Chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ thế nào?
Chọn thực phẩm bổ sung, tăng cường dinh dưỡng cho chế độ ăn uống của trẻ luôn là đề tài nóng hổi trong các câu chuyện của các bậc phụ huynh.
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng là thực phẩm công nghiệp được bổ sung thêm một số thành phần dinh dưỡng như chất canxi, sắt, DHA, vitamin, chất xơ…
Các thực phẩm dạng này hiện đang có trên thị trường là bánh quy bổ sung canxi, muối iốt, nước mắm bổ sung sắt, dầu ăn DHA, đường cát vitamin A, kẹo ngậm bổ sung vitamin, nước uống bổ sung chất xơ,… hoặc cũng có thể là thực phẩm chức năng dạng viên thuốc bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ, dược phẩm, thảo dược,…
Tuy nhiên phổ biến nhất, các phụ huynh vẫn chọn cho con những thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ sữa hay các chế phẩm của sữa vì những sản phẩm này chứa nhiều canxi và dưỡng chất nhất, thích hợp cho thể trạng và hệ xương của trẻ trong giai đoạn phát triển. Những chế phẩm có nguồn gốc từ sữa thông dụng bao gồm:
Sữa chua (yogurt hay yaourt): được chế biến từ sữa đã được lên men bởi các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Ngoài các thành phần nổi trội như các chất protein, vitamin và khoáng chất, sữa chua còn có các vi khuẩn lactic, tốt cho đường tiêu hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật. Sữa chua trên thị trường rất đa dang, bao gồm sữa chua nguyên chất và sữa chua hương vị hoa quả. Sữa chua được nhiều trẻ ưa thích nhờ hương vị thơm ngon, dễ ăn. Trẻ ở độ tuổi nào cũng ăn được sữa chua nhưng nếu trẻ dưới 6 tháng thì sữa chua phải được làm từ sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng, còn sữa chua làm từ các loại sữabột nguyên kem, sữa tươi… thì phù hợp cho trẻ từ 6 tháng trở lên.
Pho-mát (phó mát hay phô mai): được làm bằng cách kết đông và lên men sữa động vật. Hai loại pho-mát dành cho trẻ nhỏ được bán trên thị trường Việt Nam hiện nay là pho-mát tươi (pho-mát sữa chua) và pho-mát đã qua chế biến – pho-mát miếng (bò cười, kiwi…). Các loại pho-mát có hàm lượng đạm, chất béo và canxi rất cao. Tùy theo lứa tuổi và khẩu vị của trẻ mà cha mẹ có thể lựa chọn khẩu phần cũng như hương vị pho-mát thích hợp. Pho-mát có thể cho trẻ ăn trực tiếp hoặc cho lẫn vào cháo, bột, súp…
Bơ, bánh flan (hay caramen): bơ thường được cho vào bột hoặc cháo cho trẻ từ 06 tháng tuổi trở đi. Bánh flan hay caramen – là loại bánh được hấp chín từ các nguyên liệu chính là trứng, sữa và đường thắng có thể cho trẻ ăn từ khi trẻ mới ăn dặm (khoảng 6-7 tháng tuổi – khi trẻ bắt đầu quen với đạm và trứng).
Váng sữa: là sữa tươi nguyên chất được lọc ly tâm để tách lớp trên cùng. Để có được 1,2 kg váng sữa, người ta phải sử dụng 100 kg sữa tươi. Nói cách khác, để làm ra một hộp váng sữa có trọng lượng 55g như những hộp váng sữa bán trên thị trường hiện nay người ta cần đến 4,6 kg sữa bò nguyên chất. Váng sữa có vị béo ngậy và chứa nhiều dinh dưỡng như chất béo, chất đạm, vitamin A, E, B2…
Video đang HOT
Váng sữa rất tốt cho hệ tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho sự phát triển của trẻ nhỏ giúp tăng trưởng chiều cao (loại có bổ sung canxi), đặc biệt đối với những trẻ lười ăn, suy dinh dưỡng, những trẻ mới ốm dậy….
Tuy nhiên, các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn váng sữa nguyên chất mà cần chế biến vào thức ăn hoặc ăn váng sữa đã qua chế biến như váng sữa Mixxo.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi thì có thể dùng ½ – 1 hộp váng sữa mỗi ngày còn đối với những trẻ trên 1 tuổi có thể dùng nhiều hơn tuỳ vào khả năng dung nạp của mỗi bé.
Theo Dân trí
Dùng váng sữa như thế nào tốt nhất cho trẻ?
Xuất hiện ở Việt Nam khoảng 5 năm nay, váng sữa (kem sữa) đang ngày càng được các bà mẹ quan tâm và cùng với đó là hàng loạt những câu hỏi như về chất lượng váng sữa, nhóm trẻ nào và độ tuổi nào sử dụng....
Hiểu đúng...
Ăn uống của bé luôn là nỗi lo của nhiều bà mẹ
Do thấy con 19 tháng mà được có 12kg nên chị Thuỳ Anh (Hoàn Kiếm, Hà Nội) quyết tâm cải thiện cân nặng cho bé. Các loại váng sữa của các hãng đều được chị cho dùng thử và hậu quả là sau khi ăn 1 loại váng sữa nguyên chất (có hàm lượng chất béo tới 50%), bé đã bị nôn ói suốt 1 giờ liên tục.
Còn chị Ngân Giang (Cầu Giấy, Hà Nội) thì cho con ăn "thả phanh" váng sữa vì thấy nhóc tì 11 tháng rất hào hứng thú với món này. Vậy nhưng dù ăn đều đặn 2-3 hộp mỗi ngày chị Giang cũng chẳng thấy con lên cân hay da dẻ hồng hào gì cả.
Đây là những thắc mắc rất điển hình và thường gặp của các phụ huynh trong quá trình cho con sử dụng váng sữa.
Trên thực tế, váng sữa có rất nhiều loại và với những loại nguyên chất (có hàm lượng chất béo cực cao, dạng lỏng) thì chỉ nên dùng để pha chế vào thức ăn với số lượng ít, không nên cho trẻ ăn trực tiếp.
Còn với váng sữa dành cho trẻ em thì thành phần sẽ thường gồm sữa nguyên kem, kem, đường, tinh bột biến tính, sữa bột tách kem và tuỳ vào từng nhà sản xuất mà sẽ bổ sung thêm quả phỉ, can-xi, hương vị... với chứng nhận của Bộ Y tế là thực phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng để trẻ phát triển khoẻ mạnh.
Về mặt cảm quan, món ăn này sẽ có 2 lớp, phần váng (màu vàng) và phần kem (màu trắng) trong đó phần váng mang lại giá trị dinh dưỡng còn phần kem là làm cho món ăn trở nên thơm ngon và giúp trẻ dễ ăn hơn. Và thường thì phần váng (màu vàng) càng nhiều thì khả năng giữ nguyên khuôn khi đổ sản phẩm ra càng cao.
"Phần váng mới là phần mang lại giá trị dinh dưỡng, phần kem là là phần làm cho mùi vị thơm ngon và dễ ăn hơn. Như vậy, đã là váng sữa thì phần váng (màu vàng) phải nhiều hơn kem (phần màu trắng)", chuyên gia dinh dưỡng Mixxo, cho biết.
Về giá trị dinh dưỡng, do là lớp váng tách ra từ sữa tươi (100kg sữa tươi cho 1,2kg váng sữa) nên đạm, béo, năng lượng là thành phần chính trong váng sữa. Ngoài ra là các vitamin và khoáng chất như B12, B2, can-xi....
... mới dùng đúng
Với trường hợp con của chị Vân Anh, chỉ nên dùng các loại váng sữa dành cho trẻ em, nên trộn đều phần váng và phần kem trước khi cho bé ăn. Ăn với liều lượng ít một hoặc có thể trộn váng sữa với sữa chua hay cho vào cháo... và theo dõi hệ tiêu hoá của bé. Nếu thấy "đầu ra" của bé tốt thì có thể tăng lượng.
Còn với trường hợp của chị Giang thì không nên cho con ăn 1 cách thoải mái như vậy. Bởi váng sữa là sản phẩm cao năng lượng (1 hộp váng sữa 55g cung cấp khoảng 100g calo, tương đương với 1 cốc sữa tươi 250ml, 1 hộp sữa chua hoa quả 100g, 1 quả trứng, 100g thịt gà...) nên cần được cân đối trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.
"Váng sữa chỉ là thực phẩm bổ sung (cung cấp chất béo, năng lượng, can-xi...) nên không thể thay thế cho sữa hay các loại thực phẩm khác. Vì vậy, để trẻ phát triển khoẻ mạnh, cao lớn, cần cung cấp đa dạng nguồn dinh dưỡng cho trẻ như ăn thịt, cá, tôm (cung cấp đạm), súp lơ xanh (cung cấp chất sắt, vitamin), các loại hoa quả (cung cấp vitamin, chất xơ...), khuyến khích và tập cho trẻ thói quen ăn uống khoa học (ăn đúng bữa, theo nhu cầu của trẻ)", chuyên gia dinh dưỡng Mixxo khuyên.
Như vậy, tuỳ vào mức độ dung nạp của trẻ, chỉ nên cho trẻ từ 6-12 tháng ăn nửa hộp váng sữa/ngày; còn trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể ăn 1-2 hộp một ngày. Và lưu ý là vẫn cho trẻ ăn dầu mỡ trong các món chính để tăng cường hấp thu, chuyển hoá các chất dinh dưỡng có trong bữa ăn.
Váng sữa là nguồn cung cấp năng lượng, chất béo rất tốt cho trẻ gầy ốm, ăn ít, suy dinh dưỡng còn những trẻ dư cân, béo phì nên hạn chế dùng.
Ngoài ra, cần bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ mát (5-25 độ C) nhưng không nên để ở cánh tủ (nơi độ lạnh luôn không ổn định).
Váng sữa Mixxo được nhập khẩu từ CHLB Đức, là một trong số ít nhãn hàng Váng sữa tại Việt Nam được Bộ Y Tế công nhận là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để trẻ phát triển khỏe mạnh.
T. Hương
Theo Dân trí
3 "vũ khí" giúp bạn khỏe hơn mỗi ngày Thời tiết thay đổi làm suy yếu hệ miễn dịch khiến bạn dễ ốm hơn. Vậy thì hãy áp dụng các bí quyết sau để tăng cường hệ miễn dịch, phòng bệnh mỗi ngày nhé. Với bầu không khí hanh khô và lạnh lẽo cùng với nguy cơ cúm tăng cao đang đến gần thì ba "vũ khí" dưới đây sẽ giúp bạn...