Chữa sốt phát ban ở trẻ: 2 bài thuốc dân gian cực tốt, khỏi bệnh sau vài ngày nhưng ít người biết
Vào thời điểm thời tiết thay đổi thất thường như mùa hè, rất nhiều bệnh dịch có thể xảy ra như thủy đậu, sốt xuất huyết, tiêu chảy… đặc biệt là sốt phát ban.
Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là những virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt bệnh có thể tự lành sau 5-7 ngày.
Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam) đã đưa ra 2 bài thuốc trị sốt phát ban cho trẻ hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:
Bài thuốc 1: Lá bạc hà 4g, kim ngân 4g, kinh giới 6g, sài đất 4g, lá dâu (tang diệp) 6g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Phụ huynh có thể sử dụng lá bạc hà để trị sốt phát ban cho trẻ.
Bài thuốc 2 : Cam thảo nam 6g, kim ngân 10g, kinh giới 12g, sài đất 10g, bạc hà 8g, bồ công anh 10g, ké đầu ngựa 10g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Sốt phát ban là căn bệnh lành tính không để lại di chứng, tuy nhiên nếu xuất hiện ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây nên các dị tật bẩm sinh ở tim, giác mạc, điếc…
Vì sốt phát ban có thể lây sang người khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban, do đó phòng bệnh bằng cách ly hiệu quả không cao. Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm chủng. Khi mắc bệnh không nên kiêng gió, kiêng nước…
Video đang HOT
Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc trẻ để bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn:
- Để con nghỉ ngơi trên giường đến khi khỏi hẳn sốt.
- Nếu bé sốt cao hơn 38 độ C, bố mẹ có thể cho bé uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chườm mát cho trẻ bằng nước ấm.
- Khuyến khích bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước chanh, nước ép trái cây tươi…
- Phụ huynh có thể cho bé dùng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để làm dịu tình trạng viêm sưng, đau ở cổ họng. Nên cẩn thận khi dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.
- Thức ăn cho trẻ nên là thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, súp…
- Lau sạch mũi cho bé.
(Tổng hợp)
Theo afamily
Biến chứng bệnh thủy đậu có thể gây viêm não, tử vong: Cha mẹ đừng chủ quan mà có thể mất con
Mùa hè năm nay, do tình hình thời tiết thay đổi thất thường nên những căn bệnh dễ lây nhiễm như thủy đậu, sởi, zona thần kinh... vẫn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Hiện tại, số ca mắc bệnh thủy đậu vẫn đang tiếp diễn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nhiều trẻ em. Nếu như bố mẹ không có sự đề phòng hoặc chữa trị kịp thời thì khả năng con phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm là rất cao.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Thủy đậu là căn bệnh do virus Varicella zoster gây ra, thường bùng phát dịch vào mùa xuân nhưng cũng có thể xảy ra quanh năm. Bệnh sẽ xuất hiện 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, có thể khởi phát đột ngột với các triệu chứng như sau:
- Sốt, đau đầu, đau cơ.
- Có cảm giác hơi ngứa ngáy.
- Nổi mụn nước: Mụn nước có kích thước từ l - 3mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.
Nếu không phải đối mặt với biến chứng, bệnh sẽ kéo dài từ 7-10 ngày. Các nốt mụn sẽ khô dần, bong vảy, thâm da ở nơi có nổi mụn nước. Trong trường hợp bị nhiễm nhiễm thêm vi khuẩn, mụn nước có thể để lại sẹo.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Dù thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời thì cũng rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Một số biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra bao gồm:
Viêm não, viêm màng não: Biến chứng này có thể gây ra tử vong nếu điều trị không kịp thời, đi kèm với các dấu hiệu nhận biết như sốt cao, co giật, người hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.
Viêm phổi: Đây là biến chứng thường xảy ra ở người lớn, xuất hiện ở ngày thứ 3-5 của bệnh với các biểu hiện như ho, ho ra máu, tức ngực, khó thở.
Viêm tai ngoài, tai giữa: Trẻ có thể bị viêm tai nếu mụn thủy đậu mọc trong tai gây viêm loét, lở ngứa.
Viêm thanh quản: Nếu mụn thủy đậu mọc trong khoang miệng hay niêm mạc miệng thì có thể gây ra viêm thanh quản.
Viêm cầu thận cấp: Nếu trẻ bị thủy đậu nặng sẽ gây ảnh hưởng đến thận, gây ra viêm thận, viêm cầu thận cấp cùng các dấu hiệu như tiểu ra máu, suy thận.
Viêm gan: Đây là một biến chứng ít khi xảy ra, biểu hiện thường chỉ là buồn nôn, khó tiêu, hệ miễn dịch giảm.
Thủy đậu có thể gây ra biến chứng viêm não, viêm màng não.
Zona thần kinh: Khi đã khỏi bệnh, virus thủy đậu vẫn tiếp tục tồn tại ở rễ dây thần kinh. Bất cứ khi nào hệ thần kinh suy yếu thì virus này sẽ tái hoạt động và gây ra bệnh Zona (giời leo).
Hội chứng Reye: Trong quá trình bị thủy đậu mà sử dụng thuốc Aspirin thì người bệnh sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng Reye - căn bệnh liên quan đến não và thoái hóa mỡ gan, đi kèm là các dấu hiệu như hôn mê, co giât, gan phình to, xuất huyết nội tạng, não bị phù...
Biến chứng thủy đậu đối với phụ nữ có thai: Thai phụ bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh và 2 ngày sau khi sinh sẽ khiến em bé bị nhiễm thủy đậu từ mẹ, từ đó gây ra dị tật, nặng hơn là tử vong.
Cách phòng ngừa thủy đậu
Cách ngừa bệnh thủy đậu an toàn và hiệu quả nhất chính là tiêm vaccine thủy đậu. 90% người đã tiêm chủng có khả năng miễn dịch tuyệt đối vơi bệnh, 10% còn lại vẫn có khả năng mắc thủy đậu sau tiêm chủng, tuy nhiên các trường hợp này thường bị rất nhẹ, không hề có biến chứng.
Cách tiêm vaccine với từng độ tuổi khác nhau, cụ thể:
Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào: Tiên 2 mũi, cách nhau từ 4-8 tuần.
Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào: Tiêm 1 mũi.
Theo afamily
Thanh Hóa: Nắng nóng, mỗi ngày bệnh viện Nhi tiếp nhận 500-700 bệnh nhân Do nắng nóng cao điểm, những ngày vừa qua, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã tiếp nhận số bệnh nhân tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày, có tới 500-700 bệnh nhân tới khám và điều trị với các bệnh chủ yếu về hô hấp và tiêu hóa... Bệnh nhi đến khám và nhập viện chủ yếu từ 2 tháng đến 3 tuổi...