Chỉ cảm thấy thế này đã là cơn đau tim, nên gọi cấp cứu ngay!
Hầu hết mọi người đều tưởng tượng cơn đau tim là phải đau quằn quại dữ dội. Nhưng sự thật là đôi khi người bệnh còn không biết chắc liệu mình có đang bị đau tim hay không vì các dấu hiệu có thể tinh tế và khác với những gì mọi người vẫn nghĩ.
Có đến gần 50% các cơn đau tim bị nhầm với cảm mệt thông thường – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đó là trường hợp của cơn đau tim “thầm lặng”.
Bạn có biết sự nguy hiểm của cơn đau tim “thầm lặng”?
Có đến gần 50% các cơn đau tim bị nhầm với cảm mệt thông thường, chính vì vậy, đa số trường hợp lên cơn đau tim thường không cứu kịp. Những trường hợp này chính là cơn đau tim thầm lặng do bệnh mạch vành, theo health.harvard.edu .
Một người có thể bị đau tim và thậm chí không biết điều đó.
Nhồi máu cơ tim thầm lặng chiếm 45% các cơn đau tim và tấn công nam giới nhiều hơn nữ giới.
Cơn đau tim là “thầm lặng” vì khi xảy ra, các triệu chứng thường nhẹ, không giống triệu chứng điển hình của cơn đau tim, như đau ngực và tức ngực cực độ; đau nhói ở cánh tay, cổ hoặc hàm; khó thở đột ngột; đổ mồ hôi, và chóng mặt.
Tiến sĩ Jorge Plutzky, Giám đốc chương trình phòng chống bệnh mạch máu tại Bệnh viện Brigham Harvard (Mỹ), cho biết: “Các triệu chứng của cơn đau tim thầm lặng có thể cảm thấy rất nhẹ và ngắn, khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với sự khó chịu thông thường hoặc một vấn đề khác ít nghiêm trọng, và do đó thường bị bỏ qua”, theo health.harvard.edu .
Ví dụ, nam giới có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu về thể chất và cố vượt qua, ngủ không ngon giấc hoặc một số cơn đau nhức liên quan đến tuổi tác nói chung.
Các triệu chứng điển hình khác như đau nhẹ ở cổ họng hoặc ngực có thể bị nhầm lẫn với trào ngược dạ dày, khó tiêu và ợ chua.
Ngoài ra, vị trí của cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng đôi khi bị hiểu nhầm. Với nhồi máu cơ tim thầm lặng, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu ở giữa ngực chứ không phải đau nhói ở bên trái ngực, nên ít người nghĩ đó là cơn đau tim, theo health.harvard.edu .
Thực tế, những người bị nhồi máu cơ tim thầm lặng và không được điều trị có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần, theo health.harvard.edu .
Tiến sĩ Plutzky nói: “Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của cơn đau tim thầm lặng, đừng gạt chúng sang một bên, ngay cả khi bạn không nghĩ rằng chúng nghiêm trọng”.
Video đang HOT
Dấu hiệu cảnh báo
Các bác sĩ khuyến cáo nên tập thể dục nhiều và tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tim – SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim “thầm lặng” thường nhẹ và ngắn. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu gặp một hoặc nhiều trường hợp sau:
Cảm giác khó chịu ở giữa ngực
Cảm giác này kéo dài vài phút rồi hết hoặc đau lại sau vài phút. Có thể cảm thấy tức ngực khó chịu, như bị đè lên ngực hoặc đau.
Triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo động mạch bị tắc hoặc hẹp. Đừng ngần ngại gọi cấp cứu ngay, ngay cả khi triệu chứng có vẻ nhẹ, theo stormontvail.org .
Đau hoặc khó chịu ở những chỗ khác
Cơn đau do nhồi máu cơ tim có thể không chỉ giới hạn ở vùng ngực. Đau hoặc khó chịu ở cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc bụng cũng là dấu hiệu của cơn đau tim.
Nhiều người nghĩ đau ở những khu vực này không liên quan đến tim, nên đã chủ quan không gọi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu cảm thấy khó chịu đột ngột ở những khu vực này, hãy gọi cấp cứu ngay.
Khó thở, buồn nôn và chóng mặt, lâng lâng
Hầu hết mọi người không nhận ra điều này cũng có thể xảy ra trước hoặc sau cơn đau tim, đặc biệt là ở phụ nữ.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khó thở là triệu chứng được báo cáo nhiều thứ ba – xảy ra trước khi cơn đau tim xảy đến ở phụ nữ – và là triệu chứng hàng đầu trong cơn đau tim.
Đổ mồ hôi lạnh
Một triệu chứng phổ biến khác là đổ mồ hôi lạnh. Lý do đằng sau triệu chứng này là khi bị tắc nghẽn động mạch, tim đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn để bơm máu và đổ mồ hôi khiến nhiệt độ cơ thể giảm xuống trong quá trình cố gắng nhiều hơn, theo stormontvail.org .
Đối với phụ nữ, đổ mồ hôi ban đêm có thể do mãn kinh. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tim.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào, hãy gọi cho bác sĩ ngay. Đừng đợi cho đến khi trở nên khẩn cấp.
Có thể làm gì để ngăn chặn điều này xảy ra?
Một người có thể có nguy cơ cao hơn, nếu:
Bị tiểu đường
Bị mỡ máu cao
Bị huyết áp cao
Căng thẳng hoặc trầm cảm cao
Hút thuốc
Uống rượu quá mức
Thừa cân hoặc béo phì
Không hoạt động thể chất nhiều
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nên tập thể dục nhiều và tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc bệnh tim, theo stormontvail.org .
Tại sao đau răng lại cảnh báo cơn đau tim?
Căng tức ngực là dấu hiệu phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim nhưng đau răng cũng có thể là một triệu chứng.
Tắc động mạch vành - mạch máu cung cấp máu và oxy cho cơ tim - là thủ phạm gây ra một cơn đau tim. Tức ngực được biết tới là triệu chứng phổ biến của tình trạng này. Ngoài ra còn một dấu hiệu hay bị bỏ qua là đau răng.
Bạn đã bao giờ bị đau răng khi hoạt động thể chất mạnh và cảm thấy nhẹ nhõm ngay lập tức sau khi nghỉ ngơi? Có phải nha sĩ không thể làm giảm cơn đau răng của bạn ngay cả khi bạn đã đến thăm khám thường xuyên?
Những lý do trên có thể là triệu chứng của cơn đau thắt ngực hay còn gọi là co thắt tim do máu cung cấp không đủ oxy cho cơ tim vì động mạch đến tim bị thu hẹp.
Đau răng là biểu hiện hay bị bỏ qua của nhồi máu cơ tim. Ảnh minh họa: Medicinenet
Tình trạng này có thể gây ra một cơn đau lan tỏa đến bên trái của hàm. Người có tiền sử bệnh tim nên thận trọng sau khi bị đau răng đột ngột, đặc biệt nếu họ có sức khỏe răng miệng tốt, vì đó là dấu hiệu của một cơn đau tim.
Ashish Sahni, 48 tuổi, người Ấn Độ là bệnh nhân tiểu đường, có tiền sử bệnh mạch vành. Thời gian gần đây, anh thường xuyên bị đau ở hàm dưới.
Dù Ashish không bị đau ngực, khó chịu hoặc khó thở, bác sĩ vẫn khuyên anh nên làm điện tâm đồ. Kết quả cho thấy tim không nhận đủ oxy cho các mô và cơ.
Do đó, bệnh nhân được khuyên nên chụp động mạch vành nhưng Ashish từ chối vì anh không thể hiểu mối liên hệ giữa đau răng và đau tim.
Giống như Ashish, rất nhiều người bị đau răng nhưng không biết vấn đề này có thể liên quan đến một điều gì đó nghiêm trọng như đau tim.
Bệnh nhân có thể cảm thấy đau từ răng lan ra ngoài hoặc dọc theo hàm, đau tai. Vi khuẩn từ miệng xâm nhập vào mạch máu làm lắng đọng mỡ của động mạch và dẫn đến hình thành cục máu đông gây bệnh mạch vành, viêm cơ và van tim.
Tất cả những điều đó cản trở lưu lượng máu, oxy đến tim, dẫn đến tim không thể hoạt động bình thường.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả những ai đau răng đều có nguy cơ đau tim. Nhưng những người có tiền sử bệnh tim cần phải chú ý thêm, đặc biệt nếu cơn đau răng đi kèm với choáng váng hoặc đổ mồ hôi.
Nếu cơn đau kéo dài, đó có thể là nhồi máu cơ tim cấp tính. Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy đau đầu, mặt kết hợp với các triệu chứng tim quen thuộc như đau ở cổ họng, bên trái (xương hàm dưới), bên phải, tai, khớp hàm và răng.
Stress có gây đau tim không? Mặc dù stress không thể trực tiếp gây ra cơn đau tim nhưng nó có thể tác động lớn đến sức khỏe tim mạch và thậm chí gây ra hiện tượng giống như cơn đau tim. Stress mãn tính là một yếu tố nguy cơ bệnh tim Stress mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao, là một yếu tố nguy cơ...