Chọn ngành chọn nghề, chọn chương trình, không chọn được học phí?
Năm học 2021-2022, các trường ĐH tiếp tục tăng học phí theo lộ trình. Trong đó, nhiều trường bắt đầu áp dụng cơ chế tự chủ tài chính sẽ có mức thu học phí tăng vọt so với năm học trước.
Về cơ bản, các thắc mắc, quan tâm của người học và phụ huynh tại các ngày hội tư vấn tuyển sinh đều liên quan đến ngành, nghề, đầu ra. Rất ít ý kiến quan tâm đến học phí tăng theo mức bao nhiêu hàng năm, phải chăng, đó là vấn đề đương nhiên?
Học phí theo chương trình
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố học phí năm 2021 – 2022. Chương trình đào tạo chuẩn từ 22 – 28 triệu đồng/năm. Chương trình đào tạo EliTECH: khoảng 40 – 45 triệu đồng/năm. Chương trình đào tạo quốc tế 55 – 60 triệu đồng/năm, riêng chương trình TROY khoảng 80 triệu đồng/năm (3 học kỳ/năm). Chương trình khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10), logistic và quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14): 50 – 60 triệu đồng/năm.
Theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường đã có lộ trình tăng học phí từ nay đến năm 2025: Đề án học phí của trường đã được duyệt, bám theo cơ chế giá, căn cứ vào chi phí đào tạo. Với một chương trình riêng lẻ học phí tăng không quá 10% một năm so với chương trình hiện hành. Đảm bảo mức tăng trung bình với tất cả chương trình đào tạo không vượt quá 8%/năm.
Trường ĐH Ngoại thương năm 2021 dự kiến mức học phí cho chương trình tiêu chuẩn là 20 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao: 40 triệu đồng/năm, chương trình tiên tiến: 60 triệu đồng/năm. Riêng chương trình chất lượng cao ngành quản trị khách sạn do có đầu tư rất lớn nên học phí lên tới 60 triệu đồng/năm.
ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, học phí hệ chính quy chương trình chuẩn năm học 2021-2022 theo ngành học cho khóa 63 (tuyển sinh năm 2021) từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học. Lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá trần theo Nghị định số 86/2015?NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ.
Về cơ bản, học phí của các trường đều điểu chỉnh ở mức: Nếu có tăng không quá 10%/năm. Nhưng các chương trình khác nhau là một mức học phí khác nhau, nên người học cần quan tâm để tránh việc chuẩn bị khả năng tài chính không sát thực tế.
Video đang HOT
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên đối với phụ huynh và học sinh: ngoài chọn ngành chọn trường, còn nên cân đối về mức học phí để đảm bảo khả năng theo học (Ảnh: Khánh Huy)
Học phí theo nhóm trường
Tất nhiên, học phí nhóm trường công khác nhóm trường tư, học phí nhóm trường công bình thường cũng khác trường tự chủ tài chính.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi – Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM – cho biết trường hiện đã không còn được Nhà nước cấp ngân sách nên với mức học phí 13 triệu đồng/năm sẽ không đào tạo được. Các lớp cũ vẫn theo lộ trình cũ.
Khối giáo dục ngoài công lập cũng cam kết không tăng quá 10%, nhưng mức học phí khối trường này bản thân đã cao, nên cộng thêm mức tăng theo năm sẽ là con số không nhỏ. Ví dụ tại Trường ĐH quốc tế Hồng Bàng, các ngành có học phí từ 50 – 55 triệu đồng/năm. Riêng ngành y và răng hàm mặt có học phí 182 triệu đồng/năm với chương trình tiếng Việt và 220 triệu đồng/năm với chương trình dạy bằng tiếng Anh.
Học phí Trường ĐH Văn Lang năm học này dao động từ 40 – 54 triệu đồng/năm tùy ngành. Riêng ngành răng hàm mặt có học phí dự kiến từ 160 – 180 triệu đồng/năm.
Không nên chỉ chọn ngành mà bỏ qua học phí
GS.TS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ cho rằng: Học phí của các trường năm học 2020 – 2021 đa số tăng. Riêng chương trình chất lượng cao, liên kết quốc tế… cao gấp 2 – 3 lần chương trình đại trà. Dự báo học phí ĐH trong thời gian tới có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 so với hiện nay, và đó là xu hướng chung nhưng cần tính đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Có nhiều câu hỏi đặt ra rằng, học phí tăng đã bù đắp được bằng chất lượng đào tạo tương đương. Ông Võ Văn Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Văn Lang cho biết: Hằng năm các ngành đào tạo sẽ cung cấp thêm các khóa đào tạo kỹ năng, trang bị thêm trang thiết bị, bổ sung các dịch vụ tiện ích… nhằm bảo đảm giá trị tăng thêm cho sinh viên.
Có một thực tế là trong các chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp, phụ huynh, học sinh đa phần quan tâm đến chọn ngành, chọn nghề, điểm chuẩn… rất ít ý kiến quan tâm về học phí. Vì thế, các chuyên gia tư vấn luôn nhắc học sinh, phụ huynh cần lưu ý đến vấn đề này.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, giám đốc Trung tâm khảo thí – ĐH Quốc gia Hà Nội, khuyên thí sinh nên đọc kỹ đề án tuyển sinh để nắm được học phí trong suốt 4 năm ĐH, tránh trường hợp trúng tuyển nhưng học phí quá cao không theo học được.
Tỉ lệ sinh viên có việc làm: Để những con số không 'vênh' nhau
Thời điểm này, các trường ĐH đã rục rịch công bố đề án tuyển sinh 2021-2022. Theo yêu cầu bắt buộc của Bộ GDĐT, Đề án tuyển sinh phải công khai tỉ lệ sinh viên (SV) tốt nghiệp có việc làm sau ra trường của các năm trước.
Đây là căn cứ quan trọng để người học quyết định việc chọn ngành/nghề phù hợp.
Nhiều cử nhân ra trường chạy grab mưu sinh.
Gần 70% sinh viên có việc làm
Báo cáo mới nhất năm 2020, tổng hợp tình hình việc làm SV tốt nghiệp của 220/236 cơ sở giáo dục ĐH (SV tốt nghiệp năm 2019) cho thấy: Tỉ lệ SV có việc làm trên tổng số SV tốt nghiệp ĐH đạt 68%.
Trước đó, theo số liệu khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực (Bộ GDĐT) năm 2019, tổng hợp tình hình việc làm SV tốt nghiệp của 181/240 cơ sở giáo dục ĐH (SV tốt nghiệp năm 2018) cho thấy: Tỉ lệ SV có việc làm/tổng số SV tốt nghiệp: 65,5%. Số SV tốt nghiệp làm việc đúng ngành được đào tạo: 66.877 (tương đương 57%); liên quan đến ngành đào tạo: 26.250 (23%); không liên quan đến ngành đào tạo: 23.251 (20%).
Như vậy, lượng SV tốt nghiệp được làm những công việc đúng ngành đào tạo hoặc liên quan đến ngành đào tạo đạt khoảng 80% qua các năm. Còn lại là làm việc không đúng ngành đào tạo, khoảng 19-20%. Đây là một thống kê đáng lưu tâm.
Theo quy định của Bộ GDĐT, từ mùa tuyển sinh năm 2018, các trường ĐH phải công bố công khai tỉ lệ SV tốt nghiệp có việc làm sau ra trường của các năm trước- nhằm làm căn cứ quan trọng cho chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm. Đây không phải là yêu cầu mới, song tính thực chất của tỉ lệ này đến đâu, làm sao để những con số thống kê không phải là hình thức... hiện đang là băn khoăn của người học trước thềm mùa tuyển sinh 2021.
Những con số có chuẩn?
Cũng từ mùa tuyển sinh 2018, một số trường ĐH đã công bố tỉ lệ SV ra trường có việc làm sau 12 tháng. Con số này có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm trường khác nhau. Đơn cử nhóm các trường ĐH vùng như: ĐH Tây Bắc, ĐH Hồng Đức, ĐH Điều dưỡng Nam Định... tỉ lệ SV ra trường có việc làm sau 12 tháng thấp (khoảng từ trên 30% - 70%).
Trong khi tỉ lệ này ở nhóm các trường "top" đầu như ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Y dược TPHCM... đều đạt từ 90-96%. Tuy nhiên, so với tổng số trường ĐH trên cả nước, trước thềm mùa tuyển sinh 2018, số trường công khai tỉ lệ này mới chỉ chiếm khoảng 1/4.
Khi ấy, nhiều câu hỏi đã được đặt ra, liệu bao nhiêu phần trăm trong số đó là thống kê thực chất? Bởi từ cuối năm 2017 Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam (do Bộ LĐTBXH phối hợp Tổng cục Thống kê công bố) cho biết trong quý III-2017, số người thất nghiệp có trình độ ĐH trở lên là 237.000 người, tăng 53.900 người so với quý II-2017.
Vậy đâu là số liệu thật? Lẽ nào những số liệu thống kê từ các Bộ liên quan với các trường ĐH lại có sự "vênh" nhau?
Khởi động mùa tuyển sinh 2021, chương trình tư vấn hướng nghiệp đã được tổ chức ở một số địa phương. Dự ngày hội tuyển sinh, những mối quan tâm của học sinh THPT được đặt ra rất thực tế: Covid-19 ảnh hưởng thế nào đến cấu trúc nghề nghiệp xã hội?
Thời đại 4.0 với sự chuyển đổi số mạnh mẽ sẽ cần nhân lực ở những ngành nào? Nguy cơ thất nghiệp hiện hữu trong bão Covid- 19 là có thật. Trước bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, vậy chắc chắn những ngành nghề liên quan đếnquản trị khách sạn, kinh doanh lữ hành du lịch...SV ra trường sẽ khó kiếm việc làm. Các trường quảng bá tuyển sinh như thế nào, tỉ lệ SV có việc làm của những ngành này trong năm 2019 ra sao, có thực chất không?
Kết quả SV có việc làm sau khi ra trường là tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo theo hướng gắn với thị trường lao động. Việc công khai tình hình việc làm của SV tốt nghiệp là trách nhiệm của các trường, nhưng Bộ GDĐT cũng phải có trách nhiệm kiểm chứng. Dư luận xã hội và phụ huynh có nhu cầu được biết những thông tin trung thực, chính xác do các trường ĐH cung cấp để hướng nghề nghiệp vào đời cho thanh niên, chứ họ không cần những con số đẹp.
Chỉ có điều, trên thực tế nhiều trường đã không hề thực hiện nghiêm túc quy định về công bổ tỉ lệ SV có việc làm. GS Nguyễn Quý Thanh- Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội từng nhận định: Số liệu SV có việc làm của các trường còn mang tính hình thức, chưa cụ thể theo từng ngành và có tình trạng các trường công bố số liệu SV ra trường có việc làm cao hơn so với thực tế.
Mơ hồ chọn nghề Đa số học sinh chọn nghề dựa theo sở thích, theo bạn, chưa nhiều em quan tâm cơ hội việc làm sau khi ra trường. Không ít học sinh THPT vẫn chưa hiểu biết hết về ngành, nghề để có sự lựa chọn đúng. (Ảnh minh họa) Chọn trường theo bạn Ông Trần Hữu Linh, Phó hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Anh (Hà...