Chỉ 10 phút đạp xe mỗi ngày có thể tăng tuổi thọ và săn chắc cơ bắp
Đạp xe là một hình thức tập luyện dễ thực hiện và rất tốt cho sức khỏe. Chỉ 10 phút đạp xe mỗi ngày có thể tăng tuổi thọ và săn chắc cơ bắp.
1. Tại sao đạp xe có thể là hình thức tập luyện lý tưởng?
Các chuyển động khi đạp xe nhịp nhàng sẽ tác động đến các nhóm cơ lớn, chẳng hạn như cơ tứ đầu đùi, cơ gân kheo và bắp chân… đồng thời cũng mang lại bài tập tim mạch hiệu quả. Hoạt động hiếu khí này làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu và cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể.
-Tốt cho tim mạch: Đạp xe (dù là đạp xe trong nhà hay đạp xe ngoài trời), đều mang lại nhiều lợi ích về tim mạch, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể và tuổi thọ. Bằng cách tăng cường cơ tim và cải thiện lưu thông máu, đạp xe giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ.
- Giảm cân: Đạp xe cải thiện hiệu quả sử dụng oxy và tăng cường chức năng ty thể trong cơ, cho phép thực hiện các hoạt động hàng ngày ít mệt mỏi hơn. Đạp xe ở cường độ vừa phải đốt cháy calo, khiến nó trở thành một công cụ hiệu quả để quản lý cân nặng và cải thiện vóc dáng cơ thể. Theo thời gian, đạp xe thường xuyên có thể giúp mọi người đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì.
Đạp xe giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ.
- Đạp xe giúp săn chắc và tăng cường cơ bắp: Ngoài sức khỏe tim mạch, đạp xe cũng góp phần nâng cao sức mạnh và độ săn chắc của cơ. Đạp xe chủ yếu tác động đến các cơ ở phần thân dưới – như cơ tứ đầu đùi, cơ gân kheo và cơ mông nhưng cũng là bài tập có lợi cho các cơ ở phần thân giữa và phần thân trên cơ thể.
Chuyển động lặp đi lặp lại của đạp xe giúp tăng cường sức mạnh và sức bền ở chân. Khi đạp xe sẽ tác động đến cơ tứ đầu đùi để duỗi đầu gối, cơ gân kheo để gập đầu gối và cơ bắp chân để ổn định mắt cá chân.
Theo thời gian, điều này sẽ tăng cường và săn chắc các nhóm cơ này, cải thiện sức mạnh tổng thể của phần thân dưới.
-Cải thiện tư thế:Đạp xe giúp cải thiện, duy trì sự cân bằng và tư thế, đặc biệt là khi đạp xe trên địa hình không bằng phẳng hoặc ở tốc độ cao. Các cơ bụng, bao gồm cơ bụng thẳng và cơ liên sườn, hoạt động để ổn định thân và xương chậu.
Đạp xe chủ yếu nhắm vào các cơ phần thân dưới, nhưng các cơ ở phần thân trên cũng được hoạt động ở mức độ ít hơn. Các cơ ở cánh tay và vai được tham gia ở một mức độ nào đó, đặc biệt là khi đạp xe lên dốc, điều khiển xung quanh chướng ngại vật hoặc sử dụng xe đạp cố định có tay lái đòi hỏi phải nắm chặt.
-Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính :Tác dụng tích lũy của việc cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức bền và săn chắc cơ thông qua đạp xe có thể góp phần kéo dài tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung.
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất thường xuyên, ngay cả trong thời gian ngắn, có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và tăng tuổi thọ. Đạp xe thường xuyên có liên quan đến tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp và một số bệnh ung thư thấp hơn. Sự kết hợp giữa cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng và giảm viêm góp phần phòng ngừa bệnh tật nói chung.
Đạp xe thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng, giảm viêm và góp phần phòng ngừa bệnh tật.
-Đạp xe giải phóng hormone hạnh phúc:Hoạt động thể chất, bao gồm đạp xe, giải phóng endorphin – thường được gọi là hormone hạn phúc, mang lại cảm giác thoải mái, giúp thúc đẩy tâm trạng tích cực và giảm mức độ căng thẳng.
Đạp xe ngoài trời cũng giúp mọi người tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên, có thể tăng cường sản xuất vitamin D, cải thiện trạng và sức khỏe tinh thần.
2. Thêm đạp xe vào thói quen hàng ngày
Kết hợp đạp xe vào thói quen hàng ngày, ngay cả khi chỉ 10 phút, có thể vừa dễ thực hiện, vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm tăng tuổi thọ và săn chắc cơ bắp.
Cho dù đạp xe đi làm, sử dụng xe đạp cố định trong giờ nghỉ hay tận hưởng chuyến đi nhàn nhã vào buổi tối, tính nhất quán là chìa khóa để gặt hái những lợi ích sức khỏe này.
Bắt đầu với những chuyến đi ngắn, tăng dần thời gian và cường độ khi mức độ thể lực được cải thiện. Đặt ra các mục tiêu có thể đạt được sẽ khuyến khích tính nhất quán và tuân thủ lâu dài chế độ đạp xe.
Chọn một chiếc xe đạp hoặc xe đạp cố định phù hợp với sở thích cá nhân và mục tiêu thể lực. Xe đạp vừa vặn và điều chỉnh đúng cách đảm bảo sự thoải mái và giảm nguy cơ chấn thương trong khi đạp xe.
Để duy trì sự hứng thú và tối đa hóa lợi ích, hãy thay đổi thói quen đạp xe bằng cách khám phá các tuyến đường khác nhau, điều chỉnh mức độ kháng cự hoặc kết hợp các buổi tập luyện ngắt quãng. Sự đa dạng giúp giảm sự nhàm chán và thử thách các nhóm cơ khác nhau.
3 nhóm người 'đại kỵ' với bún, thèm đến mấy cũng không nên ăn
Bún là thực phẩm phổ biến được nhiều người yêu thích tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được món ăn này.
Những người không nên ăn bún
-Người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng
Người bị viêm dạ dày hoặc hội chứng dạ dày tá tràng không nên ăn bún, do bún được làm từ bột gạo, ngâm với nước trước khi làm khoảng một ngày để bột nở ra. Trong thời gian này xảy ra quá trình lên men của tinh bột, vì thế khi ăn dễ bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.
- Người bị ốm, sốt
Người bị bệnh, bị sốt, thấy không khỏe trong người cũng không nên ăn bún, vì lúc này cơ thể mệt mỏi, tiêu hóa không tốt như ngày thường. Ngoài tinh bột gạo là thành phần chính làm bún, nhà sản xuất còn có thể thêm các phụ gia có thể không an toàn như bột huỳnh quang để làm sáng, chất tẩy để làm trắng, hàn the tạo độ dai và bảo quản lâu...
-Trẻ em và phụ nữ có thai
Do e ngại các hóa chất trong bún mà trẻ em và phụ nữ có thai cũng nên thận trọng. Tuy nhiên nếu nguồn bún sạch, an toàn, hoặc gia đình có thể tự làm bún thì vẫn yên tâm ăn. Khi ăn bún nên lựa chọn những nơi bán hàng uy tín, chất lượng.
Cách chọn bún an toàn
Chia sẻ trên VietNamNet, Phó giáo sư Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa, Hà Nội cho biết, bún là thực phẩm làm từ gạo trắng, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như bún mọc, bún xào, bún trộn. Tuy nhiên, món bún cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Theo cách làm truyền thống, người sản xuất ngâm gạo từ 48-72 giờ sau đó đi xay tách nước. Hỗn hợp này cho vào máy ép sợi rồi chần qua nước nóng để bún không dính, nát.
Cách làm truyền thống cầu kỳ mất thời gian, bún có mùi chua, dễ nát, dễ hỏng. Gần đây, người ta làm bún bằng máy móc. Một số người còn cho thêm các chất bảo quản, chất làm sáng màu.
Đặc biệt, nhiều mẫu kiểm tra cho thấy bún chứa huỳnh quang (tinopal) và hàn the. Tinopal có tác dụng làm sợi bún trong, bóng hơn. Hàn the để sợi giòn, dai. Nếu bạn ăn phải bún chứa các hóa chất này sẽ có nguy cơ mắc bệnh về gan, thận, thậm chí ung thư.
Để chọn bún an toàn, bạn cần quan sát kỹ một số đặc điểm của sợi bún. Bún an toàn là loại có màu trắng đục, sợi không dai. Khi sờ vào bún, tay có độ dính nhẹ, ấn mạnh sẽ nhuyễn như cơm. Khi chần nước sôi nóng hơn 100 độ C, bún dễ đứt gãy hơn. Bún có mùi chua tự nhiên, nhai có vị ngọt của gạo.
Khi chứa chất hàn the, sợi bún dai hơn, khó đứt gãy, chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của gạo tự nhiên. Để 1-2 ngày không hỏng chứng tỏ bún đã được cho thêm hóa chất bảo quản.
Bên cạnh đó, bạn nên ăn bún còn tươi, không ăn loại để qua đêm có mùi chua, nhớt. Nhai kỹ trong khi ăn vì bún khó tiêu hơn cơm. Bạn không sử dụng bún quá trắng, dai, trong vì có thể đã được cho hóa chất. Một tuần, bạn chỉ nên ăn 1 bữa bún đổi khẩu vị.
Lợi ích sức khỏe của bún
Theo báo Lao Động, không chỉ là thực phẩm dễ ăn mà bún gạo còn chứa nhiều lợi ích sức khỏe như:
Ảnh minh họa
-Duy trì cân nặng
Bún gạo không có chất béo và hàm lượng carbohydrates ít sẽ giúp duy trì cân nặng. Carbohydrate từ bún chuyển hóa thành năng lượng mà không gây tích mỡ, đồng thời tạo cảm giác no bụng mà không tăng cân. Ngoài ra, thực phẩm này cũng có thể mang lại năng lượng hiệu quả thông qua quá trình trao đổi chất tốt nhất.
-Không chứa gluten
Bún gạo không chứa hàm lượng gluten. Do đó, nguy cơ bị dị ứng hay nạp thêm nhiều chất béo và carbohydrates có thể được loại bỏ khi tiêu thụ loại thực phẩm này.
-Thúc đẩy lưu thông máu
Bún gạo cung cấp hàm lượng sắt cho cơ thể, giúp quá trình lưu thông máu thuận lợi. Từ đó đảm bảo oxy được cung cấp đến các bộ phận của cơ thể và hỗ trợ hoạt động bình thường.
-Xương chắc khỏe hơn
Bên cạnh sắt, bún gạo còn sở hữu các khoáng chất có lợi khác như canxi. Việc hấp thụ canxi sẽ giúp cải thiện sức khỏe của xương và cũng làm giảm nguy cơ loãng xương. Vì vậy, hãy thường xuyên ăn bún gạo để thúc đẩy xương khỏe mạnh hơn.
-Hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường là do tăng lượng đường trong máu. Bún gạo có chỉ số đường huyết thấp có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
3 mối nguy hại của chất béo chuyển hóa đối với sức khỏe Cơ thể cần một lượng chất béo để hoạt động và ăn chất béo lành mạnh là tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều người đang tiêu thụ quá nhiều chất béo không lành mạnh, đặc biệt là chất béo chuyển hóa mà không nhận thức được hết những nguy hại của nó đối với sức khỏe. 1. Chất béo chuyển hóa là gì? Có...