Bắt nguyên Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong vụ 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Ông Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, bị khởi tố cùng 4 người khác do có liên quan trong vụ thực phẩm chức năng giả của Công ty MegaPhaco, MediUSA.
Liên quan đến vụ án triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả do Nguyễn Năng Mạnh (36 tuổi, Giám đốc Công ty MegaPhaco, Chủ tịch HĐQT Công ty MediUSA) cầm đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với 5 người về tội Nhận hối lộ.
Các đối tượng gồm: Nguyễn Thanh Phong, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế; Đinh Quang Minh, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và đào tạo an toàn thực phẩm; Nguyễn Thị Minh Hải, Phó giám đốc Trung tâm Ứng dụng và đào tạo an toàn thực phẩm; Lê Thị Hiên, chuyên viên trung tâm và Cao Văn Trung, Phó trưởng phòng Giám sát ngộ độc.
Trong đó, ngoại trừ bà Nguyễn Thị Minh Hải, 4 bị can còn lại đều bị bắt tạm giam.
Quá trình mở rộng điều tra, Bộ Công an đã làm rõ sai phạm của các cán bộ, cựu cán bộ Cục An toàn thực phẩm trong việc thẩm định, hậu kiểm, cấp 4 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (Giấy chứng nhận GMP) cho nhà máy MediPhar và nhà máy MediUSA; cấp 20 giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm cho nhóm 9 công ty của Nguyễn Năng Mạnh.
Ông Nguyễn Thanh Phong (Ảnh: C.T.).
Cơ quan điều tra đang củng cố tài liệu, chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra vụ án để làm rõ sai phạm của các tổ chức và cá nhân liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật .
Trước đó, ngày 26/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự Sản xuất, Buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời khởi tố 5 bị can.
Theo cơ quan chức năng, năm 2016, Nguyễn Năng Mạnh (36 tuổi, Giám đốc Công ty MegaPhaco, Chủ tịch HĐQT Công ty MediUSA), Đỗ Mạnh Hoàng (Giám đốc Công ty MediPhar), Khúc Minh Vũ (Giám đốc Công ty Việt Đức), Phạm Thị Hường (kế toán phụ trách 4 Công ty MediPhar, MediUSA, MegaLife, Hùng Phương); Lê Thị Toan (thủ quỹ 6 công ty MediPhar, MediUSA, MegaLife, Hùng Phương, MegaPhaco, Việt Đức) đã thành lập và điều hành nhiều công ty để hợp thức hóa hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả.
Các đối tượng thực hiện từ khâu nhập khẩu nguyên liệu đến sản xuất, đóng gói bao bì và tiêu thụ trên thị trường. Đồng thời, Mạnh cho nhân viên sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán (một sổ sách kế toán nội bộ và một sổ sách kê khai nộp thuế) để giảm số thuế phải nộp, gây thất thu thuế cho Nhà nước.
Video đang HOT
Đối với các sản phẩm giả, các đối tượng cho in trên bao bì, nhãn mác sản phẩm là nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu…, nhưng trên thực tế chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và mua trôi nổi trên thị trường. Về chỉ tiêu chất lượng, nhiều thành phần chỉ đạt dưới 30% so với công bố.
Số thực phẩm chức năng bị lực lượng chức năng thu giữ (Ảnh: CAND).
Nhóm người tiêu dùng mà các đối tượng nhắm đến để bán sản phẩm chủ yếu tập trung vào người già, trẻ em.
Khi nghi ngờ bị điều tra, các đối tượng tẩu tán, tiêu hủy nguyên liệu, sản phẩm, đóng cửa nhà máy.
Khám xét tại các kho hàng và một số cơ sở kinh doanh, Bộ Công an thu giữ số lượng thực phẩm chức năng đặc biệt lớn, đa dạng về chủng loại, được phân phối rộng rãi trên cả nước với tổng số thực phẩm chức năng thu giữ khoảng 100 tấn.
Cơ quan điều tra đang khẩn trương xác minh, củng cố tài liệu, chứng cứ làm rõ hành vi phạm tội của các bị can, mở rộng điều tra vụ án, làm rõ sai phạm của các tổ chức và cá nhân liên quan để xử lý theo quy định pháp luật.
Ông Nguyễn Thanh Phong có 2 nhiệm kỳ giữ chức vụ Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (2015-2019 và 2019-2024). Tháng 9/2024, ông Phong nghỉ hưu theo chế độ.
Hậu quả khôn lường từ những công ty sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả
Ngày 26/4, dư luận rúng động trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe cộng đồng khi Cơ quan CSĐT Bộ Công an chính thức "tróc rễ" một đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả quy mô lớn, với những thủ đoạn tinh vi, bài bản, nhắm vào những đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội.
"Áo choàng" hợp pháp cho thực phẩm chức năng giả
Các quyết định khởi tố vụ án Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng được Cơ quan CSĐT Bộ Công an ký. Đồng thời, một loạt quyết định tố tụng đối với những cái tên chủ chốt trong đường dây này cũng được Cơ quan CSĐT Bộ Công an tống đạt, gồm: Nguyễn Năng Mạnh, Giám đốc Công ty MegaPhaco, Chủ tịch HĐQT Công ty MEDIUSA; Đỗ Mạnh Hoàng, Giám đốc Công ty MediPhar; Khúc Minh Vũ, Giám đốc Công ty Việt Đức; Phạm Thị Hường, Kế toán phụ trách tài chính cho 4 công ty liên quan là MediPhar, MEDIUSA, MegaLife, Hùng Phương và Lê Thị Toan, Thủ quỹ "giữ tiền" cho 6 công ty MediPhar, MEDIUSA, MegaLife, Hùng Phương, MegaPhaco, Việt Đức. Cùng với đó, khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng giả của đường dây sản xuất, mua bán này đã bị Cơ quan CSĐT thu giữ.
Những con người đứng đầu những pháp nhân nghe tên tưởng chừng hợp pháp ấy, thực chất đã vận hành một cỗ máy làm giả trơn tru, tinh vi, kiếm lời bất chính trên sức khỏe và niềm tin của hàng triệu người trong suốt một thời gian dài.
Các đối tượng Khúc Minh Vũ, Đỗ Mạnh Hoàng và Lê Thị Toan.
Theo nguồn tin điều tra, nhóm đối tượng lập nhiều công ty khác nhau, mỗi công ty đảm nhiệm một khâu, từ sản xuất, đóng gói, in ấn bao bì đến phân phối, bán lẻ. Các sản phẩm giả được chế biến trong những cơ sở không đủ điều kiện vệ sinh, không hề có quy trình kiểm định chất lượng, nguyên liệu cũng không đảm bảo.
Bên ngoài, lớp vỏ hào nhoáng được tạo dựng công phu: mẫu mã bắt mắt, tem chống giả tinh vi, giấy kiểm định giả mạo. Một số sản phẩm thậm chí giả danh hàng ngoại nhập, gắn mác "hàng Nhật", "hàng Mỹ" để tạo lòng tin với người tiêu dùng. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn in trên bao bì, nhãn mác sản phẩm là nhập khẩu từ Mỹ, Châu Âu... nhưng trên thực tế chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và mua trôi nổi trên thị trường. Về chỉ tiêu chất lượng, nhiều thành phần chỉ đạt dưới 30% so với công bố. Khi nhận thấy bị động, các đối tượng tẩu tán, tiêu hủy nguyên liệu, sản phẩm, đóng cửa nhà máy.
Đối tượng Nguyễn Năng Mạnh và đối tượng Phạm Thị Hường.
Đối tượng bị nhắm đến là người cao tuổi, trẻ em, và những người có bệnh lý nền, những nhóm đối tượng dễ tin vào lời quảng cáo "hỗ trợ tăng cường sức khỏe", "giảm đau nhức xương khớp", "tăng cường trí nhớ", "tăng chiều cao cho trẻ nhỏ"...
Đây không phải vụ việc cá biệt. Vừa qua, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện các đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả với quy mô ngày càng lớn, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Thực tế đau lòng này đặt ra câu hỏi: Vì sao hàng giả vẫn ngang nhiên tồn tại giữa thị trường hiện đại?
Câu trả lời là tội phạm ngày càng chuyên nghiệp. Các đối tượng không còn hoạt động nhỏ lẻ mà tổ chức thành mạng lưới chặt chẽ, thành lập các công ty ma, chất lượng giả, giấy chứng nhận giả, quảng cáo online rầm rộ. Mọi thứ được ngụy trang bằng vỏ bọc "chuẩn chỉnh" khiến người tiêu dùng khó lòng nhận biết. Hoặc thành lập nhiều pháp nhân khác nhau để tạo vỏ bọc hợp pháp đánh lừa người tiêu dùng, qua mặt cơ quan chức năng.
Rõ ràng, có quá nhiều kẽ hở trong quản lý và kiểm soát. Công tác hậu kiểm sau cấp phép còn thiếu chặt chẽ, lực lượng mỏng, không theo kịp tốc độ vận động của thị trường số.
Hiện nay, thương mại điện tử và mạng xã hội chưa được kiểm soát, định danh triệt để. Việc mua bán thực phẩm chức năng trên mạng đang vượt khỏi khả năng quản lý truyền thống. Các sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội nhiều khi chỉ cần một gian hàng ảo, một tài khoản quảng cáo ảo, là đã có thể tiếp cận hàng triệu khách hàng.
Hệ lụy đau lòng đằng sau con số lợi nhuận
Việc Bộ Công an điều tra, phát hiện, bắt giữ ổ nhóm sản xuất, mua bán thực phẩm chức năng giả khiến dư luận rúng động, phẫn nộ trước hành vi của các đối tượng. Một lọ thực phẩm chức năng giả được sản xuất với giá chỉ vài nghìn đồng, nhưng có thể bán ra thị trường với giá vài trăm nghìn, vài triệu, mức lợi nhuận lên tới hàng chục, hàng trăm lần. Thực phẩm chức năng sản xuất, bán ra là giả nhưng tiền các đối tượng thu vào là thật và hậu quả để lại cho người sử dụng thì vô cùng khôn lường. Nhiều bệnh nhân tin vào những lời quảng cáo ngọt ngào đã bỏ điều trị những phác đồ của bệnh viện để dùng thực phẩm chức năng giả, dẫn tới bệnh tình trở nặng.
Nhiều phụ huynh mong muốn tăng sức đề kháng cho con trẻ nhưng đã vô tình "bơm" những hoạt chất không rõ ràng vào cơ thể non nớt của các em bằng những sản phẩm thực phẩm chức năng giả này, gây hệ lụy khó lường với sức khỏe con trẻ. Trên thực tế, có những ca bệnh bắt nguồn từ những viên "thần dược" thực phẩm chức năng được mua bán tràn lan, không ai kiểm chứng.
Hàng tấn thực phẩm chức năng chất thành đống trong các kho chứa.
Không thể phủ nhận, chính những kẽ hở trong công tác quản lý thị trường, kiểm tra hậu kiểm, cấp phép sản phẩm... đang tạo điều kiện cho các đối tượng phạm tội "lách luật".
Theo điều tra của phóng viên, năm 2021, Sở Y tế Thái Bình đã phát hiện, kiểm tra và xác định sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe GINKGO BILOBA của Công ty Cổ phần Dược phẩm MediUSA được một số nhà thuốc trên địa bàn tỉnh Thái Bình bán nhưng không đạt chỉ tiêu là "Khối lượng viên", không đạt chỉ tiêu là "Hàm lượng flavonoid".
Nhiều sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Megapharco trước đó cũng bị báo chí và dư luận phản ánh không đạt chất lượng. Tuy nhiên, không rõ bằng những thủ thuật nào, các sản phẩm khác và những công ty này vẫn ngang nhiên hoạt động trong suốt một thời gian dài cho đến khi bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an triệt xóa.
Đáng nói, ngày 13/5/2024, Công ty Cổ phần Dược phẩm MegaPhaco đã ký kết hợp tác với một trường y dược tại Hà Nội nhằm "tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên, giúp các em có cơ hội học tập, trải nghiệm thực tiễn và sẵn sàng gia nhập thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp" cũng như "cam kết hỗ trợ hết mình trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành dược".
Các thực phẩm chức năng được quảng cáo là nhập từ Mỹ, châu Âu thực chất là hoạt chất thập cẩm, vứt đầy rẫy ở vườn chuối, trong khu vực kho.
Trước đó, năm 2019, Sở Y tế Hà Nội cho biết, Công ty CP Dược phẩm MegaPharco không đảm bảo duy trì các điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định tại Luật Dược. Vì vậy, Sở Y tế thu hồi 2 giấy chứng nhận của công ty này, đồng thời cho biết Công ty CP Dược phẩm MegaPharco sẽ không được phép kinh doanh thuốc.
Không chỉ bị lóa mắt trước "phông bạt" của các công ty sản xuất, mua bán thực phẩm chức năng trên, song song đó, một bộ phận người tiêu dùng vẫn còn tâm lý "sính ngoại", "nghe quảng cáo là tin", thiếu kỹ năng phân biệt hàng thật, hàng giả, càng vô tình tiếp tay cho hàng gian phát triển. Nhiều chuyên gia cũng cảnh báo, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, mạng xã hội, nếu không có giải pháp công nghệ cao để quản lý sản phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ thì cuộc chiến chống thực phẩm chức năng giả sẽ còn rất gian nan.
Vụ án bị phanh phui lần này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng trong một bộ phận doanh nhân, những kẻ coi sức khỏe cộng đồng như món hàng để mặc cả, mua bán. Đó cũng là bài học xương máu cho công tác quản lý Nhà nước, phải chuyển từ quản lý "trên giấy" sang quản lý thực chất bằng công nghệ số, bằng dữ liệu dân cư, truy vết điện tử, tem định danh thông minh. Quan trọng hơn cả, người tiêu dùng cần tỉnh táo, cần được trang bị kiến thức bảo vệ chính mình. Bởi đôi khi, chỉ một cú nhấp chuột, một lần tin nhầm, cái giá phải trả có thể là sức khỏe, là tính mạng, thứ quý giá không gì mua lại được.
"Ngủ quên" trước hiểm họa thực phẩm chức năng giả: Trách nhiệm thuộc về ai? Một nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng giả ngang nhiên hoạt động trong nhiều năm, tung ra thị trường 920 mã sản phẩm, tổng sản lượng khi bị phát hiện, thu giữ tới hơn 100 tấn, với doanh thu riêng một công ty trong hệ sinh thái lên tới 800 tỷ đồng chỉ trong ba năm. Khủng khiếp là vậy nhưng...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt giữ 2 đối tượng đâm chết người trong lúc ăn nhậu

Xô xát tại quán ăn ở Hóc Môn, 1 người nhập viện nguy kịch

Lời khai tiết lộ lý do giám đốc doanh nghiệp đi buôn ma túy

Giang hồ Bình 'đen' ở Hải Phòng lĩnh án 12 năm 6 tháng tù

Theo chân Cảnh sát hình sự Hải Dương trấn áp tội phạm đường phố

Phá đường dây sản xuất tiêu thụ mỹ phẩm giả bằng hóa chất quy mô lớn

Khởi tố tài xế ém hơn 1,2 tạ pháo trong xe hơi

"Ông trùm" đường dây cá độ hơn 2.000 tỷ đồng bị bắt khi từ Campuchia về Việt Nam

Giám đốc Công ty khai thác khoáng sản móc nối với kế toán để trốn thuế

Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển cát không rõ nguồn gốc

Cựu Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa và thuộc cấp bị khởi tố vì đất đai

"Cát tặc" hoán cải tàu, giấu đầu hút dưới mặt nước
Có thể bạn quan tâm

Phim ngôn tình ngược tâm khiến khán giả khóc trôi sông lạc chợ, 10 năm qua chưa từng thấy nữ chính dịu keo như thế
Phim châu á
23:58:10 15/06/2025
Mỹ nhân Trung Quốc là nữ thần nước mắt thế hệ mới: 21 giây thể hiện cả ngàn biểu cảm, visual trong veo chuẩn tình đầu
Hậu trường phim
23:55:16 15/06/2025
Học trò Mỹ Tâm tiếp lục livestream vạch trần: "Tôi thật sự bị triệt hết mọi thứ, 10 năm qua như sống trong địa ngục"
Sao việt
23:39:17 15/06/2025
4 triệu người phát sốt trước quá khứ tranh cãi của "tiểu thư Samsung": "Tưởng khao khát làm ca sĩ lắm mà?"
Sao châu á
23:28:54 15/06/2025
Tổng thống Trump tuyên bố sắp tháo ngòi xung đột Israel - Iran
Thế giới
23:17:58 15/06/2025
Miến mà nấu theo cách này nghe thì "lạ lẫm" nhưng hương vị lại ngon bất ngờ, nhất là trong tiết trời nắng nóng
Ẩm thực
23:17:10 15/06/2025
Đời thăng trầm của Mai Dũng - bạn diễn ăn ý của Phước Sang, Hoàng Sơn
Tv show
23:01:23 15/06/2025
Kpop có đang đánh mất bản sắc riêng?
Nhạc quốc tế
22:53:54 15/06/2025
Hàng trăm "quái xế" gây náo loạn phố trung tâm Hải Phòng lúc rạng sáng
Tin nổi bật
22:49:10 15/06/2025
Xem phim "Sex education" đến tập cuối cùng, tôi chợt nhớ lại câu hét "Con căm thù bố" lúc 14 tuổi mà thấy lòng quặn đau
Góc tâm tình
22:43:50 15/06/2025