Chuẩn bị cho mùa tuyển sinh đại học
Mặc dù các trường đại học áp dụng nhiều phương án xét tuyển nhưng hình thức tuyển sinh theo điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm ưu thế.
Mặt khác, năm nay, sau khi thi xong thí sinh mới tiến hành đăng ký nguyện vọng xét tuyển theo điểm thi. Vì vậy, đây là thời điểm mà các trường đại học chuẩn bị cho mùa cao điểm tuyển sinh.
Thí sinh điểm thi Trường THPT Hoàng Diệu (TP.Long Khánh) vui mừng sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: H.Yến
Hiện nhiều trường đang tu sửa cơ sở vật chất, đầu tư thêm trang thiết bị để có thêm tiện ích phục vụ sinh viên.
* Lưu ý để tránh rớt oan
Từ ngày 22-7 đến 17 giờ ngày 20-8, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần. Việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển đối với các phương thức xét tuyển phải thực hiện theo hình thức trực tuyến trên hệ thống hoặc trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Theo quy chế đã được Bộ GD-ĐT ban hành, dù chọn phương thức xét tuyển nào thì thí sinh cũng cần đăng ký nguyện vọng xét tuyển lên hệ thống chung. Từ danh sách nguyện vọng của thí sinh đăng ký, hệ thống chung sẽ lọc và chọn ra nguyện vọng ưu tiên cao nhất mà thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển. Vì vậy, thí sinh nên sắp xếp nguyện vọng mình mong muốn nhất ở vị trí số 1 để đảm bảo cơ hội trúng tuyển vào ngành yêu thích. Trường hợp trúng tuyển vào nguyện vọng ưu tiên cao nhất nhưng không muốn nhập học, thí sinh có thể từ chối nhập học và tiếp tục xét tuyển ở các đợt bổ sung.
Bộ GD-ĐT yêu cầu đối với các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, trường đại học sử dụng kết quả điểm thi THPT để xét tuyển phải cập nhật ngưỡng đầu vào trước 17 giờ ngày 2-8.
Với quy định nêu trên, thí sinh đã hoàn thành việc dự tuyển vào cơ sở đào tạo theo kế hoạch xét tuyển sớm của cơ sở đào tạo, nếu đủ điều kiện trúng tuyển phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống để được xét tuyển theo quy định. Chẳng hạn, học sinh A đã dự thi đánh giá năng lực và được thông báo đậu vào trường đại học B thì vẫn phải tiến hành đăng ký xét tuyển trên hệ thống. Trong trường hợp này, thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành đã trúng tuyển để được công nhận trúng tuyển chính thức.
Video đang HOT
Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải quy định tất cả thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại trường. Trên cơ sở số thí sinh xác nhận nhập học, trường tổ chức xét tuyển các đợt tiếp theo (nếu có).
Với nhiều quy định mới, thí sinh cần chủ động tìm hiểu để tránh bị rớt oan vì đã đủ điểm trúng tuyển nhưng khi nhập học lại bị loại do không đủ điều kiện sơ tuyển, điều kiện phụ…
* Tạo thuận lợi cho thí sinh
Năm nay, Trường đại học Đồng Nai xét tuyển 13 ngành nghề gồm: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Anh, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Ngôn ngữ Anh, Khoa học môi trường, Quản lý đất đai, Giáo dục mầm non (hệ cao đẳng). Ngoài ra, trường còn dự kiến tuyển sinh thêm 2 ngành gồm: Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử và Việt Nam học (văn hóa – du lịch).
Trường đại học Đồng Nai đang nhận hồ sơ thi năng khiếu (kể chuyện, đọc diễn cảm) ngành Giáo dục mầm non (cả hệ đại học và cao đẳng). Thời gian nhận hồ sơ đến ngày 13-8. Thời gian tổ chức thi năng khiếu dự kiến vào ngày 14 và 15-8. Thí sinh có thể đăng ký và nộp hồ sơ, lệ phí dự thi trực tuyến mà không cần đến tận trường.
Năm 2022, Trường đại học Công nghệ Miền Đông (mã trường: MIT) dự kiến tuyển sinh 3 ngàn chỉ tiêu với 16 ngành đào tạo theo 4 phương thức xét tuyển. Để thu hút người học, nhà trường đã đề ra nhiều chính sách học bổng, hỗ trợ người học hấp dẫn. Cụ thể, Trường đại học Công nghệ Miền Đông quyết định trao tặng 500 học bổng đầu vào trị giá 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, sinh viên đóng học phí một lần cho một hoặc nhiều năm học sẽ được giảm số tiền theo các mức tương ứng: 5%, 12%, 15%, 20% học phí. Nhà trường còn liên kết với ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên vay “vốn” học tập với lãi suất 0%.
Tương tự, Trường đại học Lạc Hồng cũng đề ra chính sách học bổng hấp dẫn. Ngoài ra, nhà trường còn hỗ trợ tân sinh viên 3 tháng ký túc xá, vé xe nhập học và 1 năm luyện nói tiếng Anh miễn phí…
Hiện nay, các trường đại học đang tiến hành sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm thêm trang thiết bị nhằm có thêm thiết chế phục vụ sinh viên và phục vụ đào tạo. Trong đó, Trường đại học Lạc Hồng đã cải tạo lại thư viện nhà trường theo phong cách hiện đại hơn, tạo không gian đọc sách, nghiên cứu thoải mái hơn cho sinh viên. Trường đại học Công nghệ Miền Đông sắp khánh thành nhà thi đấu đa năng và cổng trường mới với diện mạo hoàn toàn khác so với trước đây.
Lo bất bình đẳng vì xét tuyển đại học bằng IELTS, Bộ GD-ĐT lên tiếng
Sau khi một số trường đại học công bố phương án tuyển sinh năm 2022, nhiều thí sinh bày tỏ lo lắng liệu cơ hội vào đại học có sụt giảm khi những phương án xét tuyển sử dụng chứng chỉ này ngày càng gia tăng.
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho hay các thí sinh sẽ không hề bị mất cơ hội vào đại học đúng với năng lực của mình.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, năm 2021, số trường đại học sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển là hơn 92%; số trường sử dụng kết quả học tập bậc THPT (học bạ) để xét tuyển là hơn 77%.
Số liệu này cho thấy hầu như các trường sử dụng 2 phương thức cơ bản nêu trên. Nhưng, điều này chưa quan trọng bằng số chỉ tiêu và số liệu nhập học cụ thể của các trường trong toàn hệ thống.
"Qua thống kê tổng chỉ tiêu mà các trường xác định, cũng như con số nhập học thực tế trong năm 2021, 90% thí sinh nhập học theo 1 trong 2 phương thức: sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập bậc THPT (học bạ). Các thí sinh trúng tuyển bằng phương thức khác tổng số chưa đến 10%. Như vậy, 2 năm vừa qua, xu thế đó gần như không có thay đổi nhiều. Có thể nói, tỉ trọng xét tuyển bằng các phương thức khác là không cao so với tổng thể", bà Thủy phân tích.
Do đó, bà Thủy nhận định, trong năm 2022, với tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể chưa được khống chế hoàn toàn (chưa thuận lợi để tổ chức thi riêng và thi Đánh giá năng lực một cách phổ biến), thì tỉ lệ nhập học đối với các phương thức vẫn có thể tương tự và ổn định như giai đoạn 2020-2021.
"Các năm tiếp theo, khi các trung tâm khảo thí độc lập đi vào vận hành ổn định, tỉ trọng các trường tốp trên sử dụng kết quả này sẽ gia tăng mạnh mẽ (để dần thay thế cho kết quả thi tốt nghiệp THPT). Các kỳ thi riêng do các nhóm trường tổ chức cũng sẽ chiếm tỉ trọng lớn hơn, được chấp nhận rộng rãi hơn, xu hướng sẽ không cao bằng kết quả thi của các trung tâm khảo thí độc lập vì việc tổ chức thi là tốn kém, vất vả; nếu sử dụng dịch vụ đáng tin cậy thì các trường sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ".
Xét tuyển bằng IELTS, TOEFL không phải là tiêu chí duy nhất
Theo bà Thủy, đa phần các trường sử dụng nhiều phương thức để xét tuyển. Một số cơ sở giáo dục đại học thuộc top đầu - các trường có những chương trình chất lượng cao, chương trình tiên tiến học hoàn toàn bằng Tiếng Anh - thì việc sử dụng thêm các tiêu chí như chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEFL trong xét tuyển cũng là điều bình thường, hợp lý, bởi có tính hội nhập quốc tế.
"Tiêu chí về IELTS, TOEFL cũng không phải là tiêu chí duy nhất, mà thông thường các trường còn căn cứ kết hợp cả kết quả học tập hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT. Chưa kể, cũng chỉ một phần chỉ tiêu là được xác định tuyển sinh bằng phương thức này".
Với các thí sinh lo ngại liệu có thiệt thòi, bất công khi khó cạnh tranh nếu các trường thêm tiêu chí IELTS, TOEFL,... bà Thủy cho hay: "Việc tuyển sinh luôn tuân thủ nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp theo các ngành nghề lĩnh vực và phương thức tuyển sinh mà các trường áp dụng, và quan trọng là cũng tùy thuộc nguyện vọng đăng ký của thí sinh vào các phương thức. Do vậy, nếu thí sinh không trúng tuyển ở phương thức này, vẫn có cơ hội trúng tuyển bằng phương thức khác theo đúng năng lực của thí sinh, trong bối cảnh cạnh tranh với các thí sinh khác có cùng nguyện vọng".
Bà Thủy cũng cho rằng, hiện nay, hầu hết các trường sử dụng phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT (chỉ trừ các trường tuyển sinh năng khiếu). Do đó, nếu có năng lực và đủ quyết tâm, ôn tập tốt, tinh thần vững vàng, các em vẫn hoàn toàn có thể trúng tuyển, không hề mất cơ hội.
"Tôi cũng rất chia sẻ với lo lắng sẽ khó trúng tuyển vào các trường thuộc tốp đầu, cạnh tranh rất cao của các thí sinh. Tuy nhiên, nếu xác định mục tiêu phù hợp năng lực và nỗ lực hết mình thì tôi cho rằng các em không mất cơ hội vào đại học mà mình yêu thích.
Có một thực tế là, trong 2 năm qua, do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, một số thí sinh đã ôn luyện và thi được các chứng chỉ IELTS, TOEFL nhưng không thực hiện được mục tiêu chính là du học nên các em cũng đã dùng kết quả đó để đăng ký và nhập học vào các trường trong nước. Do vậy, điều này có thể khiến thí sinh sử dụng chứng chỉ này để đăng ký xét tuyển cao hơn một chút so với trước. Tuy nhiên, số chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS, TOEFL,... không quá nhiều và chủ yếu là dành cho các ngành/chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Bởi lẽ, khi không có khả năng tiếng Anh tốt thì các thí sinh cũng khó có thể học tốt hay theo kịp chương trình đào tạo".
Bà Thủy cho rằng, với xu hướng quốc tế hóa giáo dục đại học hiện nay, với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ cao cho công dân toàn cầu, thì việc các trường đại học (nhất là các trường hàng đầu) sử dụng các tiêu chí chuẩn hóa quốc tế, được công nhận rộng rãi trên thế giới (như SAT, ACT, IELTS...) để tuyển sinh cũng là điều dễ hiểu và đáng được ghi nhận.
"Có như vậy, cùng với các nỗ lực khác, giáo dục đại học Việt Nam cũng sẽ dần đối sánh được với các nước khác trên thế giới và khu vực, đồng thời tiếp tục thu hút hơn nữa thí sinh nước ngoài tới học. Điều này cũng đúng theo quyền tự chủ kèm theo trách nhiệm giải trình trong công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học".
Xu hướng tuyển sinh đại học 2022 sẽ không thay đổi nhiều?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT
Tuy nhiên, từ phía Bộ GD-ĐT, bà Thủy cho hay, Bộ cũng khuyến cáo các trường khi đưa ra những phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh thì cần đảm bảo sự ổn định, tránh việc gây xáo trộn, biến động lớn ảnh hưởng đến việc học tập và ôn luyện của thí sinh.
"Khi có những thay đổi lớn thì các trường cần thông báo trước với xã hội, dự trù thời gian để thí sinh có thời gian chuẩn bị cho việc ôn luyện. Các tiêu chí tuyển sinh cần phù hợp với ngành đào tạo và phân loại được thí sinh, việc xét tuyển thực hiện trên cùng thang đo, trên một mặt bằng chung nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào, tăng cường cả chất lượng đào tạo, để xây dựng và khẳng định uy tín của nhà trường. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, giảm áp lực cho thí sinh, đảm bảo công bằng giữa các đối tượng thí sinh, công bằng giữa các cơ sở đào tạo, các vùng miền, khu vực", bà Thủy nhấn mạnh.
Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, các thí sinh và phụ huynh không nên quá lo lắng, bởi xu hướng mùa tuyển sinh năm 2022 cũng sẽ không thay đổi quá nhiều, phương án tuyển sinh về cơ bản sẽ giữ ổn định tương đối so với năm 2020, 2021. Thay vào đó, cần tập trung vào việc học tập, ôn luyện, tránh hoang mang bởi những thông tin không chính thống.
Bê bối khiến đại học hàng đầu nước Mỹ bị đá bay khỏi bảng xếp hạng Tạp chí U.S. News đã thẳng tay loại Đại học Columbia (Mỹ) ra khỏi danh sách các trường đại học tốt nhất nước Mỹ năm 2022 vì không thể chứng minh được dữ liệu đã gửi trước đó để xét điểm xếp thứ hạng. Trước đó vào tháng 9/2021, U.S. News xếp Đại học Columbia ở vị trí thứ 2 (bằng thứ hạng...