Chữa sốt do nắng nóng bằng quả me
Quả me là quả của cây me, quả màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng. Cùi thịt quả non rất chua trong khi cùi thịt của quả chín có vị ngọt hơn.
Theo nghiên cứu hiện đại, trong quả me có nhiều vitamin C, B, khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid… giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, giảm khẩu vị do mang thai. Trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, vị chua mặn giúp giải nhiệt. Me là loại quả dân dã được bán nhiều ở các chợ nhất là vào những tháng đầu hè.
Quả me không chỉ là gia vị chế biến các món ăn mát bổ trong mùa hè như canh cá, nước rau muống luộc dầm me, làm ô mai… mà còn là vị thuốc. Thuốc từ quả me rất dễ làm mà chữa bệnh lại hiệu quả. Trong Đông y, quả me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Chữa các bệnh: phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn; chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa; trị chứng hay chảy máu chân răng; chữa sốt do nắng nóng…
Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn: Quả me xanh 30g, đường trắng 10g. Me cạo vỏ cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, chia uống 3 lần trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp. Hoặc ngày ngậm 5 – 7 lần ô mai me.
Video đang HOT
Quả me.
Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa: Ngậm ô mai me vài lần trong ngày. Cách làm ô mai me: Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường đủ ngọt. Đun nhỏ lửa, đảo đều cho bay bớt nước. Trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai. Bài thuốc này vừa đơn giản mà lại hiệu quả.
Trị chứng hay chảy máu chân răng: 3 – 5g thịt từ quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, uống vào buổi sáng sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày. Hoặc 20g quả xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong. Uống từ 5 – 7 ngày.
Giải nhiệt ngày hè: 20g thịt quả me chín pha với 200ml nước, khi pha cho thêm ít đường, khuấy đều, uống hàng ngày. Cách làm này rất đơn giản mà hiệu quả trong những ngày hè nóng bức.
Chữa sốt do nắng nóng: 15g quả me xanh đã nạo vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong. Bài thuốc này, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng, người bệnh cảm thấy thèm ăn.
Giúp giảm đau nhức xương khớp: 100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức, nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Mỗi liệu trình trong 7 ngày.
Theo SKDS
Lá ổi giã nát đắp chữa vết giời leo
Lá ổi không chỉ có tác dụng tốt trong chữa bệnh đường tiêu hóa mà còn tránh được tổn thương gan do hóa chất và chữa bệnh vàng da.
Theo dược học cổ truyền, lá ổi có vị đắng sáp, tính ấm, công dụng tiêu thũng, giải độc, cầm máu. Đặc biệt, lá ổi chứa tinh dầu, trong đó có alpha-limonen, beta-sitosterol, axit maslinic, axit guajavalic. Trong lá ổi non và búp ổi còn có 7 - 10% tanin, khoảng 3% nhựa. Lá ổi được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy có kết quả tốt do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột đồng thời còn có tác dụng kháng khuẩn.
Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa tiết tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, sang thương xuất huyết, tiêu khát (đái tháo đường), băng huyết.
Lá ổi chữa bệnh vàng da
Chữa tiêu chảy: Dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12 - 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 - 12g, vỏ quýt khô 10 - 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Có thể thêm đường cho dễ uống. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh kết quả rất tốt.
Chữa viêm dạ dày - ruột cấp tính: Lá ổi non 30g, cắt nhỏ, sao chung với một nắm gạo, sau đó cho 500ml nước vào, sắc còn 200ml, lọc lấy nước chia làm hai lần uống trong ngày vào lúc bụng đói.
Chữa bệnh zona (thường được gọi nôm na là giời leo): Lấy 100g búp ổi non rửa sạch, phèn chua 10g, muối 1g. Cho tất cả vào cối sạch giã nhỏ, thêm ít nước sạch vào trộn đều. Dùng nước thuốc này bôi lên chỗ đau.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Y dược Krupanidhi (Ấn Độ) phát hiện ra rằng, chất bột chiết xuất từ lá ổi có thể bảo vệ gan khỏi các tổn hại. Thử nghiệm trên loài chuột cho thấy, những con chuột được cho ăn chất bột chiết xuất từ lá ổi đã tránh được nguy cơ tổn thương ở gan do hóa chất gây ra, trong khi những con chuột không dùng thì gan bị hư hại nặng.
Giới chuyên gia tin rằng, các chất chống oxy hóa có trong lá ổi đã phát huy công dụng ngăn ngừa bệnh. Ngoài ra, nước sắc từ lá ổi có thể chữa chứng vàng da trong 3 ngày.
TS Phạm Xuân
Theo Bee
Vị thuốc lạ từ sấu Chúng ta thường chỉ có thói quen dùng quả sấu để nấu ăn, làm mứt, nước uống, ít ai biết sấu có thể làm thuốc, ngay cả hoa, lá và vỏ sấu. Sấu có tên gọi là Sấu đắng hay Long cóc, thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Mùa hoa vào tháng 5-7, mùa quả vào tháng 8-10. Sấu ra hoa quả nhiều...