết.
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Tổ chức chương trình đã có phương án thành lập đội hình Hỗ trợ y tế thường trực tại các điểm thi, sẵn sàng tác chiến trong những trường hợp cần thiết. Để phục vụ cho công tác phòng dịch, chương trình đã vận động khẩu trang và 5.520 chai nước rửa tay sát khuẩn khô cho 115 điểm thi.
Sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi của TP HCM Ảnh: Mỹ Anh
Chương trình sẽ trao tặng 30 suất học bổng dành cho thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn TP, kịp thời hỗ trợ vật chất và tinh thần để các em an tâm thi cử. Ngoài ra, chương trình làm mới và đẩy mạnh các giải pháp: xây dựng mạng lưới làm việc trực tuyến giữa các đội hình tình nguyện, giữa các điểm thi trong cùng đội hình.
Anh Lê Xuân Dũng, Trưởng Ban Tổ chức chương trình, chia sẻ: "Năm nay, với mục tiêu an toàn là trên hết, chương trình Tiếp sức mùa thi sẽ triển khai nhiều giải pháp triệt để bảo đảm công tác tình nguyện diễn ra giữa mùa dịch cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của thực tế, góp phần vào công tác phòng chống dịch lây lan diện rộng. Mỗi sinh viên tình nguyện là một chiến sĩ bảo vệ bản thân, đồng đội và đặc biệt là thí sinh - đối tượng được hỗ trợ tại 115 địa điểm thi - để công tác tổ chức thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra bình thường, chất lượng, hiệu quả".
5.400 sinh viên tình nguyện sẽ thành lập 21 đội hình tình nguyện thường trực tại 115 địa điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (từ ngày 8 đến 10-8) và các điểm thi đánh giá năng lực, thi các môn năng khiếu (từ ngày 15 đến 30-8).
Một thí sinh bị sốt, cả phòng thi có phải di dời? Nhiều người lo lắng nếu đang trong giờ thi mà một thí sinh bị sốt thì có phải di dời cả phòng thi sang phòng dự phòng? Lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM trả lời về vấn đề này. Chiều ngày 4/8, trao đổi về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT tại địa bàn TPHCM, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó...