Chọn tư thế ngủ phù hợp
Bình thường mỗi người có một phần ba thời gian của cuộc đời để dành cho việc ngủ. Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe.
Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên có thể khiến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu giận, mất tập trung, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, dạ dày, các chứng đau cổ, đau lưng…
Ảnh minh họa
Để có được giấc ngủ ngon, ngoài xây dựng thói quen ngủ – thức khoa học, đúng giờ thì việc hiểu để điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp cũng hết sức quan trọng.
Nằm ngửa: Là tư thế ngủ tốt nhất bởi các bộ phận trên cơ thể được duỗi thẳng, giúp cột sống được thăng bằng, không bị cong, ngăn ngừa đau lưng, đau cổ, giảm đau hông và đầu gối. Khuyết điểm lớn nhất của tư thế nằm ngửa là do không khí qua mũi và miệng bị hạn chế khiến thở khó hơn, dẫn đến hiện tượng ngáy. Do đó, dù nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất song những người hay ngủ ngáy, có vấn đề về mũi hoặc mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ không nên lựa chọn.
Nằm nghiêng một bên: Nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng về bên trái giúp cột sống thẳng, cải thiện tuần hoàn máu, giảm chứng ợ nóng và trào ngược axit. Tuy nhiên, nằm nghiêng thường xuyên cũng dễ gây tê cứng ở vai, dẫn đến căng cứng hàm bên bị tì đè, có thể làm tăng nếp nhăn trên da, đặc biệt là vùng da mặt.
Nằm sấp: Là thư thế ngủ bất lợi nhất bởi có thể dẫn đến đau mỏi cơ thể, các hoạt động của tim, phổi không được thuận lợi. Với trẻ em, nằm sấp trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương khớp.
Dựa vào sức khỏe cơ thể để lựa chọn tư thế ngủ phù hợp sẽ góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ, nâng cao sức khỏe.
Mất ngủ, trằn trọc giữa đêm có thể cảnh báo bạn đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Nếu bạn hay trằn trọc, thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi đêm, hoặc mất ngủ, đó là dấu hiệu cơ thể bạn đang muốn cảnh báo rằng sức khỏe của bạn có thể đang có vấn đề, thậm chí rất nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Ths. Bs Nguyễn Thành Long- Chuyên gia tư vấn Tâm lý, khi có giấc ngủ không đạt được chất lượng, số lượng thì được chẩn đoán là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Ngủ không sâu giấc có thể là biểu hiện của các bệnh lý như Bệnh lý đa khoa: bệnh khớp, tim mạch, huyết áp, dạ dày...
Video đang HOT
Do bệnh lý tâm thần: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ...
Suy giảm nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể gây ra hiện tượng ngủ không sâu giấc.
Dưới đây là đánh giá của các bác sĩ về sức khỏe của bạn tùy thuộc vào múi giờ bạn hay tỉnh giấc giữa đêm. Khoảng thời gian mất ngủ liên quan tới sự bất ổn của các cơ quan cụ thể:
22 - 23h: Hormone và chuyển hóa
Nếu bạn chật vật ngay khi vừa chợp mắt, nhiều khả năng bạn đang có những chuyện mệt mỏi gây khó ngủ. Lúc này, bác sĩ khuyên bạn nên cố gắng tìm ra gốc rễ của điều khiến bạn bực bội, stress.
Không thể ngủ vào thời điểm đó cũng có thể do bạn mất cân bằng nội tiết ở tuyến giáp hoặc có trục trặc trong chuyển hóa.
23h - 1h sáng: Túi mật
Không ngủ được trong khoảng thời gian nửa đêm cảnh báo bạn đang cạn kiệt nguồn năng lượng dự trữ trong túi mật. Khi đó, bạn mất đi sự tự tin, khả năng phán đoán kém và khó tiêu hóa chất béo.
1h sáng - 3h sáng: Gan
Khi thường xuyên thức dậy vào sáng sớm, bạn hãy nghĩ xem có phải mình đang kìm nén sự tức giận trong thời gian dài không? Nếu bạn cáu kỉnh, bực bội, đó có thể do sự mất cân bằng trong gan. Bộ phận này liên quan đến cảm xúc của cá nhân.
Các triệu chứng của sự mất cân bằng gan có thể bao gồm kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, thiếu máu, mệt mỏi mạn tính và đau đầu.
3h - 5h sáng: Phổi
Ngoài việc thức dậy vào khoảng thời gian trên, bạn có khả năng bị phổi nếu có thêm các dấu hiệu như thở khò khè, ho. Một số người bị hen suyễn cũng hay tỉnh vào thời điểm trên.
5-7h sáng: Ruột già
Khoảng 2 tiếng đồng hồ trên là thời điểm tốt nhất để đi vệ sinh, thải loại những chất độc trong cơ thể bạn. Bởi vậy, tỉnh dậy vào thời điểm trên không có gì bất ổn nếu bạn đã ngủ đủ 8 tiếng.
Ngoài ra, mất ngủ còn có thể gây ra những bệnh nguy hiểm sau:
Mất ngủ có nghĩa là khó ngủ hoặc không ngủ được. Nếu mất ngủ xảy ra trong một thời gian ngắn (mất ngủ cấp tính), nguyên nhân thường là do căng thẳng và có thể cải thiện được bằng cách tránh các yếu tố căng thẳng. Nếu mất ngủ kéo dài có thể trở thành mãn tính và dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là có thể dẫn đến tử vong.
Mất ngủ ảnh hưởng đến 23 - 24% người trưởng thành và làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi, suy giảm các chức năng có liên quan và gây ra một số bệnh lý lâu dài khác. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều biện pháp điều trị mất ngủ hiệu quả. Do đó, nếu mất ngủ kéo dài, hãy đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
Stress, căng thẳng
Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có thể cản trở nhịp sinh học gây rối loạn giấc ngủ. Sự lo lắng và căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến việc thức trắng cả đêm. 90% những người mắc bệnh trầm cảm, hay lo lắng thường khó ngủ vào buổi tối.
Bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nó gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, bao gồm chu kỳ của giấc ngủ. Khi đồng hồ sinh học bị xáo trộn, nhịp thức ngủ thất thường khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn. Theo các nghiên cứu thống kê rằng, có khoảng 50 - 90% những người mắc trầm cảm thường xuyên bị rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên.
Suy giảm trí nhớ
Việc thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc cũng có thể là biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ.
Rối loạn tiền đình
Mất ngủ, người mệt mỏi, thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn là triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn tiền đình.
Thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng lượng máu lên não giảm, làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động, từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não, bao gồm cả giấc ngủ. Chính vì vậy, tình trạng rối loạn về giấc ngủ, mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ là một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất của thiểu năng tuần hoàn não.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngáy, ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn hô hấp có liên quan đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu. Tình trạng này được gọi là rối loạn nhịp thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng phổ biến và nguy hiểm. Bởi vì tình trạng này có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác (đặc biệt là ở người trung niên).
Bệnh cường giáp
Theo thống kê có khoảng 3 - 10 triệu người có tuyến giáp hoạt động quá mức. Tình trạng này được gọi là cường giáp. Bệnh cường giáp làm rối loạn quá trình trao đổi chất và kích thích hệ thống thần kinh. Điều này dẫn đến run rẩy, đổ mồ hôi và ban đêm, nhịp tim nhanh và lo lắng. Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và mất ngủ.
Rối loạn cơ xương
Một người bị viêm khớp dạng thấp hoặc đau cơ xơ hóa có khả năng dẫn đến tình trạng tỉnh táo vào ban đêm và mất ngủ. Thông thường những người bị đau cơ xơ hóa đều có những triệu chứng bệnh khác như hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này dẫn đến rối loạn giấc ngủ và bệnh mất ngủ. Ngoài ra, giấc ngủ kém chất lượng có thể làm tăng hormone gây căng thẳng làm cho tình trạng đau khớp và trầm cảm tồi tệ hơn.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Hầu hết người bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều có một dòng axit và thức ăn chảy vào thực quản. Điều này dẫn đến chứng ở nóng và trào ngược axit khi bạn nằm xuống, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng này làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ và có thể dẫn đến bệnh mất ngủ. Mất ngủ có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn bị ho và nghẹt thở.
Để khắc phục tình trạng ngủ không sâu giấc, bạn có thể tham khảo bảng kế hoạch sau:
Lập thói quen ngủ hằng ngày và duy trì nóViết ra mọi thứ bạn cần làm vào ngày tiếp theo nhằm giúp bạn đỡ nặng đầu và giúp tinh thần thư thái hơn
Đừng dùng những loại thực phẩm khiến bạn khó ngủ trước khi đi ngủ
Tắt hết tivi, điện thoại và máy vi tính trước khi ngủNgừng làm việc ít nhất là 1 tiếng đồng hồ trước khi ngủ để giúp não chuyển sang chế độ sẵn sàng cho giấc ngủĐi ngủ đúng giờ.
Khám tâm lý, khám sức khỏe tổng quát với bác sĩ chuyên khoa.
Tại sao nhiều người tỉnh giấc giữa đêm? Bạn sẽ vẫn mệt mỏi, đau đầu nếu nằm trên giường suốt 8 tiếng nhưng trằn trọc, tỉnh dậy lúc 3h sáng. Giấc ngủ là điều quý giá với sức khỏe của con người, nhiều nghiên cứu cho thấy, ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm sẽ giúp cho não của bạn hoạt động tốt. Thiếu ngủ, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, nếu...