Chờ chực tại một quán bún riêu lâu năm
Nằm ngay công viên Văn Lang (quận 5, TP.HCM), quán bún riêu cua này vốn đã có “thâm niên” trên 15 năm.
Quán ăn mang tên “chờ chực”
Chẳng có mặt bằng hoành tráng, không gian thoáng mát, hay bài trí cầu kì, những quán ăn như thế này đôi khi chỉ là vài cái bàn, hơn chục cái ghế con con đặt sát lề đuờng hay tít tận trong các ngỏ hẻm, thậm chí đến phục vụ cũng chẳng chu đáo nào, khách thường phải bon chen, tự thân vận động, thế mà nguời ta lại sẵn sàng lùng sục, chờ chực chỉ để đuợc thuởng thức cho kì đuợc một tô bún.
Nóng là cảm giác chung mà phần lớn thực khách khi đến đây đều trải qua. Cả người chờ lẫn người bán đều… nóng. Đó là cái “nóng” của sự chờ đợi, của tô bún riêu bỏng miệng, của vị ớt cay xè, của bếp lò rực lửa.
Quán bắt đầu bán tầm 5h chiều, lúc nào cũng đông, khiến khách tới đây luôn trong tình trạng chờ đợi để tới lượt. Chẳng cần chờ người tới dọn bàn, chỉ vừa vặn người này đứng lên là đã có người khác thế chỗ. Khi đã ngồi yên vị, khách vẫn phải tiếp tục đợi đến phiên mình… được ăn.
Video đang HOT
Những dãy bàn ghế đuợc xếp nối tiếp, kéo dài lúc nào cũng chật ních khách.
Quán có khoảng 7- 8 nhân viên chạy vòng trong, vòng ngoài, nhưng vẫn không phục vụ hết lượng khách đông đảo. Khách thấy vậy cũng chẳng “dám” đòi hỏi nhiều.
Thơm phức bún riêu cua
Tô bún nóng hổi được bưng ra, sợi bún nhỏ xíu, trơn tuồn tuột, những miếng tiết luộc mềm mịn, tảng gạch cua hấp dẫn, nước dùng hơi đỏ, thơm phức, chua nhẹ vị cà chua, làm thực khách say lòng. Muốn đặc sắc và đủ đầy hơn phải gọi thêm chén tôm, cái giò. Thực khách cũng có thể gọi riêng một tô riêu cua, hay tôm để ăn chơi, kèm với rau sống đủ loại, nào rau muống bào, xà lách, nào kinh giới, rau thơm…
Những món ăn thêm ngon lành, không kém phần hấp dẫn so với món chính.
Bát riêu cua hấp dẫn hơn nhờ độ nóng sốt của nó. Cái nóng không làm giảm mà còn tăng thêm hương vị cho tô bún. Trong nháy mắt tô bún chưa kịp nguội đã hết bay, nhiều người lại tiếp tục gọi thêm tô nữa, cứ thế cho tới khi no căng bụng. Bởi thường đã yên vị được ở đây, ít ai chịu ăn một tô rồi đứng dậy lắm, họ phải “đánh” đến 2 – 3 bát, để cho bõ công chờ đợi lúc đầu.
Màu sắc cũng làm cho tô bún càng trở nên “quyến rũ”.
Ăn xong bạn còn có thể hạ nhiệt bằng ly nước sâm hay nước mía ngọt mát với giá từ 3.000 đến 5.000 đồng.
Địa chỉ: Gần công viên Văn Lang – đường Hùng Vương, quận 5, TP.HCM.
Theo BĐVN
Bún riêu cua Sài Gòn
Chiều Sài Gòn đổ mưa, trời hơi se lạnh tấp xe vào quán bún riêu ven đường. Cởi áo mưa, chạy lại gần cô chủ quán xin hơ tay bên bếp than đang đun nồi nước lèo sôi ùng ục.
Đứa bạn đi cùng cười "mày làm như lạnh lắm ấy, Sài Gòn có mấy trận mưa đâu, mày rét đến thế à". Tôi cười "Chẳng lạnh gì cả, chỉ thích làm thế này cho đỡ nhớ nhà thôi, mỗi đợt rét cả nhà lại xúm vào bếp hơ tay thế này"...
Gọi hai tô bún riêu, xin chủ quán thêm ít rau muống trụng, hai đứa vừa ăn vừa thổi phù phù. Lạ thật, giữa bao nhiêu món ngon của Sài Thành, giữa những nhà hàng sang trọng cũng tấp nập khách ra vào đối diện kia. Vậy mà, vẫn có 2 đứa con gái thích tạt quán bún riêu mỗi buổi chiều tan sở. Mấy hôm nay Sài Gòn mưa, ăn bún riêu càng ngon và ngấm hơn.
Bún riêu xuất xứ ở miền Bắc, với vị chua của cà chua, mẻ hoặc giấm, cua của miền Bắc cũng đậm đà hơn. Khi vào Nam, riêu cua không còn đúng vị nữa mà thành chả cua vì có thêm trứng gà và thịt bằm. Nhưng người Sài Gòn lại rất thích ăn bún riêu kiểu này. Nó là một món ăn cứu tinh của nhiều người qua cơn đói, đôi khi vì công việc, học hành hay vì lý do nào đó mà chưa kịp ăn cơm nhà. Cũng là món ăn quen thuộc của những sinh viên vào mỗi buổi sáng hoặc chiều tối, có cả đêm khuya để cái bụng lúc nào cũng no tròn, tỉnh táo đầu óc chú tâm vào học hành.
Nước bún riêu được nấu lên có màu nâu đỏ, trong tô bún có riêu cua, cà chua, đậu hủ chiên vàng, huyết được nấu chung với nước lèo. Khi ăn cho thêm tương ớt với mắn tôm, trộn đều với rau muống, cho thêm vài lát ớt cay mới tuyệt vời làm sao. Lần nào ăn, hai đứa cũng tốn rất nhiều giấy để lau mồ hôi tứa ra, miệng thì xuýt xoa vì cay. Đã 4 năm rồi, 2 đứa trung thành với bún riêu cua Sài Gòn, với những gánh hàng rong như thế. Mỗi lần ăn bún riêu, đứa bạn lại cứ hỏi cái câu quen thuộc "Không biết ở nhà mẹ có nấu món này cho mấy đứa ăn không nhỉ, mùa này cua đồng cũng nhiều rồi".
Không chỉ ở những quán vỉa hè, đôi khi đi ăn uống cùng đồng nghiệp hoặc đối tác ở những nhà hàng sang trọng, thấy trong thực đơn cũng có bún riêu cua, với những hình ảnh rất đẹp và bắt mắt. Nguyên liệu chế biến nên món bún riêu cua ở những nhà hàng này cũng phong phú và đa dạng hơn. Nhiều tô bún ngoài hương vị của riêu cua còn có vị ngọt ngào của các loại hải sản như ốc, huyết, tôm, tươi...nước lèo cũng có vị cua đồng đậm chất hơn, đậm đà hơn. Tô bún ở đây cũng được trang trí đẹp mắt và lịch sự, nhiều vị khách nước ngoài thưởng thức bún riêu cua của Việt Nam cứ tấm tắc khen mãi.
Sài Gòn là vùng đất hội tụ của rất nhiều nền văn hóa ẩm thực khác nhau kể cả trong và ngoài nước. Với những món ăn đặc sản của từng vùng miền khi đến với Sài Gòn cũng được "chế tác" lại với những khẩu vị rất riêng, phù hợp với mọi người. Nếu có cơ hội thưởng thức hết những món ăn vặt tại Sài Gòn, mới thấy một thế giới ẩm thực thật phong phú và đa dạng tạo nên những nét đẹp văn hóa rất riêng của Sài Gòn...Trong đó có bún riêu cua...
Theo PNVN
Nhớ thương bún nước kèn Châu Đốc Để có bát bún nước kèn ngon, cần phải có cá lóc đồng thịt săn chắc, làm sạch, cho vào nồi nước đang sôi. Cá chín, vớt ra, để nguội, rỉa lấy thịt, bỏ xương. Một phần thịt cá làm chà bông, tán thành bột. Việt Nam là xứ của bún. Ngoài Bắc có bún thang, bún mọc, bún riêu, bún ốc, bún...