Chữa rối loạn tiêu hóa nhờ bài thuốc nam
Những bài thuốc nam chữa rối loạn tiêu hóa sau đây có thể áp dụng cho mọi đối tượng, đặc biệt là dành cho trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một trong những căn bệnh thường gặp ở mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Một số triệu chứng thường thấy ở người bệnh như phân lỏng, liên tục nhiều ngày liên, bụng bị sôi có trường hợp bụng bị chướng, ăn kém và chậm tiêu. Riêng trẻ nhỏ sẽ thấy đi ngoài nhiều lần, phân có bọt, mùi chua hay khắm, hay quấy khóc và ra mồ hôi trộn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa nhưng chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối. Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều giàu mỡ, chất bột, nhưng lại ăn ít chất xơ (rau xanh, trái cây tươi), bị ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột hay ký sinh trùng. Cần tìm cách chữa rối loạn tiêu hóa càng sớm càng tốt để tránh trường hợp khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài, trẻ em có thể dẫn tới còi xương, suy dinh dưỡng.
Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn thì cần chuẩn bị 12g sâm can, 8g ý dĩ, 12g bạch truật, 8g thần khúc, 8g củ mài, 8g hạt sen và 8g biển đậu cùng 4g vỏ quýt. Tất cả đem rửa sạch, sắc uống trong ngày hoặc tán thành bột mịn rồi vo viên, ngày uống khoảng 20g. Chú ý uống 2 lần trong ngày. Sau bữa ăn hoặc trước 1 tiếng.
Chuẩn bị 6g mạch nha 5g vỏ quýt, 4g kê nội kim, 4g thần khúc, 8g sơn tra sau đó đêm tán bột hoặc sắc 3 bát lấy một bát uống trong ngày. Duy trì uống cho tới khi lành bệnh. Bài thuốc này dùng chữa rối loạn tiêu hóa trong trường hợp do ăn uống không tiêu.
Thuốc nam có thể dùng trị bệnh rối loạn tiêu hóa
Video đang HOT
Nếu bị đau bụng kèm với đầy hơi, ăn kém và đầy hơi thì lấy 20g củ mài, 40g riềng, 10g gừng khô và 30g bố chính sâm đem sao vàng và tán bột mịn. Mỗi lần dùng thì cho người bệnh uống khoảng 4g và chia 2 lần. Sau đó đem hãm nước đun sôi sau đó lọc lấy nước trong để uống.
Sử dụng thuốc nam sẽ tốt hơn cho người bệnh
Tuy nhiên, trước khi tìm cách chữa rối loạn tiêu hóa thì nên tìm cách phòng bệnh bằng cách cho trẻ ăn bổ sung sớm và đảm bảo ăn uống phải cân đối. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, nếu mẹ thiếu sữa thì phải dùng sữa khác thay thế và đảm bảo vệ sinh. Nên tuyệt đối đảm bảo vệ sinh ăn uống và an toàn thực phẩm. Không nên tùy tiện dùng các loại kháng sinh vì có thể gây ra tình trạng loạn khuẩn ruột. 6 tháng nên tẩy giun đều đặn.
Theo TTVN
Những cách đơn giản điều trị rong kinh tại nhà
Rong kinh là hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường: 40 - 60ml/ chu kỳ). Nếu không được điều trị và phòng ngừa hiệu quả, hiện tượng này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ.
Để điều trị, có thể dùng các bài thuốc sắc, châm cứu bấm huyệt, món ăn, bài thuốc...Sau đây là những cách xoa bóp bấm huyệt các bạn có thể tham khảo:
Day huyệt quan nguyên trong khoảng 1 - 2 phút.
Xoa day bụng dưới: Tay trái để lên mu bàn tay phải, úp vào bụng xoa theo chiều kim đồng hồ khoảng 2 phút, thấy nóng ấm là được.
Véo nắn da thịt hai bên cột sống từ đại chuỳ đến mệnh môn khoảng 20 lần.
Day bấm huyệt thận du khoảng 1 - 2 phút.
Day bấm huyệt mệnh môn khoảng 1 -2 phút.
Day bấm huyệt tam âm giao khoảng 1 - 2 phút.
Lưu ý:
Nếu người bệnh bụng trướng đau nặng thì thủ pháp phải nhẹ nhàng.
Bạn có thể dùng những cách dưới đây để cảm thấy dễ chịu hơn và giúp bác sĩ chữa bệnh có hiệu quả hơn.
1. Nằm nghỉ nếu bạn ra máu quá nhiều.
2. Ghi lại con số băng vệ sinh đã dùng để bác sĩ có thể ước lượng số máu bị mất. Nếu dùng tampon, nên thay thường xuyên ít nhất là mỗi 4 giờ.
3. Không uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể làm tăng chẩy máu. Thuốc ibuprofen (Motrin, Advil..) chữa đau bụng khi có kinh công hiệu hơn aspirin.
4. Uống thêm chất sắt sau khi hỏi ý kiến bác sĩ.
5. Giữ sức khỏe tổng quát bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, tránh stress nếu có thể.
6. Được sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè.
Theo Gia đình VN
Những bài thuốc trị bệnh từ cây bồ công anh Theo y học cổ truyền, bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt,... Hình ảnh của cây bồ công anh làm thuốc. Bồ công anh còn có tên là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, rau bao; thường mọc hoang ở nhiều nơi. Theo y học cổ truyền,...