Chuẩn bị bó bột cho cháu bé 3 tuổi bị cô giáo mầm non làm gãy chân
Khi có một số bé trong lớp ăn chậm, trong đó có bé P., cô giáo viên chủ nhiệm lớp mầm đã bế bé lên và gác chân phải của bé lên cổ khiến chân bé bị gãy.
Đến ngày 6-11, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết bé Đ.G.P. (3 tuổi, ngụ xã Xuân Bình, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) hiện đang điều trị tại khoa Ngoại chỉnh hình của bệnh viện, đang trong quá trình chuẩn bị bó bột. Cháu bị gãy xương đùi, hiện chân đang được kéo tạ (giúp điều chỉnh xương, ngăn ngừa co rút cơ…) trong quá trình điều trị hồi phục. Theo dự tính, khoảng 1 tuần nữa cháu mới được xuất viện và sẽ phải tái khám trong quá trình hồi phục.
Bé P. bị gãy chân hiện đang điều trị phục hồi tại bệnh viện (ảnh: Vietnamplus)
Video đang HOT
Bé P. gặp sự cố gãy chân khi đang đi học và do cô giáo mầm non gây nên sự cố này. Liên quan vụ việc, hiện ngành giáo dục địa phương đã có quyết định tạm đình chỉ công tác 1 tháng đối với giáo viên này để tiếp tục làm rõ.
Về nội dung vụ việc, Phòng GD-ĐT TP Long Khánh, nơi bé học, cũng đã có báo cáo gửi Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai. Theo báo cáo của Phòng GD-ĐT Long Khánh, vào ngày 28-10, cô Phạm Thị Thanh Thủy, giáo viên chủ nhiệm lớp mầm 3 Trường mầm non Họa Mi (phường Xuân Bình, TP Long Khánh) cho trẻ học tại đây ăn trưa, trong khi ăn có một số bé trong lớp ăn chậm hơn, trong đó có bé P., nên cô Thủy đã bế bé lên và gác chân phải của bé lên cổ.
Lúc này, bé kêu đau, cô Thủy đã đưa bé đi khám siêu âm, các bác sĩ chẩn đoán bé bị gãy xương đùi. Sau đó, cô Thủy cùng nhà trường báo sự việc cho gia đình bé P. và đưa bé vào bệnh viện, sau đó bé được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM).
Hiện tại, Trường mầm non Họa Mi đã tiến hành kiểm điểm và trước mắt đình chỉ công tác đối với bà Thủy trong 1 tháng, nhà trường cũng đã thăm hỏi, hỗ trợ gia đình cháu bé. Cô giáo Thủy cũng đã chân thành xin lỗi gia đình.
Bé 6 tháng tử vong khi ngủ cùng bố mẹ: Bác sĩ cảnh báo điều ít ai để ý
Cháu bé mắc kẹt giữa thành nệm và bức tường khi ngủ cùng bố mẹ. Bé được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhưng khi tới nơi thì đã ngưng tim, ngưng thở. Cuộc hồi sức kéo dài 1 giờ không thể đem lại phép mầu.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhi giấu tên, địa chỉ ở quận 8 (TP HCM). Cháu bé mới 6 tháng tuổi, được nhập viện vào ngày 3-11 vừa qua, đến trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở do bị ngạt thở.
Kết quả kiểm tra cho thấy đồng tử giãn, mất phải xạ ánh sáng, trương lực cơ tương đối cứng, mất phản xạ hầu họng - là các dấu hiệu cho thấy cháu đã tử vong khá lâu. Các bác sĩ của khoa Cấp cứu vẫn cố hồi sức cho cháu khoảng 1 giờ để tìm kiếm hy vọng, nhưng phép mầu đã không xảy xa.
Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Ảnh mang tính chất minh họa)
Theo lời kể của phụ huynh, lần cuối cùng bố mẹ biết cháu còn sống là khoảng 4 giờ sáng cùng ngày, bé khóc và được cho bú sữa. Bú xong, bé được đặt nằm ngủ cạnh bố trên giường nệm sát mặt đất, độ dày nệm khoảng 26 cm, trong khi người mẹ xuống nhà ăn sáng rồi đi chợ. Đến 7 giờ người bố thức dậy không thấy con đâu, tìm mãi mới thấy bé nằm sấp, úp mặt, kẹt cả thân người trong khoảng hở giữa thành nệm và tường nên lập tức ẵm bé đi cấp cứu nhưng đã không còn kịp.
Qua phân tích ca tử vong, các bác sĩ đã quyết định kể lại ca bệnh để các phụ huynh có con nhỏ lưu ý và tránh tình huống đáng tiếc. Bởi lẽ, trẻ tử vong do ngủ cùng bố mẹ là dạng tai nạn được cảnh báo khắp thế giới. Trong trường hợp này, bé đã biết lật nên tự lật và mắc kẹt, nguyên nhân tai nạn được các bác sĩ đánh giá là do thiết kế giường người lớn không an toàn như nôi trẻ em.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), cần tuân thủ nguyên tắc vàng ABC để trẻ nhỏ được ngủ an toàn. A là "Alone", tức "một mình", vì thế giới ghi nhận trẻ nhỏ bị người lớn nằm cùng đè ngạt. B là "back", tức "lưng" - nằm bằng lưng của mình, nghĩa là nằm ngửa, bởi nhiều bé bị đặt nằm sấp cũng bị ngạt vì không tự xoay ngửa lại được khi cần thiết. C là "Crib" - "nôi", thành nôi phải chắc chắn, khoảng hở song chắn không quá rộng và không có khả năng khiến bé bị lọt, kẹt như giường của người lớn. Nôi nên đặt cạnh giường bố mẹ.
Cách nào hạn chế tổn thương tâm lý trẻ em sau bão lũ? Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do bão lũ gây ra. Trẻ em là đối tượng mong manh, dễ bị thương tổn tâm lý trầm trọng nhất. Người lớn chính là chỗ dựa còn lại cho con trẻ sau bão lũ đau thương - Ảnh: Sơn Vinh Hiện nay, các tỉnh miền Trung đang phải...