Choáng váng trước bộ bàn ghế ” khủng” giá 5 tỷ đồng của đại gia Yên Bái
Gần 2 năm trời với hơn 30 công nhân làm thủ công, bộ bàn ghế bằng nguyên liệu gỗ hương Lào có trị giá lên tới 5 tỷ đồng được giới đam mê đồ gỗ nhận định là lớn nhất Việt Nam.
Bộ bàn ghế gỗ hương Lào thuộc sở hữu của đại gia gỗ Cao Trung Hậu ở Văn Chấn – Yên Bái.
Theo bật mí của anh Hậu, để làm ra được bộ bàn ghế như hiện nay, anh đã tốn rất nhiều thời gian và tiền của để sưu tầm khoảng 15 mét khối gỗ hương từ Lào về.
“Sau khi lượng gỗ đã đủ, tôi bắt đầu thuê công nhân chế tác bằng thủ công. Tính sơ sơ cũng mất 2 năm với 30 nhân công làm liên tục”, anh Hậu cho hay.
Mặt bàn dài 305cm, rộng 180cm, được chạm khắc khá tinh xảo.
Ghế bố dài 436cm và cao 275cm
Để tiện lợi trong việc sử dụng với số lượng ít người, chủ nhân của bộ bàn ghế trên đã chế tác thêm một bàn nhỏ sử dụng ngay trên ghế bố.
4 ghế nhỏ, với bản rộng 167cm và cao 250cm mỗi chiếc
Với những họa tiết được thể hiện bằng bàn tay khéo léo của các nghệ nhân
Tất cả các họa tiết trên thân ghế được lựa chọn hình rồng, phượng
Ngoài ghế bố, ghế nhỏ còn có thêm 2 đôn cao và 2 đôn thấp đi kèm.
Đôn cao tiện lợi cho việc bài trí bình hoa hoặc những vật dụng trang trí khác.
“Toàn bộ bộ bàn ghế bao gồm 30 món với ghế bố, ghế nhỏ, đôn, bàn to, bàn nhỏ, đế và các đôn”, anh Hậu cho hay.
Chi tiết chiếc ghế bố được chủ nhân kê thêm chiếc bàn nhỏ để tiện sử dụng khi ít khách.
Bộ bàn ghế ước tính nặng khoảng 5-6 tấn.
Và theo bật mí của chủ nhân, giá để chuyển cho người nào đam mê bộ bàn ghế trên không dưới 5 tỷ đồng.
Theo nhận định của những người đam mê bàn ghế gỗ hương Lào, đây là bộ bàn ghế khá khủng ở Việt Nam
Với tổng cộng 30 món đồ bằng gỗ hương Lào nên bộ bàn ghế “khủng” của đại gia Văn Chân đang được rao bán với giá 5 tỷ đồng.
Giang Vương
Hoành phi câu đối bí ẩn "độc nhất vô nhị", trả 20 nghìn USD không bán
Bộ hoành phi câu đối vô cùng đặc biệt được một đại gia gỗ cất giữ hàng chục năm vừa được nhiều người tới trả giá hàng chục nghìn đô mà vẫn không mua được.
Hoành phi câu đối bí ẩn "độc nhất vô nhị", trả 20 nghìn USD không bán
Chơi và sưu tầm đồ gỗ hàng chục năm, ông Quý (543 Nguyễn Văn Linh, Hà Nội) đã mua không biết bao nhiêu món đồ gỗ quý giá về bày tại nhà. Thế nhưng, bộ hoành phi câu đối treo ở nhà vẫn luôn là món đồ bí ẩn nhất mà ông chưa giải mã được.
Bộ hoành phi câu đối đặc biệt
Nhớ lại về món đồ hiếm này ông Quý kể lại, năm 1990 chủ tiệm đồ cổ trên phố Hàng Bông đã bán lại cho một thương lái người Đài Loan bộ hoành phi câu đối này với giá 1 nghìn USD.
"Thời điểm đó, 1 nghìn USD đã là số tiền rất lớn. Thế nhưng, khi thương lái người Đài Loan này quay lại cửa tiệm đồ cổ đó, chủ cửa hàng đã ngỏ ý chuộc lại với giá 10 nghìn USD. Tuy nhiên, người thương lái này đã từ chối bán lại", ông Quý nói.
Các chữ được phác hoạ qua các bức tranh nhỏ
Mỗi bức tranh chữ lại có một ý nghĩa riêng
Dù đã làm ăn giao dịch với nhau hàng chục năm, nhưng mãi đến năm 2012, thương lái người Đài Loan này mới kể lại về cái duyên gặp gỡ bộ hoành phi câu đối đó cho ông Quý.
Ông Quý đã ngỏ ý muốn mua lại món đồ hiếm này. Thế nhưng, thương lái người Đài Loan đã bất ngờ tặng món quà quý giá này cho người bạn làm ăn mà không lấy tiền.
"Sau 22 năm ở Đài Loan, thì món đồ này lại trở về Việt Nam. Đây có thể là cái duyên, bởi theo kinh nghiệm của tôi, bộ hoành phi câu đối này có nguồn gốc từ Việt Nam", ông Quý khẳng định.
Dám khẳng định như vậy bởi theo ông, gỗ để làm bộ hoành phi này là có thể loại gỗ Cẩm. Loại gỗ này phổ biến ở miền Trung, khu vực Quảng Nam, Huế. Hơn nữa, xứ lạnh như Trung Quốc cũng không có gỗ tốt như này để làm.
Tuy nhiên, điều làm nên sự bí ẩn và độc đáo của bộ hoành phi câu đối này lại ở nguồn gốc và cách sáng tạo trên đó.
Theo vị đại gia đồ gỗ này, nếu nhìn qua ai cũng tưởng chỉ là một bức tranh gỗ khảm ốc bình thường. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ thì có thể thấy được các chữ được biểu đạt dưới dạng hình ảnh vô cùng sinh động.
"Mỗi chữ lại được minh hoạ bằng một bức tranh nhỏ với nội dung khác nhau. Chữ thì được uống theo hình con rồng, chữ uống từ con phượng, nhưng lại có những chữ như một bức tranh các con nai đang chơi đùa bên khóm cây", ông Quý mô tả.
Hình rồng
Làm nghề nhiều năm, ông Quý khẳng định, để tạo được bộ tranh với ý tưởng vô cùng độc đáo như vậy phải là người giỏi về chữ nghĩa thời xưa. Họ có ý tưởng, rồi vẽ lên gỗ sau đó mới cho thợ khảm theo, chứ thợ có giỏi tay nghề đến mấy cũng không nghĩ ra được.
Thế nhưng, dù đã nhờ qua nhiều người biết về chữ Nôm, chữ Hán,...nhưng ông Quý vẫn chưa giải nghĩa được bộ câu đối vô cùng bí ẩn và nghệ thuật này.
Bao năm qua, ông Quý vẫn đi tìm dòng họ là chủ nhân thực sự của bộ hoành phi câu đối này. Bởi theo ông, trên bức hoành phi còn có một dấu triện. Phải là đồ của vua ban thời xưa mới được đóng dấu này, nên rất có thể, bộ hoành phi câu đối này là của dòng tộc danh giá thời xưa.
Đã có nhiều người sưu tầm đồ cổ tới trả giá 20 nghìn USD, nhưng ông Quý vẫn lưu luyến không bán. Bởi tâm nguyện của ông là phải tìm ra nguồn gốc của món đồ quý này.
Theo dân trí
Thời trang ngoại đổ bộ, hàng nội địa trước cuộc chiến khốc liệt Sau Zara, HM thì Uniqlo cũng đã có mặt tại thị trường Hà Nội. Trong khi người tiêu dùng hồ hởi thì các thương hiệu trong nước đứng trước cuộc cạnh tranh khốc liệt. Điểm đến của các đại gia Việc ngày càng có nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới vào Việt Nam là tất yếu vì nhu cầu của...