“Chờ tao với, cho tao đi nhờ xe với cô giáo ơi”

Theo dõi VGT trên

Hôm sau đến trường có tôi trao đổi với các đồng nghiệp thì mới vỡ lẽ cách xưng hô mày tao là tiếng của người dân tộc ở vùng này, chỉ có 2 ngôi xưng mày, tao.

“Nhớ lại thời gian đầu mới lên nhận công tác, hàng ngày tôi đi xe máy đến điểm trường và cũng tiện đường học sinh đi học nên hôm nào gặp các em tôi cũng cho đi nhờ xe, khi đi học về cũng vậy.

Hôm đó sau khi tan học, vừa ra khỏi trường được một đoạn khi đang lên dốc thì bất ngờ một em học sinh chui ra từ bụi cây ven đường, em đó giơ tay vẫy tôi và nói: “Chờ tao với, cho tao đi xe với”, tôi hoàn toàn bất ngờ và có cảm giác hơi bực vì nghĩ học sinh không tôn trọng mình.

Tôi hỏi sao em lại xưng là tao với cô? Em đó nghe nhưng không nói gì, chỉ đỏ mặt rồi cúi xuống, sau đó tôi đưa em về tận nhà và không quên dặn em từ lần sau không được nói mày tao với thầy cô.

Hôm sau đến trường tôi có trao đổi với các đồng nghiệp lâu năm thì mới vỡ lẽ cách xưng hô mày tao là tiếng của người dân tộc ở vùng này, ngôn ngữ của họ giống như tiếng Anh, chỉ có 2 ngôi xưng mày, tao thôi chứ không phải là các em học sinh vô lễ với thầy cô”.

Cô Nguyễn Thị Thanh – Giáo viên Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đã chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Chờ tao với, cho tao đi nhờ xe với cô giáo ơi - Hình 1

Cô Nguyễn Thị Thanh – Giáo viên Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Hôm đầu tiên đi dạy học, quần áo dính đầy bùn đất

Cô Thanh cho biết: “Trước khi lên vùng đất này tôi cũng có tìm hiểu nhưng khi lên đến đây thì mọi chuyện lại không như những gì mình đã biết. Khi nhận quyết định tuyển dụng mới biết đó là một điểm trường ở bản lẻ.

Điểm trường không xa trung tâm huyện nhưng đường lại rất khó đi. Hôm đầu tiên đi dạy tôi đã chọn một bộ quần áo đẹp để mặc, mua một đôi dép mới nhưng lại gặp đúng hôm trời mưa to.

Sáng sớm hai vợ chồng đi xe máy vào điểm trường mà thực sự là không thể đi nổi, đường đất lại gặp trời mưa, bánh xe quay tít văng bùn đất lên khắp người và chỉ đi bộ được một đoạn ngắn thì đôi dép mới của tôi đã bị đứt không thể dùng được nữa.

Điểm trường nơi tôi đến là những dãy nhà tạm bằng gỗ cũ kỹ với gần 50 học sinh, lúc đó trong tôi có một cảm giác khó tả và thực sự không biết phải nói sao, nó không như những gì tôi tưởng tượng trước khi lên đây, không thể nghĩ đó là nơi tôi sẽ dạy học.

Tôi nhận lớp với 9 học sinh, ba lớp bên cạnh là 24 học sinh, một lớp 1 có 11 em chủ yếu là người thiểu số dân tộc Lào (dân tộc thiểu số của Việt Nam).

Nhìn điểm trường, cơ sở vật chất, giao thông đi lại và số lượng học sinh quá ít khiến cho tôi cũng cảm thấy hơi buồn.

Nhiều lúc tôi cũng nghĩ tại sao mình lại chọn một nơi xa, khó khăn như vậy để công tác? Nhưng dần qua thời gian và công việc rồi thì mọi chuyện cũng đã ổn hơn, nhất là về tâm lý”.

Nhiều kỷ niệm khó quên

Cô Thanh cho biết: “Việc chúng tôi đến thăm học sinh trong bản cũng phần nào thắt chặt thêm tình cảm thầy trò, nhà em nào tôi cũng đến thăm. Cũng có đôi lúc học sinh nghỉ học không lý do là tôi lại tìm đến nhà để tìm hiểu.

Nhớ lại lần đầu tiên được phụ huynh học sinh mời đến nhà ăn Tết, tôi cùng mấy đồng nghiệp ở điểm trường cùng đi, đến nơi thì thấy cả nhà học sinh đang ăn cỗ nhưng bác phụ huynh đứng ngay dậy đi làm thịt một con gà, dọn một mâm mới để mời các thầy cô giáo.

Mâm cỗ với con gà luộc, vài món rau và xôi, rượu trắng nhưng đó là tình cảm của học sinh, của phụ huynh các em và người dân nơi đây đối với các thầy cô giáo, đáng trân trọng lắm anh ạ.

Đây là trường Dân tộc bán trú nên năm nào chúng tôi cũng tổ chức Tết sớm cho học sinh trước khi các em về nhà ăn Tết, cũng đơn giản thôi nhưng các em rất vui, hào hứng phấn khởi.

Video đang HOT

Lá dong thì các em học sinh mang đến trường rồi phân công nhau rửa lá, phần gạo và thịt thì các thầy cô trong trường cùng nhau quyên góp, trích lương của mình để mua, ngoài ra các em học sinh còn tự trồng rau sạch trong vườn trường để bán gây quỹ.

Vui nhất là lúc gói bánh chưng, bánh của người dân tộc ở vùng này nhỏ, dài và hình như bánh giò dưới xuôi, không quen thì rất khó gói. Vậy là cô thì dạy học trò gói bánh chưng vuông kiểu miền xuôi, còn học sinh lại hướng dẫn thầy cô gói bánh chưng kiểu vùng cao.

Vui nhất là lúc nồi bánh chín, vớt ra nhưng không cái bánh chưng nào vuông vắn, bánh của các thầy cô gói cũng không ra hình gì, nhân bánh và gạo bị vỡ ra ngoài. Tuy vậy nhưng buổi liên hoan vui lắm, có bánh kẹo, bánh chưng, thịt gà”.

Cô Thanh cho biết thêm: “Với một số các em học sinh lớp 1 người dân tộc H’Mông ở nội trú tại trường, phần vì ít về nhà, bố mẹ đi làm xa không có điều kiện qua tâm đến con nên chúng tôi cũng thường xuyên nhắc nhở, giúp đỡ các con trong việc sinh hoạt hàng ngày.

Các em phần vì nhút nhát, hiền lành, và tập quán sinh hoạt nên có những buổi các thầy cô giáo chia thành hai bên nam và nữ để cắt tóc cho các con, vá quần áo, giúp các con tắm gội, vệ sinh cá nhân”.

Chờ tao với, cho tao đi nhờ xe với cô giáo ơi - Hình 2

Cô Nguyễn Thị Thanh và các em học sinhTrường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Chờ tao với, cho tao đi nhờ xe với cô giáo ơi - Hình 3

Các em học sinhTrường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu trong giờ ngoại khóa. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Luôn hết lòng vì học sinh

Cô Thanh nói: “Đồng nghiệp tại điểm trường nơi tôi dạy có 5 giáo viên, họ thường xuyên giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc nhất là thời gian đầu nên tôi cũng phần nào được an ủi, hơn nữa học sinh và phụ huynh nơi đây rất quý thầy cô, các em cũng rất ngoan.

Nếu so sánh với học sinh ở vùng thuận lợi thì các em ở đây nhút nhát, nhận thức có phần hạn chế nên việc truyền dạy kiến thức khá vất vả, nhất là với môn Tiếng Việt.

Các em là người dân tộc thiểu số tuy được dạy tiếng phổ thông từ mẫu giáo nhưng cũng có nhiều em nghe nói chưa thạo, nhiều lúc giáo viên giảng bài nhưng các em chỉ ngồi nhìn cô nhưng không hiểu cô nói gì.

Nhiều câu hỏi tôi đặt ra nhưng các em chỉ biết nhắc lại chứ không biết trả lời, những lúc như vậy tôi lại tìm cách để giúp học sinh hiểu, tôi chia từng phần câu hỏi, hỏi từng ý nhỏ một để vừa với nhận thức của học sinh.

Ngoài ra tôi cũng soạn các câu hỏi có tính gần gũi với học sinh hơn về văn hóa, gia đình để các em dễ hiểu, từ đó dần dần các em trả lời được những câu hỏi khó hơn.

Vốn tiếng phổ thông của học sinh chưa giỏi và chỉ giao tiếp với giáo viên khi đến trường, còn ở gia đình các em vẫn dùng tiếng dân tộc, vậy nên khi dạy môn Văn cũng có nhiều hạn chế, các em cứ nói sao thì viết như vậy, câu từ phải chỉnh rất nhiều.

Thời gian đầu tôi cũng để cho các em viết mặc dù sai rất nhiều, nhưng chúng tôi cũng cố gắng uốn nắn rồi qua thời gian, chuẩn bị dàn ý, khung sườn bài văn để học sinh bám vào.

Phần luyện từ và câu của môn Tiếng Việt cũng khá vất vả với các em, tôi áp dụng đọc và lấy nhiều ví dụ để các em dễ hiểu, từ đó bài làm của các em cũng đã tiến bộ và phong phú hơn rất nhiều.

Bài văn mẫu trong sách giáo khoa thường là tả công viên, thành phố… nhưng thực tế ở đây các em không biết những thứ đó nên có phần khó khăn khi tả cảnh.

Vậy nên với nội dung đó tôi thay đổi dùng phong cảnh, đồng lúa, đồi chè, bản làng, cánh rừng… tại địa phương nơi các em sinh sống để ra bài tập, bởi những hình ảnh đó các em được gặp và quan sát hàng ngày, như vậy phù hợp hơn”.

Chờ tao với, cho tao đi nhờ xe với cô giáo ơi - Hình 4

Nếu so sánh với học sinh ở vùng thuận lợi thì các em ở đây nhút nhát, nhận thức có phần hạn chế nên việc truyền dạy kiến thức khá vất vả, nhất là với môn Tiếng Việt. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cô Thanh cho biết: “Tôi quê ở Hải Dương, học xong Trường cao đẳng Sư phạm của tỉnh năm 2009, sau đó theo chồng lên nhận công tác tại xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu. Chồng tôi cũng là giáo viên dạy lớp 4 tiểu học.

Thời gian đầu mới lên đây tôi cũng buồn mất một thời gian, phần vì xa bố mẹ và hơn nữa điều kiện công tác không như trí tưởng tượng của mình, cũng đã biết lên đây sẽ là khó khăn nhưng cũng không thể nghĩ nó sẽ khó khăn như vậy. Lúc đó tôi mới 22 tuổi.

Theo cô Thanh: “Đã công tác ở đây được12 năm, tôi thấy mọi thứ về cơ sở vật chất, đời sống kinh tế người dân vùng này ngày một tốt hơn.

Sự hiểu biết của các bậc phụ huynh và đặc biệt là số lượng học sinh đã tăng lên rất nhiều so với thời gian tôi mới lên, hiện nay học sinh toàn trường là hơn một nghìn em, trong đó có 400 học sinh bán trú.

Giờ đây tôi thấy rất gắn bó với ngôi trường mình đang công tác, với học sinh, với người dân, với vùng đất này như là quê hương thứ 2 của tôi, và nếu được chọn lại thì tôi vẫn chọn nơi đây với nghề giáo.

Có những học sinh cũ đã lên cấp hai nhưng thỉnh thoảng vẫn quay lại lớp tôi dạy, tặng cô một bó hoa dại vừa hái ven đường, xin phép được vào ngồi ở cuối lớp, im lặng cảm nhận lại những giờ nghe cô giảng bài, đợi hết giờ học để được trò chuyện cùng cô giáo”.

Về vùng đất "Tây Tiến" gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao

Có ai còn nhớ những địa danh hùng vĩ trong bài thơ 'Tây Tiến' của Quang Dũng? Đường đi thật không dễ dàng nhưng chúng tôi đã trực tiếp lên tới đỉnh Sài Khao để gặp những người chiến sĩ trên mặt trận giáo dục.

Bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) nằm cách trung tâm TP Thanh Hóa gần 300km. Nơi đây đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn về điện, nước, sóng điện thoại... nhưng các thầy cô giáo cắm bản vẫn luôn cố gắng từng ngày để đưa những trẻ em người Mông đến lớp.

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 1

Điểm trường Sài Khao nằm trên đỉnh Sài Khao.

Tại bản Sài Khao có 2 điểm trường mầm non lẻ thuộc Trường mầm non Mường Lý và điểm trường Tiểu học thuộc Trường tiểu học Tây Tiến (xã Mường Lý, huyện Mường Lát).

Thầy Hơ Pó Sung (SN 1994) là người dân tộc Mông đang giảng dạy tại điểm lẻ tiểu học cho biết, năm 2018 sau khi ra trường anh lên điểm lẻ Sài Khao công tác. Hiểu được khó khăn, vất vả của người dân tộc mình đã trải qua nên anh càng quyết tâm và cố gắng hơn vì học trò.

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 2

Thầy Hơ Pó Sung là giáo viên người Mông đạt giáo viên dạy giỏi môn Toán cấp tỉnh.

"Học sinh và phụ huynh nơi đây chủ yếu nói tiếng mẹ đẻ (tiếng Mông-PV), tôi là người Mông thì việc giao tiếp dễ dàng hơn còn những giáo viên ở nơi khác đến thì điều đó thực sự khó khăn. Lên đây cắm bản chúng tôi dành tất cả tâm huyết vì học sinh thân yêu và xem các em như chính là những đứa con đẻ của mình", thầy Sung tâm sự.

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 3

Những học sinh nơi đây khi đến lớp học chỉ nói tiếng Mông.

Theo chia sẻ của các thầy giáo tại điểm trường tiểu học, trước đây những lớp học, nhà ở giáo viên đều là tranh tre, nứa lá, đường từ trung tâm xã đến điểm trường bằng đất trơn trượt nên khi lên trường thì phải gửi xe giữa đường rồi vác đồ đi bộ lên.

Năm 2018, có một tổ chức thiện nguyện kêu gọi đầu tư, hỗ trợ xây dựng điểm trường Tiểu học Sài Khao 3 phòng học kiên cố thay thế các lớp học tranh tre. Nhà công vụ cho giáo viên cũng được xây dựng mới từ năm 2019.

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 4

Giáo viên cắm bản dành tình cảm đặc biệt cho học sinh.

Cô giáo mầm non Lương Thúy Diệp có nhà cách điểm trường khoảng 30km tâm sự: "Khi được phân công lên đây giảng dạy em cũng có chút lo lắng vì điểm trường ở xa, đường xá đi lại khó khăn đối với giáo viên nữ như em. Ngoài ra, em cũng vừa lập gia đình, con nhỏ, xa nhà, nhớ con nhiều lúc cũng cảm thấy chạnh lòng".

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 5

Giờ tập thể dục của các em học sinh

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 6

Giờ ra chơi tại điểm trường Sài Khao

Gia đình, người thân, con cái ở cách xa hàng trăm km và đa số các giáo viên không phải người bản địa, đời sống sinh hoạt tự cung tự cấp gặp nhiều khó khăn nhưng với lòng yêu nghề, sự quyết tâm các thầy cô đã vượt lên tất cả để gieo chữ giữa đại ngàn.

Cô giáo mầm non Bùi Thị Quyên (quê ở Bá Thước, cách điểm trường 150 km) chia sẻ: "Năm 2014 tôi lên Mường Lý công tác và đã luân chuyển ở nhiều điểm lẻ khác nhau nhưng đây là điểm trường khó khăn nhất của xã với 100% là học sinh người Mông. Chúng tôi rất khó giao tiếp vì các em chỉ nói tiếng bản địa không hiểu giáo viên nói gì cả.

Xa gia đình, thương con cái còn nhỏ đã thiếu đi sự chăm sóc của mẹ nhưng vì lòng yêu nghề, thương trẻ nên tôi đã cố gắng vượt qua tất cả để ở lại với các em và bà con nơi đây".

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 7

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 8

Giáo viên xem những học trò nơi đây như chính những đứa con đẻ của chính mình.

Còn thầy Vi Văn Phúc (quê ở Quan Sơn nhưng đã lập gia đình trên Mường Lát, nhà cách điểm trường 70km) cũng chia sẻ: "Ở đây chưa có điện lưới nên mỗi lần vào mùa đông thời tiết xấu, sương mù bao phủ thì những lớp học tối như ban đêm không thấy gì cả, điện năng lượng không đủ thắp sáng lớp cho các em học bài.

Bất đồng ngôn ngữ là vấn đề lớn nhất đối với những giáo viên người dân tộc khác như chúng tôi, nhưng với sự tin tưởng, ủng hộ của dân bản dành cho các thầy cô, bằng tất cả tấm lòng và sự nhiệt huyết của người thầy đối với học trò chúng tôi cũng đã vượt lên những khó khăn để tiếp tục công việc giảng dạy của mình".

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 9

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 10

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 11

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 12

Về vùng đất Tây Tiến gặp những người gieo chữ trên đỉnh Sài Khao - Hình 13

Lên đây giảng dạy đa số giáo viên đều phải ở lại bán trú, cuối tuần với về nhà một lần, cũng có khi cả tháng trời với về thăm gia đình. Ở đây sóng điện thoại chưa có nên nhiều khi có công việc gia đình thì nhiều thầy cô cũng bỏ lỡ, muốn gọi điện về nhà các thầy cô phải đi cách xa điểm trường để dò sóng.

Tại điểm trường Sài Khao bậc tiểu học có 5 khối với 85 học sinh, bậc mầm non có 52 học sinh. Các lớp học đều trong tình cảnh thiếu thốn dụng cụ học tập nhưng tràn ngập tình cảm yêu thương thầy trò.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà NộiLý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội
07:27:43 19/12/2024
Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!
06:49:39 19/12/2024
Khởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà NộiKhởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà Nội
06:41:49 19/12/2024
Xoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xaoXoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xao
06:54:34 19/12/2024
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?
08:56:25 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hàng nghìn người hâm mộ mãn nhãn với trải nghiệm màn hình đẳng cấp đến từ AOC và Philips tại sự kiện Into The Arcane của VNGGames

Hàng nghìn người hâm mộ mãn nhãn với trải nghiệm màn hình đẳng cấp đến từ AOC và Philips tại sự kiện Into The Arcane của VNGGames

Mọt game

11:46:41 19/12/2024
Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người hâm mộ đã cùng hòa mình vào không khí sôi động tại sự kiện offline Into The Arcane do VNGGames tổ chức, nhằm chào đón mùa 2 của loạt phim đình đám Arcane.
Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang

Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang

Tin nổi bật

11:45:26 19/12/2024
Thông tin ban đầu cho biết, sáng 19/12, người dân ấp Kinh 2B, xã Phước Lập, huyện Tân Phước (Tiền Giang) hốt hoảng khi phát hiện một thanh niên đã tử vong trong tư thế treo cổ phía dưới sàn cầu Mã Đá và trình báo công an địa phương.
Cụ bà 71 tuổi trẻ như thiếu nữ, có 1 bí quyết "cải lão", đặt mục tiêu xinh đẹp đến 120 tuổi: Giờ ra sao?

Cụ bà 71 tuổi trẻ như thiếu nữ, có 1 bí quyết "cải lão", đặt mục tiêu xinh đẹp đến 120 tuổi: Giờ ra sao?

Netizen

11:37:05 19/12/2024
Người ta vẫn nói thời gian không chờ đợi bất kỳ ai nhưng có những người lại trẻ trung đi ngược quy luật này. Ngay cả khi đã lớn tuổi, họ vẫn sở hữu gương mặt tươi trẻ, thân hình mảnh mai và quyến rũ khiến mọi người xung quanh không phải...
3 cung hoàng đạo phát tài nhờ kinh doanh trong 2 năm tới

3 cung hoàng đạo phát tài nhờ kinh doanh trong 2 năm tới

Trắc nghiệm

11:29:04 19/12/2024
Trong vũ trụ bao la của 12 cung hoàng đạo, có ba chòm sao được ban phước với khả năng kinh doanh đáng kinh ngạc, mà Ma Kết chính là một trong số đó.
Mbappe đạt 300 bàn, ẵm 2 danh hiệu với Real Madrid trong 4 tháng

Mbappe đạt 300 bàn, ẵm 2 danh hiệu với Real Madrid trong 4 tháng

Sao thể thao

11:24:40 19/12/2024
Kylian Mbappe cán mốc 300 bàn cấp CLB, ở trận Real Madrid 3-0 Pachuca giành Siêu cúp Liên lục địa, danh hiệu thứ 2 ở Bernabeu trong 4 tháng.
Kem dưỡng mắt có xóa được quầng thâm?

Kem dưỡng mắt có xóa được quầng thâm?

Làm đẹp

11:20:22 19/12/2024
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị hiện nay không thể loại bỏ hoàn toàn quầng thâm một cách hiệu quả mà chỉ có thể khắc phục được phần nào.
Suit cách điệu - tuyên ngôn thời trang của phái nữ hiện đại

Suit cách điệu - tuyên ngôn thời trang của phái nữ hiện đại

Thời trang

11:17:55 19/12/2024
Set đồ suit cách điệu mang đến làn gió mới đầy sáng tạo cho thời trang hiện đại. Vẫn giữ được nét thanh lịch của suit truyền thống, nhưng thiết kế được biến tấu tinh tế với phom dáng trẻ trung và linh hoạt hơn.
'Không thời gian' tập 15: Một nhóm học sinh bị lạc trong rừng

'Không thời gian' tập 15: Một nhóm học sinh bị lạc trong rừng

Phim việt

11:07:28 19/12/2024
Trong Không thời gian tập 15, Trung tá Đại cùng đồng đội hết sức khẩn trương tìm kiếm một nhóm học sinh đi rừng bị lạc.
Tân binh gây choáng với nửa showbiz góp mặt trong MV đầu tay, tlinh vừa xuất hiện là giật luôn spotlight!

Tân binh gây choáng với nửa showbiz góp mặt trong MV đầu tay, tlinh vừa xuất hiện là giật luôn spotlight!

Nhạc việt

11:04:30 19/12/2024
Tối 18/12, Thể Thiên chính thức ra mắt MV đầu tay SAIGONTEY - track thứ 2 trong album Trần Thế kết hợp với tlinh.
Hyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con trai

Hyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con trai

Sao châu á

10:58:58 19/12/2024
Hyun Bin đã có những chia sẻ về cuộc sống gia đình bên bà xã Son Ye Jin và con trai đầu lòng. Những lời chia sẻ của Hyun Bin tới Son Ye Jin và con trai đốn tim công chúng.
Màn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếc

Màn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếc

Sao việt

10:55:47 19/12/2024
Hương Giang có hành động khó lường trước là tự tay tác nghiệp quay lại thước phim dở khóc dở cười của Diệp Lâm Anh và chồng cũ.