Chị em thường sai lầm ngay trong 1 hành động quen thuộc khiến nồi nước hầm xương luôn đục
Muốn nước hầm xương được trong thì bạn nhất định không được có thao tác này.
Nước hầm xương góp mặt trong tất cả các món bún, miến, mì, phở của mỗi gia đình. Nhưng hầm xương như thế nào cho đúng để giữ được độ ngọt, chất dinh dưỡng của xương mà không làm cho nước đục quả là không dễ dàng. Nồi nước hầm xương trong vắt vừa giúp món ăn ngon hơn, vừa gây được thiện cảm với người thưởng thức.
Xương ống được sử dụng nhiều trong việc ninh lấy nước dùng, chúng có tác dụng tạo độ ngọt tự nhiên. Nhưng làm thế nào để chọn được xương ống ngon, hãy nhớ kỹ các nguyên tắc sau nhé!
- Xương ống ngon là xương vẫn có thịt bám chắc vào, cho dù người bán có lọc kỹ thịt đến đâu đi nữa thì vẫn còn thịt màu đỏ tươi bám chắc vào thanh xương.
- Xương không có mùi hôi, mùi khó chịu, thịt bám vào xương không chuyển màu nâu hoặc thâm, xương có màu trắng không có những đốm xanh li ti như mốc. Đây là những khúc xương đã để lâu tuyệt đối không nên mua.
- Chọn xương ống có khối lượng vừa phải, khoảng từ 3-4 ngón tay, không chọn thanh xương to quá là heo già, ít chất dinh dưỡng còn xương nhỏ quá là heo non, có thể bị bệnh nên mới được giết mổ sớm.
- Chọn xương ống có tủy bên trong màu đỏ, khi cầm vào xương không nhớt dính hay nước nhiều, xương có màu sắc tươi ngon.
Video đang HOT
Loại xương heo này có hàm lượng dinh dưỡng cao, nên rất có lợi cho người dùng. Phần xương ống heo có chứa canxi nên chắc chắn sẽ giúp phát triển khung xương tốt, khiến cho xương chắc khỏe hơn và hạn chế các bệnh về xương như loãng xương và nhanh lành xương sau khi bong gân. Glucosamine trong xương heo cũng giúp hạn chế các hiện tượng đau khớp tay, chân và khớp vai. Vitamin A và chất béo trong xương ống heo cũng giúp cho cơ thể phát triển sức đề kháng với bệnh tật nói chung, giải độc cho cơ thể, lọc máu, hoạt huyết và chống lại các bệnh tiểu đường, khô da. Các khoáng chất khác trong xương heo như amino axit, glycine cũng giúp cho hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn, giúp hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, từ đó hạn chế tối đa các chứng bệnh tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng.
Cách sơ chế:
Đầu tiên bạn rửa sạch xương với nước muối pha loãng, rồi rửa lại với nước lạnh hay ngâm xương với giấm 3 phút rồi rửa lại với nước lạnh. Sau đó đun một nồi nước bỏ thìa cà phê muối và 10gr gừng đập dập đun sôi bỏ xương vào trụng 3 phút thì vớt xương ra, ngâm nước lạnh.
Cách hầm:
Xương được rửa sạch với nước lạnh rồi bỏ vào một nồi khác, đổ nước ngập xương cho vào nồi 1 chút muối đun sôi, thì hạ nhỏ lửa và vớt bọt thường xuyên, cho vào 1 củ hành tím nướng sơ, và để lửa liu riu hầm xương. (Đối với xương ống heo bạn hầm khoảng từ 5-6 tiếng và đổ nước vừa đủ. Xương bò thì từ 6-8 tiếng, xương gà thì 1-2 tiếng).
Để rút ngắn thời gian hầm xương trong gia đình bạn nên chặt nhỏ xương ống ra để hầm nhanh hơn. Phần ống xương bạn dùng búa đập dập thì khi hầm sẽ nhanh tiết ra chất ngọt, tủy xương và rút ngắn thời gian hầm rất nhiều, 1kg xương ống chặt nhỏ bạn chỉ cần hầm trong 45-60 phút.
Trong suốt quá trình hầm xương bạn không nên đậy nắp nồi để nước dùng trong, không dùng hạt nêm khi hầm chỉ dùng muối. Vì hạt nêm sẽ làm nước dùng bị đục không trong.
Xử lý khi nước dùng bị đục:
- Lược nước dùng qua một xoong khác với một khăn vải mỏng rồi đun lại.
- Lấy một lòng trắng trứng, đánh tan cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
- Nếu ninh xương gà mà bị đục thì có thể cho tiếp xương gà vào đun cũng làm cho nước trong hơn.
- Cho vào nồi nước dùng vài tai nấm đông cô (nấm hương) hoặc vài lát khoai tây sống cũng là cách làm cho nồi nước dùng trong trở lại.
Mẹo hay để có món xương hầm ngon khó cưỡng lại
Hầm xương thấy đơn giản nhưng nó cũng là 1 nghệ thuật trong nấu ăn vì muốn bữa cơm được thơm ngon, hấp dẫn thì phải giữ đúng vị của món ăn.
Hầm xương thấy đơn giản nhưng nó cũng là 1 nghệ thuật trong nấu ăn.
Hầm xương thấy đơn giản nhưng nó cũng là 1 nghệ thuật trong nấu ăn vì muốn bữa cơm được thơm ngon, hấp dẫn thì phải giữ đúng vị của món ăn.
Hầm xương gà thì phải thơm lừng mùi gà, lợn thì phải béo ngậy và thơm mùi xương heo còn hầm xương bò thì chắc chắn phải thơm mùi bò .
Cách hầm xương lợn khi nấu canh
Giai đoạn đầu tiên là làm sạch xương . Để hoàn thành giai đoạn này trước hết bạn phải ngâm xương trong nước muối loảng từ 15 - 20 phút dến vài giờ, để xương nhã ra hết chất dơ căn bản trong xương.
Sau khi được ngâm nước muối vài giờ thì phai luộc xương, cho xương vào từ nước lạnh luộc đến khi nước sôi bùng bao nhiêu chất bẩn trong xương thải ra, lúc này bạn có thề để nước sôi bùng vài lần cho ra hết chất bẩn rồi đổ bỏ và rửa xương. Xương phải được rửa thật sạch từng cục xương.
Sau đó cho vào đun sôi trong khoảng 5 phút, tắt bếp và đậy kín nắp. Khi nào đến bữa ăn thì đun sôi lại, cho nguyên liệu nấu canh vào, khi sôi thì tắt bếp đậy nắp lại.
Trong quá trình ngâm, xương sẽ rất nhanh mềm và nước có vị ngọt, không nên để nồi sôi trên bếp cả giờ vì như vậy chưa chắc xương đã mềm mà lại tốn gas.
Canh sườn nên cho thêm giấm
Canh sườn thường rất ngon và nhiều dinh dưỡng. Nếu hầm sườn, ta cho thêm ít dấm thì sẽ có tác dụng làm cho các chất canxi, lân, sắt trong sườn tiết ra hết giúp ta tận dụng hết dinh dưỡng của sườn, giúp cho canh có giá trị chất dinh dưỡng cao hơn.
Ngoài ra, giấm còn có tác dụng làm cho các chất vitamin trong thức ăn không bị mất đi trong quá trình đun nấu.
Hầm xương kiểu này bảo sao nước dùng đục ngầu- kém ngọt lại ngấm thêm độc tố vào người Đầu bếp đã chia sẻ về những sai lầm khi hầm xương khiến nước dùng đục ngầu, kém ngon lại rước thêm độc tố: Không hớt bọt khi hầm xương Bọt nổi lên trên bề mặt nồi nước hầm xương chính là protein kết tủa, các chất bẩn và máu dư trong xương. Việc hớt bỏ bọt không chỉ giúp nồi nước xương...