Chỉ là bánh tét thôi nhưng miền Tây có không biết bao nhiêu phiên bản đủ màu sắc nhìn hoa cả mắt
Chỉ từ một chiếc bánh Tét mà người miền Tây cũng biến ra nhiều phiên bản xanh xanh đỏ đỏ khác nhau khiến người ta phải trầm trồ
Dạo gần đây đã thấy có vài nhà trong Sài Gòn bắt đầu nhóm bếp than, chuẩn bị nồi to để nấu bánh tét, bánh chưng, thế là mới “à” ra, chợt nhớ rằng Tết đã gõ cửa đến rồi. Thấy bánh tét, bánh chưng là như thấy Tết, mà đối với người miền Nam thì bánh tét là sự gợi nhớ đặc biệt hơn cả.
Trong ký ức của mình thì bánh tét nếp trắng mềm, đậu xanh nhuyễn thơm cùng lớp vỏ xanh nhạt gần như là một sự hiện diện rất đặc trưng mà năm nào cũng phải có. Thế nhưng không biết tự bao giờ, chiếc bánh tét “tiêu chuẩn” ấy đã không còn đơn độc, mà đồng hành cùng là biết bao loại bánh tét độc đáo khác. Bánh tét bây giờ muôn hình vạn trạng, đủ màu đủ sắc, xếp chung một chỗ thì như trăm hoa đua nở. Đó là kết quả của sự sáng tạo không ngừng nghỉ của người dân miền Tây đấy.
Trước thềm Tết đến, hãy cùng chúng mình điểm qua những phiên bản bánh tét miền Tây nhé!
Bánh tét thường có gạo nếp trắng tiêu chuẩn và có nhân đậu xanh thêm tí thịt mỡ bên trong. Khi gỡ lớp lá bên ngoài ra thì sẽ thấy lớp “vỏ” mang một màu xanh nhàn nhạt, ấy là do bánh được nhuộm trong màu lá chuối đấy. Lúc mới gói lá chuối có màu xanh, sau khi nấu lên thì ngã sang vàng nâu, thay vào đó thì các sắc tố xanh đã được “in” lên lớp ngoài của chiếc bánh tét như vậy đấy.
Bánh tét thường có nhân nếp trắng và lớp da màu xanh nhạt bên ngoài.
Lá dứa là “thợ nhuộm” của rất nhiều thợ làm bánh miền Tây. Chỉ cần điểm sơ sơ qua thôi đã thấy có biết bao loại bánh xanh lá đặc trưng như bánh đúc, bánh bò, bánh da lợn.. đấy đều là thành quả của lá dứa đấy.
Video đang HOT
Xét về ngoại hình, bánh tét lá dứa trông na ná bánh tét thường, tuy nhiên ngoài lớp vỏ màu xanh thì toàn bộ nếp bên trong cũng có màu xanh. Xét về hương vị, bánh tét lá dứa có mùi thơm nhẹ của lá dứa, nghe ngọt hơn. Bánh tét lá dứa thường sẽ có nhân chuối, do lá dứa thường đi kèm các món bánh ngọt hơn là mặn.
Nếu bạn đã nghe đến món xôi nếp lá cẩm thì bón bánh tét này cũng được làm trên nguyên lý tương tự. Phần nếp dùng nấu bánh được “nhuộm” trong nước của lá cẩm, mang lại màu tím rất đẹp. Bánh tét lá cẩm được nói là một sáng tạo của người dân Cần Thơ, trong đó có “gốc gác” của một gia đình họ Huỳnh, làm nghề bánh tét đã hơn 40 năm.
Bánh tét lá cẩm có màu tím rất đẹp, thường đi kèm trứng muối.
Đặc biệt bánh tét lá cẩm thường là loại bánh tét có nhiều nhân nhất, với nhân thịt mỡ, đậu xanh và trứng muối. Nhiều người cho rằng cách cho trứng muối vào bánh tét cũng bắt nguồn từ tỉnh Cần Thơ. Đến hiện tại, nhiều người vẫn giữ thói quen chỉ cho trứng muối vào bánh tét nếp cẩm chứ không cho vào loại khác, nguyên do là bởi vì chỉ có màu tím của nếp cẩm mới làm bật lên màu vàng của trứng, nhìn mới đẹp.
Có xôi gấc thì cũng sẽ có bánh tét gấc. Xôi gấc nhuộm màu bằng quả gấc và bánh tét cũng thế. Bánh tét gấc có màu cam sáng, đậm nhạt tùy theo người nấu. Bánh tét gấc có mùi thơm của gấc và thường hay có nhân chuối, nhân đậu xanh. Được biết, món bánh tét này có nguồn gốc từ Đồng Tháp và có nhân đậu xanh hạt sen đấy.
Bánh tét ba màu là loại bánh tét cầu kì có ba màu từ gấc, lá cẩm, bánh tét thường hoặc lá dứa. Để làm được món bánh tét này, người ta phải chia nếp ra làm ba phần khác nhau, đem “nhuộm” trước. Sau đó khi bắt đầu gói, người gói phải nén và xếp các loại nếp cẩn thận để những hạt nếp không bị lẫn vào nhau, làm “vỡ” màu của bánh. Nếu như bình thường, việc gói bánh một màu đã khó thì bánh tét ba màu còn cần sự tỉ mỉ và kiên nhẫn phi thường hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
Miền Tây sông nước hóa ra lại ưa chuộng toàn những món đặc sản nghe tên đã muốn "khóc thét"
Nào thì tắc kè, thằn lằn... rồi thì thịt chuột, thịt rắn... toàn những món nghe tên đã khiến nhiều người run sợ nhưng ở miền Tây lại trở thành đặc sản nức tiếng.
Các món từ chuột đồng
Chẳng ai nghĩ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ hay sông Cửu Long thì chuột lại là mặt hàng được giao bán rất phổ biến và xuất hiện nhiều trong các bữa ăn hàng ngày của người dân nơi đây. Chuột đồng tại đây thường ăn cỏ non, khoai, sắn, lúa... nên thịt chắc, thơm, mềm và có độ dai hơn hẳn. Đặc biệt, loài gặm nhấm này có thể chế biến thành nhiều món như nấu với giả cầy, nướng muối ớt, xào dưa... Tuy nhiên, nổi tiếng nhất ở miền Tây phải kể đến món khô chuột đồng.
Người dân miền Tây sẽ bắt chuột đồng về rồi tẩm muối, sả, đem phơi nắng để làm khô chuột. Giá mỗi cân khô chuột có thể dao động từ 150k - 170k/kg.
Các món từ tắc kè, thằn lằn
Nghe tên thì bảo đảm ai cũng run sợ nhưng người miền Tây lại thường bắt tắc kè, thằn lằn về chế biến thành nhiều món ăn. Thằn lằn sẽ được mang ra xẻ thịt, phơi khô, sau đó xào với các loại gia vị. Giá trung bình mỗi con thằn lằn khô có thể bán từ 50k - 60k.
Còn tắc kè cũng thường được làm khô rồi bán theo cân hoặc theo con. Giá mỗi con tắc kè sẽ dao động khoảng 45k - 50k.
Các món từ rắn
Rắn vốn là loài bò sát nổi tiếng có nọc độc rất nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng người bị cắn. Thế nhưng, ở miền Tây thì nó lại trở thành một món ăn vô cùng được ưa chuộng. Do rắn sử dụng toàn thân để di chuyển nên thịt rất chắc, ngọt. Trong đó, rắn hổ hành - một loại rắn chuyên ăn ếch, nhái là loài được sử dụng phổ biến.
Rắn hổ hành ở miền Tây thường được dùng để nấu cháo, hầm sả ớt... Ngoài ra, người miền Tây cũng chế biến thành khô rắn để ăn dần. Mặc dù thịt rắn ngon nhưng vì hình dáng của rắn vẫn khiến nhiều người cảm thấy có phần lo sợ nên đôi khi sẽ không dám đụng đũa ăn.
Các món từ dơi
Xem phim ảnh thì nhiều người sẽ có phần lo sợ khi nhìn thấy dơi, loài vật nổi tiếng về độ hút máu người. Ở miền Tây thì dơi có 2 loại là dơi sen và dơi quạ. Dù bề ngoài khá đáng sợ nhưng khi được làm sạch và chế biến thì dơi lại trở thành một món ăn rất ngon.
Dơi xào lăn hay dơi nướng... là những món thường được người miền Tây vô cùng ưa chuộng. Sau khi sơ chế, dơi sẽ được chặt thành các khúc nhỏ, xào với sả ớt. Miếng thịt dơi xào lăn vừa mềm giòn, vừa ngọt bùi, ngai ngái đặc trưng lẫn trong vị sả ớt cay nồng.
Theo Trí Thức Trẻ
Quán bún mắm đúng vị miền Tây giữa chợ Hoa Sài Gòn Hương vị đặc trưng của miền Tây khiến thực khách ăn xong còn thòm thèm muốn ăn thêm tô nữa. Bún mắm là một đặc sản nổi tiếng của miền Tây Nam Bộ có nguồn gốc từ Campuchia. Món bún với nước lèo có mùi mắm thơm đặc trưng từ các loài cá mang đến cho thực khách một món giản dị mà...