Chợ phiên kết nối nông sản an toàn
Đây là một trong những giải pháp của Đồng Tháp giúp bà con quảng bá và tiêu thụ nông sản sạch.
Hai lần mỗi tháng vào cuối tuần thứ 2 và cuối tuần thứ 4, chợ phiên Nông sản an toàn Đồng Tháp được tổ chức trên đường Hai Bà Trưng, thành phố Cao Lãnh.
Với hơn 40 gian hàng, phiên chợ trưng bày nhiều sản phẩm, tạo cơ hội kết nối đầu ra ổn định cho nông dân.
Ngoài việc khuyến khích nông dân sản xuất có trách nhiệm, chợ phiên còn góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức của người tiêu dùng đối với việc sử dụng thực phẩm an toàn.
Video đang HOT
Từ phiên chợ này, nông sản của bà con được tiêu thụ nhanh chóng. Cùng với đó là những đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp lớn. Quan trọng hơn là nông dân đã trở thành những nhà bán lẻ có kĩ năng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Tấn Hưng, Phú Cường
Theo vtv
Ninh Bình: Nông dân thu lợi kép nhờ làm nông sản an toàn
Ngày 29.10, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện chương trình phối hợp giữa Chính phủ với Hội NDVN, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về "Tuyên truyền vận động, sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 -2020" tại Ninh Bình.
Nhiều lợi ích khi sản xuất an toàn
Tại Ninh Bình, Phó Chủ tịch Đinh Khắc Đính đã đi thăm, kiểm tra thực tế một số của hàng, mô hình sản xuất, chăn nuôi an toàn tại 2 huyện là Yên Mô và Hoa Lư. Điểm đầu tiên mà đoàn đến là cửa hàng kinh doanh nông sản an toàn ở thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô. Bà Nguyễn Thị Hiền-chủ cửa hàng cho hay: "Sau hơn 2 tháng khai trương, đến nay, cửa hàng của gia đình tôi thu hút được từ 20 - 30 khách đến mua hàng mỗi ngày. Do sản phẩm được lấy từ HTX sản xuất rau an toàn trên địa bàn nên các mặt hàng rau, củ, quả... đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhờ thế mà cửa hàng đã thu hút được nhiều khách, có tháng chúng tôi thu nhập trên 50 triệu đồng"- bà Hiền nói.
Phó Chủ tịch BCH TƯ Hội NDVN Đinh Khắc Đính (phải) dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra mô hình sản xuất rau an toàn ở huyện Yên Mô (Ninh Bình). Ảnh: Trần Quang
Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Hội ND huyện Yên Mô cho biết, mô hình sản xuất nông sản an toàn lần đầu được Hội triển khai tại HTX nông nghiệp Yên Từ với hơn 5ha. "Lúc đầu triển khai nhiều hội viên cũng băn khoăn, lo lắng nhưng sau khi được tuyên truyền, vận động và tấp huấn kỹ thuật, nhiều hội viên đã nhiệt tình tham gia vào mô hình và đến giờ họ đã thu được hiệu quả rõ rệt, nhiều hộ có thu nhập hàng chục triệu đồng/năm.
Đến nay, mô hình này đã được nhân rộng lên trên 20ha với hàng nghìn hội viên tham gia, các sản phẩm làm ra luôn đảm bảo chất lượng nên rất dễ tiêu thụ"- ông Tam nói.
Đối với mô hình chăn nuôi an toàn mà đoàn công tác đến kiểm tra lần này cũng rất nổi trội. Ông Nguyễn Văn Diện - chủ trang trại cho biết, hiện nay trang trại của ông đang nuôi trên 12.000 gà Ai Cập, trung bình mỗi ngày trang trại của ông đưa ra thị trường trên dưới 5.000 trứng an toàn thu lãi về hàng tỷ đồng/năm.
"Để chăn nuôi an toàn, ngay từ sản phẩm thức ăn đầu vào cung cấp cho đàn gà cũng được chúng tôi đặc biệt chú trọng. Bên cạnh đó, việc đầu tư sàn và chuồng kín để nuôi gà cũng giúp trứng đẻ ra sạch sẽ hơn, tiêu thụ dễ dàng hơn"- ông Diện nói.
Tiếp tục nhân rộng mô hình
Ông Đinh Hồng Thái - Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình cho hay: Sau 2 năm triển khai Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn giai đoạn 2016 - 2020", đến nay các cấp Hội đã xây dựng được 319 mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, trong đó Hội ND tỉnh xây dựng được 20 mô hình; Hội ND các huyện, thành phố xây dựng được 18 mô hình; Hội ND các cơ sở xây dựng được 281 mô hình...
Bên cạnh việc xây dựng mô hình, Hội ND các cấp tỉnh Ninh Bình đã chú trọng tập huấn, hướng dẫn nông dân lựa chọn, sử dụng các loại thuốc BVTV, thức ăn hăn nuôi có trong danh mục được phép sử dụng...
Qua thăm, kiểm tra các mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn, Phó Chủ tịch Đinh Khắc Đính cho rằng: "Từ chương trình lớn của T.Ư Hội NDVN, Hội ND Ninh Bình đã cụ thể hóa thành đề án và triển khai rất nhanh đúng hướng và sáng tạo, nhờ thế mà các cấp Hội đã xây dựng được nhiều mô hình hay, hiệu quả. Điều đáng nói là các mô hình sản xuất, cửa hàng nông sản kinh doanh tại đay đã thay đổi được thói quen, tư duy sản xuất giúp cho sản phẩm làm ra cung cấp cho người tiêu dùng luôn đảm bảo an toàn".
Ông Đính cũng yêu câu trong thời gian tới, các cấp hội của tỉnh Ninh Bình cần tăng cường phối hợp với các các sở, đoàn thể, đơn vị liên quan trong tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động các hội viên tiếp tục nâng cao ý thức sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn.
"Sau khi xây dựng được mô hình sản xuất, của hàng, chúng ta phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng giúp cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm thuận lợi"- Phó Chủ tịch Đinh Khắc Đính nhấn mạnh.
Theo Danviet
Dòng tiền nhà đầu tư chuyển hướng, thị trường đất nền tỉnh lẻ lân cận TP.HCM lên ngôi Với lợi thế hạ tầng kết nối khá tốt với Tp.HCM cũng như nhu cầu mua ở thực tại các khu vực tỉnh tăng cao là miếng bánh ngon cho các chủ đầu tư. Đại gia địa ốc tìm "miếng bánh ngon" tại tỉnh lẻ Xu hướng dịch chuyển của các chủ đầu tư dự án ngày càng mạnh mẽ ở giai đoạn...