Chợ và siêu thị vẫn hoạt động bình thường, Đà Nẵng trấn an người dân
Trước tình trạng người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ vì lo ngại dịch bệnh, Sở Công thương TP Đà Nẵng khẳng định không có chuyện đóng cửa chợ, siêu thị, không có chuyện ngăn cản vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm vào TP.
Người dân đổ xô đi mua đồ tích trữ
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhất làsau khi có quyết định tạm dừng các cửa hàng kinh doanh ăn uống, kể cả bán qua mạng và bán mang về, từ sáng 30/7, có tình trạng người dân TP Đà Nẵng đổ xô ra chợ, siêu thị và các cửa hàng mua lương thực thực phẩm tích trữ.
Một tiểu thương ở chợ Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho biết, ngày thường bán rất chậm nhưng hôm nay do người dân đổ xô đi mua nên chưa đầy 2 tiếng chị đã hết hàng. “Từ khoảng 5 giờ 30 đến 7 giờ sáng, tôi đã bán hết lượng thịt lợn trên sạp”, tiểu thương này cho biết.
Người dân đổ xô đi mua hàng tại một siêu thi vào sáng 30/7.
Tại một siêu thị trên đường Cách Mạng Tháng Tám thuộc quận Cẩm Lệ, khoảng 10 giờ sáng nay (30/7) đã “cháy” các mặt hàng thịt, do lượng người đổ đi mua quá đông. Một nhân viên quản lý cho biết, không phải siêu thị hết hàng mà vì lượng người dân đến quá đông nên không kịp phục vụ.
Tại siêu thị Coopmart Đà Nẵng, lượng người đến mua tăng đột biến, mặt hàng mua chủ yếu là thực phẩm tươi sống, đồ hộp, rau củ quả và có tình trạng tích trữ. Người dân mua hàng hóa nhiều hơn bình thường. Đại diện siêu thị cho biết, do đêm qua lượng người mua hàng tăng nhiều nên sáng 30/7, siêu thị đã tăng gấp 3 lần lượng trái cây, rau củ quả. Hàng về liên tục, siêu thị cam kết không tăng giá.
Chị Trần Thị Hòa (ở quận Thanh Khê) chia sẻ, mặc dù biết chính quyền TP Đà Nẵng sẽ đảm bảo cung ứng lương thực, thực phẩm cho dân trong thời gian cách ly, nhưng tâm lý vẫn muốn mua lương thực, thực phẩm tích trữ để hạn chế ra đường. “Nhà tôi chỉ có 3 người, nhưng vì lo ngại phải ra đường nhiều thời điểm dịch bệnh phức tạp, nên đi mua thực phẩm về để tủ lạnh dùng dần cho yên tâm”, chị Hòa nói.
Người dân yên tâm!
Ngày 30/7, Sở Công Thương TP Đà Nẵng đã có công văn đề nghị các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức quán triệt, tích cực tuyên truyền, khuyến cáo người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không nên mua tích trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm với số lượng lớn.
Chợ và siêu thị vẫn mở, hàng hóa đảm bảo cung ứng nên người dân không nên mua tích trữ.
Theo Sở Công Thương Đà Nẵng, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa, các đơn vị cung cấp suất ăn, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm vẫn hoạt động bình thường.
Ngoài ra, TP đã có kế hoạch chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu để phục vụ nhu cầu người dân chủ động, thường xuyên, liên tục với nguồn dự trữ dồi dào, phong phú, bảo đảm phục vụ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19;
Sở Công Thương TP cũng đề nghị Công ty Quản lý và Phát triển các chợ Đà Nẵng, các Ban quản lý chợ quận, huyện có phương án sắp xếp, bố trí trong việc giao nhận, mua bán hàng hóa hợp lý, không tập trung đông người; đề nghị tiểu thương và người dân tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Giám đốc các trung tâm thương mại, siêu thị; chủ cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa; giám đốc các đơn vị cung cấp suất ăn, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm; giám đốc các đơn vị sản xuất, kinh doanh khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn, vật tư và trang thiết bị y tế trên địa bàn xây dựng kế hoạch cân đối, dự trữ hàng hóa và đảm bảo cung cấp đủ số lượng khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn, vật tư và trang thiết bị y tế, hàng hóa tiêu dùng, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân; tuyệt đối không được găm hàng, đầu cơ, tăng giá gây bất ổn thị trường.
“Chợ, siêu thị vẫn hoạt động bình thường, không có chuyện đóng cửa. Chỉ đóng cửa những ngành hàng không cần thiết, cửa hàng bán đồ ăn sẵn, giải khát. Giao thông thông suốt, hàng hóa không bị đứt đoạn về hàng ngày. Người dân không nên tích trữ hàng hóa”, Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng – ông Nguyễn Hà Bắc khẳng định.
Siêu thị chuẩn bị sẵn gạo, mì gói, khẩu trang, người dân "tha hồ" mua sắm
Các loại nhu yếu phẩm như gạo, mì gói, nước mắm, nước tương... đã được các siêu thị chuẩn bị nguồn hàng dồi dào. Hàng triệu khẩu trang và hàng triệu chai nước rửa tay cũng sẵn sàng lên kệ.
Video đang HOT
"Nói không" với dự trữ thực phẩm trường kỳ
Ngay sau khi dịch Covid-19 quay trở lại thì nhiều siêu thị lớn đã "kích hoạt" các biện pháp chống dịch và lên kế hoạch cung ứng hàng hóa, đặc biệt là nhu yếu phẩm.
Còn đối với người dân, mọi người vẫn luôn giữ trạng thái bình tĩnh trong việc mua sắm. Không có hiện tượng gom hàng hóa, nhu yếu phẩm để tích trữ dù tình hình dịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp.
Các siêu thị lớn tại TPHCM có nguồn nhu yếu phẩm dồi dào, sẵn sàng phục vụ người dân.
Theo ghi nhận của PV Dân trí tại VinMart Thủ Đức (quận Thủ Đức), Co.opmart Nguyễn Ảnh Thủ (quận 12), BigC Tô Hiến Thành (quận 10), mặc dù dịch Covid-19 đã quay trở lại nhưng không khí mua sắm của người dân vẫn diễn ra ổn định, không có hiện tượng mua tích trữ nhiều hàng hóa.
Người dân chủ yếu mua các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày như thịt, cá, rau củ, mì gói, thực phẩm đông lạnh... Khẩu trang và nước rửa tay cũng là những mặt hàng được người dân mua nhiều trong vài ngày qua.
Giá các loại khẩu trang vải kháng khuẩn cho trẻ em và người lớn có giá từ 12.000 - 16.000 đồng/chiếc, mỗi bịch khẩu trang vải chứa 2-3 chiếc để người dân dễ dàng chọn lựa.
Gel rửa tay loại nhỏ từ 60-90ml có giá 24.000 - 25.000 đồng/chai. Gel rửa tay loại 235ml có giá 73.000 đồng/chai. Các sản phẩm chủ yếu là do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
Bà Trần Thị Lệ (ngụ quận 3) cho biết, hôm nay, bà luôn đeo khẩu trang khi vào siêu thị. Bà đi mua thịt heo, rau xanh và trái cây cho cả nhà dùng trong 3 ngày tới.
"Đợt trước gia đình tôi cũng đã trải qua giãn cách xã hội nên giờ mình cũng có chút kinh nghiệm. Trước tiên là mình phải bình tĩnh, sử dụng khẩu trang và nước rửa tay. Đi chợ hay siêu thị cũng không cần mua quá nhiều, chỉ cần đủ dùng trong vài ngày là được. Chợ và siêu thị không thiếu hàng hóa", bà Lệ nói.
Người dân đi siêu thị chỉ mua hàng hóa đủ dùng trong vài ngày.
Chỉ vào thùng mì gói trong giỏ hàng, anh Nguyễn Thành Tuấn (ngụ quận 10) chia sẻ, anh mua thùng mì vì nhà hết mì gói, không phải mua mì về nhà để tích trữ.
"Trữ thực phẩm làm gì cho mệt, siêu thị ngày nào chẳng mở cửa. Ở TPHCM mình mua đồ ăn 24/24 được mà. Quan trọng là phải có ý thức phòng dịch khi đến nơi đông người và hạn chế tiếp xúc thôi. Tôi mua mì gói với ít thịt bò, chả lụa rồi về ngay chứ không ở lại siêu thị lâu", anh Tuấn nói.
Hàng hóa dồi dào, sẵn sàng chống dịch
Theo đại diện hệ thống siêu thị VinMart và VinMart , ngay sau khi có sự xác nhận của Bộ Y tế về việc Covid-19 đã quay lại thì hơn 3.000 siêu thị, cửa hàng của hệ thống này đã yêu cầu nhân viên, khách hàng tuân thủ các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay, hạn chế tiếp xúc và không tụ tập đông người...
Ngoài ra, siêu thị này cũng đã có kế hoạch cung cấp, đảm bảo cung ứng hàng hóa, đặc biệt là nhu yếu phẩm tới hết tháng 12/2020.
"Các siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart sẽ luôn đảm bảo đủ số lượng hàng hóa thiết yếu đã cam kết với địa phương, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân", đại diện hệ thống siêu thị nói.
Cũng theo đại diện siêu thị nói trên, nhiều mặt hàng thiết yếu sẽ được cam kết không tăng giá bán và luôn có sẵn tại các điểm kinh doanh như: gạo, mì gói, rau, thịt heo, nước mắm, nước tương, nước tinh khiết...
Nhu yếu phẩm như mặt hàng gạo luôn đầy kệ các siêu thị.
"Chúng tôi đã chuẩn bị hơn 2,5 triệu khẩu trang vải kháng khuẩn và hơn 3 triệu đơn vị nước rửa tay các loại cho tới hết tháng 9/2020. Tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh, chúng tôi sẽ xây dựng các kịch bản để cam kết đầy đủ hàng hóa, hỗ trợ phục vụ nhu cầu của người dân và phòng chống dịch bệnh", đại diện VinMart và VinMart chia sẻ.
Đại diện Saigon Co.op cho biết, đơn vị này cũng đã chuẩn bị nhiều phương án để đối phó với dịch bệnh.
Theo ông Đỗ Quốc Huy, Giám đốc Marketing Saigon Co.op, do đã có kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch nên đơn vị này đã có lộ trình rõ ràng cho việc dự trữ hàng hóa và có biện pháp ứng phó kịp thời với những diễn biến cập nhật của dịch bệnh.
"Hàng loạt các biện pháp phòng chống dịch đã được chúng tôi "kích hoạt". Hàng hóa thiết yếu luôn được đảm bảo trữ lượng an toàn. Đồng thời, lượng khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang y tế, gel rửa tay.... cũng như các phương án nhân sự, phương án vận chuyển đều đã được sẵn sàng cho hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.opSmile của Saigon Co.op trên cả nước", ông Huy nói.
Cũng theo ông Huy, so với cao điểm dịch trước đây thì hiện nay, Saigon Co.op có bổ sung thêm phương án hàng hóa và phương án vận chuyển riêng biệt cho từng địa phương, từng khu vực. Hệ thống siêu thị này đang đặc biệt chú trọng các phương án vận chuyển hàng hóa và các biện pháp cách ly cho các siêu thị tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế và tiến tới các khu vực có siêu thị lân cận.
Khu vực TPHCM và các tỉnh thành có siêu thị Co.opmart đều được đặt trong trạng thái cảnh giác cao theo diễn biến dịch.
Đại diện Sở Công Thương TPHCM cho biết, đơn vị này cũng đã được UBND thành phố giao nhiệm vụ đảm bảo hàng hóa phục vụ cho người tiêu dùng và tăng cường kiểm soát đối với mặt hàng trang thiết bị y tế phòng chống dịch bệnh.
Sở Công Thương TPHCM cũng kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng găm hàng, thổi giá khẩu trang y tế, nước rửa tay nhằm gây bất ổn thị trường của các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Sau đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận:
Người dân được kiểm tra thân nhiệt và phải rửa tay sát khuẩn trước khi vào VinMart Thủ Đức.
Người dân đi siêu thị luôn đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn.
Quầy nước rửa tay liên tục có khách.
Chai nước rửa tay loại nhỏ có giá từ 24.000 - 25.000 đồng/chai.
Khu vực bán khẩu trang vải kháng khuẩn của siêu thị.
Mỗi bao khẩu trang vải đạt chuẩn về chất lượng có giá từ 46.000 - 49.000 đồng/3 cái.
Nước rửa tay chất đầy kệ trong siêu thị Co.opmart Nguyễn Ảnh Thủ (quận 12) và có nhiều chủng loại phong phú cho người dân lựa chọn.
Gạo không bao giờ thiếu trong siêu thị ở TPHCM.
Người dân mua sắm hàng hóa vừa phải và không có hiện tượng tích trữ thực phẩm.
Nhân viên siêu thị và khách hàng luôn đeo khẩu trang, tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Có gì đặc biệt trong siêu thị Triều Tiên, nơi có bán cả hàng Việt Trong những năm gần đây, thủ đô Bình Nhưỡng phát triển hơn trước rất nhiều. Một số siêu thị đã mọc lên, cung cấp những mặt hàng nhu yếu phẩm cho người dân. Tuy nhiên, những siêu thị này còn khá ít và phần lớn người dân vẫn thường mua hàng trong những ki-ốt nhỏ dọc đường, hoặc cửa hàng nhỏ. Người dân...