Chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay, xen kẽ các đợt nắng nóng kéo dài và các đợt mưa lớn làm cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (SXH) phát sinh và phát triển mạnh. Để phòng ngừa bệnh SXH người dân cần chủ động diệt lăng quăng, vệ sinh nhà cửa thông thoáng…
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 31-7, toàn tỉnh ghi nhận được 2.618 trường hợp SXH, không có trường hợp tử vong. Những địa bàn có số mắc cao là TP. Nha Trang 986 trường hợp, thị xã Ninh Hòa 476 trường hợp, huyện Diên Khánh có 392 trường hợp, huyện Vạn Ninh 306 trường hợp, huyện Cam Lâm 237 trường hợp. So với cùng kỳ năm ngoái, số ca mắc giảm hơn 63%, tuy nhiên so với những tháng đầu năm, các ca mắc đang có dấu hiệu gia tăng.
Kiểm tra sốt xuất huyết ở huyện Vạn Ninh.
Bác sĩ Nguyễn Đông – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh cho biết, khi có biểu hiện sốt, trước tiên người bệnh nên đi khám để xác định co măc SXH hay nguyên nhân khác để được điêu tri theo đúng căn nguyên gây bệnh. Đối với người mắc SXH, giai đoạn nguy hiểm thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt nên đôi khi chủ quan cho rằng đã khỏi bệnh.
Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn bắt đầu xuất huyết, dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Những dấu hiệu cảnh báo giai đoạn này là xuất hiện các chấm hay đốm màu đỏ trên da; chảy máu mũi, lợi; nôn ra máu; đi ngoài phân đen; kinh nguyệt ra nhiều, chảy máu âm đạo; nôn liên tục; đau bụng dữ dội; lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật; xanh tím, tay và chân lạnh ẩm; khó thở. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tình trạng sốt cao liên tục không kiểm soát được bằng các thuốc hạ sốt thông thường cũng nên đến bệnh viện để được xử trí có hiệu quả hơn.
Nếu sốt do SXH, người bệnh nên tuân thủ các nguyên tắc: Khi cơ thể đang sốt cao, hãy nghỉ ngơi, dung thuôc hạ sốt theo chi đinh của bác sĩ, uống nhiều nước và dinh dưỡng đầy đủ. Các loại nước được khuyên dùng là nước hoa quả, nước rau luộc, nước oresol…
Video đang HOT
Bác sĩ Đông lưu ý, người bệnh SXH chỉ uống thuôc hạ sốt paracetamol. Paracetamol độc với gan, thận nhưng tính độc này chỉ xảy ra khi dùng liều rất cao (15g/ngày với người lớn) hoặc sử dụng lâu dài hay khi dùng cùng với nhiều rượu. Còn khi dùng với liều điều trị (thấp hơn nhiều so với liều trên) trong thời gian ngắn 2 – 5 ngày để hạ sốt thì paracetamol không gây độc cho cả người lớn lẫn trẻ em. Người bệnh không được dùng aspirin vì trong SXH có hiện tượng chảy máu. Aspirin ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu nên làm cho việc chảy máu do SXH gây ra không cầm được.
Kết quả làm cho bệnh trầm trọng thêm. Riêng với trẻ em càng đặc biệt chú ý việc cấm này vì aspirin là yếu tố thúc đẩy gây hội chứng Reye (phù não và suy gan nhiễm mỡ với tỷ lệ tử vong khoảng 30 – 50%, nếu sống sót cũng để lại di chứng tổn thương não vĩnh viễn). Aspirin làm tăng độ acid ở dạ dày trẻ, gây bỏng rát viêm đường tiêu hóa, nặng hơn gây xuất huyết đường tiêu hóa.
Không dùng thuôc kháng viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac…) do các thuốc này cũng có tính làm ngưng tập kết tiểu cầu, tuy không mạnh như aspirin nhưng cũng làm cho việc chảy máu trong SXH không cầm được. Bệnh nhân không tự ý uống kháng sinh vì SXH là bệnh do virus gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Kháng sinh điều trị các bệnh do nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, uống kháng sinh không mang lại tác dụng điều trị SXH, trừ khi ngươi bệnh có bội nhiễm đi kèm, thì việc dùng kháng sinh cũng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Để chủ động phòng, chống bệnh SXH trong thời gian tới, ngành Y tế khuyến cáo tất cả hộ gia đình cần: Đậy kín hoặc lật úp tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; xúc rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt côn trùng vào bát nước kê chân chạn.
Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá… Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự điều trị tại nhà.
Cần Thơ chủ động phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Ngành y tế Cần Thơ đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng tại một số huyện.
Cô Lâm Thị Nhàn, nhà ở khu vực 6, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều cho biết, từ đầu mùa mưa đến nay ngành y tế cùng với các hội, đoàn thể địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền đến từng hộ gia đình về công tác phòng ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết.
Cán bộ y tế phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ đến từng nhà người dân phát tờ rơi tuyên truyền bệnh sốt xuất huyết.
Trực tiếp cán bộ y tế đến dọn vệ sinh, phun thuốc tiêu độc sát trùng môi trường xung quanh, khu dân phố, đặc biệt không để vật dụng chứa nước trong nhà tạo điều kiện cho muỗi phát triển truyền bệnh sốt xuất huyết.
Theo kế hoạch, từ đầu năm đến nay, ngành y tế các cấp thành phố Cần Thơ đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại các địa phương; tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh cho cán bộ y tế cơ sở nhằm đẩy lùi dịch bệnh.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ (CDC), từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận hơn 530 ca mắc sốt xuất huyết, giảm khoảng 240 ca so với cùng kỳ năm ngoái và chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Tuy nhiên, trong 9 quận, huyện của thành phố Cần Thơ có 2 quận, số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái; đó là quận Thốt Nốt 117 ca và quận Ô Môn là 79 ca.
Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết tăng cao, ngành y tế 2 quận Thốt Nốt và Ô Môn hiện đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân vệ sinh môi trường, xử lý các ổ dịch nhỏ, không để dịch bệnh phát triển ra diện rộng.
Ông Trần Văn Tuấn - Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ cho biết, hiện nay đang mùa mưa, là điều kiện muỗi vằn phát triển truyền bệnh sốt xuất huyết.
Do đó, cùng với việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, ngành y tế luôn giám sát chặt chẽ các ca bệnh xảy ra trên địa bàn để kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch không để lây lan ra ngoài cộng đồng.
Ông Trần Văn Tuấn cho biết thêm: "Hiện nay, chúng ta không được chủ quan lơ là mà phải theo dõi chặt chẽ diễn biến các ca bệnh từng ngày. Tới mùa mưa, người dân thường sử dụng các vật dụng chứa nước nhiều, do đó các vật dụng này cần phải đậy kín lại.
Riêng với các dụng cụ sử dụng thường xuyên trong gia đình nên thả cá để không cho muỗi bay vào sinh sản. Còn về hiểu biết của người dân về công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tốt, tuy nhiên thực hành vẫn chưa đạt khả quan. Do đó, làm sao để người dân từ hiểu biết qua hành động để cùng nhau thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả tốt hơn".
Bác sĩ Chuyên Khoa 1 Nguyễn Thành Lập - Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế thành phố Cần Thơ cho biết, ngay từ đầu năm, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, đặc biệt chú ý công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh để đảm bảo sức khỏe cho những đối tượng như người già và trẻ em.
Đồng thời, Sở y tế yêu cầu Bệnh viện Nhi đồng thành phố Cần Thơ tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, tập huấn công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm; trong đó tập trung cho công tác phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết, nhất là cập nhật tình hình và phác đồ điều trị cho nhân viên y tế tại bệnh viện và tuyến y tế cơ sở.
"Sở y tế phát hành văn bản và phối hợp với Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang để xây dựng những thông điệp bằng hình thức Pano, tờ rơi đặt những điểm có dân cư đông đúc và tiếp tục thay đổi những biện pháp tuyên truyền. Riêng đối với ngành giáo dục, học sinh thì trong dịp hè hằng năm có những chủ đề sinh hoạt cho giáo viên.
Năm nay, Sở y tế cũng nhắc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ (CDC) cũng không được lơ là mà phải tiếp tục cập nhật lại những kiến thức về phòng, chống Sốt xuất huyết cho các giáo viên", Bác sĩ Lập nói.
Theo Sở y tế Cần Thơ, ngoài bệnh sốt xuất huyết, bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 hằng năm cũng là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng và hiện ngành y tế cũng đang căng mình phòng, chống dịch Covid-19. Do đó, để tránh nguy cơ dịch chồng dịch, mỗi người dân không được chủ quan lơ là với các dịch bệnh, nhất là bệnh sốt xuất huyết./.
TP.HCM: Sốt xuất huyết tăng mạnh, 2 tuần có gần 500 người mắc Tính đến giữa tháng 7, TP.HCM ghi nhận hơn 8.400 ca mắc sốt xuất huyết. Chiều ngày 25-7, thông tin về tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn TP.HCM, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM cho biết tính đến giữa tháng 7, TP.HCM ghi nhận 8.442 ca mắc SXH. Đặc biệt trong 2 tuần gần đây, toàn thành phố...