Chính sách Trung Đông của Chính quyền Tổng thống Biden – Có là ‘bình cũ rượu mới’?
Nhiều quyết sách về đối ngoại của Tổng thống Joe Biden tại Trung Đông được cho mang hơi hướng liên quan đến những người tiền nhiệm của nhà lãnh đạo này.
Tổng thống Biden (phải) và cựu Tổng thống Obama. Ảnh: Reuters
Tờ Newsweek (Mỹ) đưa nhận định Iraq là quốc gia minh chứng rõ ràng nhất. Mặc dù cách đây gần một thập niên, cựu Tổng thống Obama tuyên bố rút hoàn toàn quân khỏi Iraq nhưng đến nay binh sĩ Mỹ vẫn hiện diện tại quốc gia Trung Đông.
Một số nhà quan sát đánh giá đây là “nước cờ sai” của ông Obama dẫn đến việc mở đường cho sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Nhưng có quan điểm khác cho rằng chính sự lơ là của lực lượng an ninh Iraq mới là nguyên nhân khiến IS có cơ hội.
Tuy nhiên, một điều không thể chối cãi là Tổng thống Biden cũng hướng tới việc “cách ly” khỏi các chính sách trước đây. Cựu đại sứ Mỹ tại Iraq dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Obama, ông James Jeffrey, đã chỉ ra khác biệt là quan điểm của ông Biden “mang hơi hướng chính sách ngoại giao cuối thế kỷ 20 chính thống và ôn hòa hơn ông Obama”.
Ông James Jeffrey lập luận: “Tổng thống Biden không hoài nghi việc Mỹ chịu trách nhiệm hoặc là tác nhân đối với nhiều vấn đề an ninh thế giới. Theo ông Biden, nên coi Mỹ như phương pháp cứu chữa… Nhưng thế giới đang dịch chuyển và vượt xa quan điểm chính của Tổng thống Biden. Mỹ không còn là ‘quốc gia rất cần thiết’ và can thiệp của Washington vào nội bộ chính trị các nước khác sẽ khó lý giải và được coi như một thất bại”.
Mỹ đưa quân đến Iraq năm 2003, cựu Tổng thống George W. Bush đã tuyên bố chiến thắng nhưng vũ khí hủy diệt mà Washington cáo buộc cố lãnh đạo Saddam Hussein nắm giữ không bao giờ được tìm thấy. Mỹ cũng chưa chứng minh được ông Saddam Hussein có liên hệ với các thủ lĩnh Al-Qaeda. Trong quãng thời gian từ đó đến nay, ông Biden từ một thượng nghị sĩ đã trở thành phó Tổng thống và tiếp đó là Tổng thống thứ 46 của Mỹ.
Binh sĩ Mỹ tại Mosul, Iraq. Ảnh: Reuters
Theo ông Jeffrey, những chỉ trích nhắm đến chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump khiến chính quyền đương nhiệm cho rằng công việc khá dễ dàng là “đừng trở thành ông Trump”. Nhưng ngày 25/2, Tổng thống Biden ra lệnh không kích vào các vị trí tại miền Đông Syria mà Washington nghi ngờ có yếu tố Iran. Động thái này phần nào phản ánh “lằn ranh đỏ” từ thời người tiền nhiệm Donald Trump – người ra lệnh đánh bom không chỉ tại Syria mà còn Iraq.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Ruba Ali al-Hassani tại Đại học York (Canada) có quan điểm rằng cuộc không kích mới nhất của Mỹ tại Syria làm “leo thang căng thẳng”, đổ thêm dầu vào lửa trong cái vòng luẩn quẩn tồn tại nhiều năm qua. Theo bà, thay vì dùng phương pháp can thiệp quân sự, chính quyền Tổng thống Biden nên tập trung vào Thỏa thuận các lực lượng chiến lược. Bà Ruba Ali al-Hassani nói: “Đây là cơ hội để Mỹ thay đổi phương thức tại Iraq bởi những biện pháp cũ không có hiệu quả”.
Nhà phân tích Lahib Higel tại Tổ chức Khủng hoảng Quốc tế cũng đề nghị Mỹ đưa ra chiến lược Iraq ưu tiên Iraq thay vì bao hàm thêm những khó khăn địa chính trị với Iran.
Câu chuyện đằng sau hòn đá Mặt trăng trong phòng Bầu Dục của Tổng thống Biden
Món đồ trang trí văn phòng đặc biệt của vị Tổng thống Mỹ thứ 46 tượng trưng cho sức mạnh của việc ước mơ lớn.
Ông Joe Biden muốn có một tảng đá Mặt trăng cho Phòng Bầu dục của mình, theo Fast Company.
Thế là hai nhân viên từ Trung tâm Vũ trụ Johnson, NASA đã lên đường từ Houston đến Washington, D.C., ngày 18/1, hai ngày trước lễ nhậm chức của ông, mang theo "mẫu vật mặt trăng 76015,143".
Tảng đá hình kim cương, màu xám đen, nặng khoảng 332 gram, được giữ kín trong một hộp trưng bày bằng thủy tinh và nhôm, chứa đầy nitơ, để ngăn đá không bị ảnh hưởng bởi không khí hoặc độ ẩm.
Phóng viên Washington Post lần đầu phát hiện tảng đá Mặt trăng của ông Biden khi đi tham quan Phòng Bầu dục, đã được trang trí lại vào Ngày nhậm chức, trước khi chính Biden vào phòng này. Tảng đá Mặt trăng nằm trên kệ thấp nhất của giá sách, bên trái Bàn Kiên định (Resolute Desk) của Tổng thống.
Nhà khoa học-phi hành gia Harrison Schmitt, phi công Mặt Trăng của Apollo 17, thu thập các mẫu Mặt trăng trong chuyến đi bộ ngoài không gian. (Ảnh: NASA)
Người phát ngôn của NASA cho biết, trong quá trình lên kế hoạch trang trí văn phòng tân Tổng thống, " Văn phòng quản lý Nhà Trắng đã liên hệ với NASA để xem liệu có thể cho mượn một mẫu vật trên Mặt trăng để trưng bày trong Phòng Bầu dục hay không, và NASA rất vui lòng đáp ứng yêu cầu".
Theo Fast Company, ông Biden muốn tảng đá như một lời nhắc nhở về tham vọng và thành tích của những người từng làm việc trong Phòng Bầu dục, về sức mạnh yêu cầu người Mỹ ngày càng vươn xa hơn chính họ.
Ngày 25/5/1961, lúc 12h30, khi Tổng thống John F.Kennedy lên bục phát biểu tại Hạ viện Mỹ rằng "quốc gia này nên cam kết đạt được mục tiêu, trước khi thập kỷ này kết thúc, là đưa một người lên Mặt trăng và đưa anh ta trở về Trái đất một cách an toàn", ông đã yêu cầu người Mỹ làm một điều mà khi đó, theo nghĩa đen, là không thể. Nước Mỹ khi đó không có công nghệ hoặc kiến thức đủ để bay lên Mặt trăng. Nhưng, như Kennedy đã báo trước, đó không chỉ là việc các phi hành gia Mỹ đáp xuống Mặt Trăng, mà "đó sẽ là cả một quốc gia. Vì tất cả chúng ta phải làm việc để đưa họ lên đó" .
Kennedy nói rằng việc đi lên Mặt trăng là mục tiêu nhằm "tổ chức và đo lường những năng lượng và kỹ năng tốt nhất của chúng ta".
Tảng đá Mặt trăng mà NASA gửi cho Tổng thống Biden được thu về trong chuyến đi bộ trên Mặt trăng thứ 3 của tàu Apollo 17 tức là trong lần cuối cùng Mỹ hạ cánh lên Mặt trăng, vào ngày 13/12/1972.
Tảng đá này được gắn trong hộp trưng bày kính đẹp mắt, có thể nhìn thấy từ mọi góc độ theo yêu cầu của ông Biden. Vỏ hộp có nhãn giải thích về hành trình trở về Trái đất của tảng đá: Chỉ huy tàu Apollo 17 Gene Cernan và nhà địa chất học kiêm phi công Mặt trăng Harrison Schmitt "tách tảng đá này từ một tảng đá lớn ở North Massif trong Thung lũng Taurus-Littrow" của Mặt trăng.
Vào ngày nó được thu thập, ngày 13/12/1972, ông Biden vừa được bầu vào Thượng viện Mỹ, đại diện cho bang Delaware và chuẩn bị nhậm chức vào tháng 1. Khi đó ông 30 tuổi.
Tảng đá Mặt trăng ở Văn phòng Bầu dục của Biden, vì được tách từ một tảng đá lớn hơn, nên có một mặt không phẳng, lấp ló những vết va chạm của các vật thể cực nhỏ trên Mặt trăng.
Hòn đá Mặt trăng tron phòng Bầu dục. (Ảnh: NASA)
Biden không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên giữ một tảng đá Mặt trăng trong Phòng Bầu dục. Bill Clinton là Tổng thống vào tháng 7/1999, khi tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm lần đầu tiên Mỹ lên Mặt trăng. Các phi hành gia của Apollo 11 Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins đã tặng Clinton một tảng đá Mặt trăng mà họ thu thập được, cũng đặt trong hộp kín, trong chuyến thăm Phòng Bầu dục.
Vào cuộc phỏng vấn năm 2015 với nhà vật lý thiên văn Neil deGrasse Tyson, Clinton nói rằng tảng đá Mặt trăng là "thứ quý giá nhất mà tôi có nếu nói về quan điểm chính trị trong Nhà Trắng".
Trong hai năm cuối nhiệm kỳ, Clinton nói, ông đã giữ tảng đá Mặt trăng Apollo 11 rất gần mình. "Khi các thành viên đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ trong phòng, hoặc có bất kỳ vấn đề nào chia mọi người làm hai phía, và họ bắt đầu vượt ra khỏi tầm kiểm soát, tôi sẽ nói, 'Chờ đã, mọi người có thấy tảng đá Mặt trăng đó không? Nó đã 3,6 tỷ năm tuổi. Tất cả chúng ta đều chỉ đi lướt qua nơi này thôi. Và chúng ta không có nhiều thời gian. Vì vậy, chúng ta hãy bình tĩnh và tìm ra điều đúng đắn cần làm'".
Ông cho biết: "Và nó luôn có tác dụng. Họ nhìn vào một vật thể tồn tại ở thời điểm mà họ khó có thể tưởng tượng được. Và nó cho họ một chút không gian tinh thần để cố gắng tìm cách, rằng, được rồi, hãy tiếp tục thử lại một lần nữa".
NASA cho biết tảng đá Mặt trăng mà Biden trưng bày thậm chí còn lâu đời hơn thời của Clinton: 3,9 tỷ năm. Chưa biết các cuộc trò chuyện tại Phòng Bầu dục của Biden có "thách thức hơn" của Clinton hay không.
Tổng thống Mỹ Joe Biden trong phòng Bầu dục. (Ảnh: AP)
Kỷ luật Phòng Bầu dục thời Biden Trong khi Trump không ngại để các phụ tá và đồng minh ra vào Phòng Bầu dục, dưới thời Biden, những người tới đây được kiểm soát chặt chẽ. Kể từ khi chuyển đến hai tuần trước, Joe Biden thường xuyên dạo quanh Nhà Trắng. Ông xuất hiện trong các văn phòng báo chí, đến Cánh Đông để thăm văn phòng quân sự,...