Chế độ dinh dưỡng “vàng” dành cho người vừa phẫu thuật mắt
Bổ sung các chất dinh dưỡng làm rút ngắn thời gian phục hồi với những người vừa phẫu thuật mắt bị tổn thương hay vừa phẫu thuật laser chữa cận thị.
Khoáng chất và Vitamin
Các chất vitamin từ thực phẩm tự nhiên rất tốt đối với người vừa phẫu thuật mắt. Đồ họa: Hồng Nhật
Bổ sung các loại Vitamin và khoáng chất là điều hết sức cần thiết sau khi vừa phẫu thuật mắt. Vitamin C có thể hỗ trợ cho quá trình chữa lành vết thương sau mổ, và có khả năng ngăn ngừa các bệnh về cườm mắt; Vitamin E, lutein và zeaxanthin bảo vệ các mô mới khỏi các gốc tự do có hại cho cơ thể;
Vitamin A tốt cho võng mạc và các bộ phận khác bên trong mắt, tăng cường sức khỏe cho mắt và bảo vệ thị lực, nếu thiếu Vitamin A sẽ sinh ra bệnh khô mắt, chứng quáng gà, có khi nặng đến mức không nhìn rõ được khi trời mờ tối..
Bạn có thể dễ dàng bổ sung các chất này thông qua các loại thực phẩm tự nhiên như cà rốt, ớt chuông, khoai lang tím, rau xanh, cam, quýt…
Tinh bột có vai trò cung cấp năng lượng, giúp cho các tế bào hoạt động bình thường. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng tinh bột cần thiết sẽ dẫn tới tình trạng suy nhược, hạ đường huyết, yếu ớt,… Đặc biệt với những người vừa phẫu thuật mắt, thiết tinh bột sẽ làm quá trình lành vết thương bị chậm lại, cơ thể mệt mỏi hơn.
Chất xơ
Video đang HOT
Uống nước rau bina mỗi ngày giúp bổ sung chất xơ và dinh dưỡng cần thiết cho người vừa phẫu thuật mắt. Đồ họa: Hồng Nhật
Táo bón là tình trạng nhiều người gặp phải sau khi vừa trải qua phẫu thuật mắt, do đó người bệnh cần được bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ để giúp nhuận tràng. Rau bina (rau chân vịt), rau cải xoắn và một số loại rau xanh khác là các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng để cải thiện thị lực rất tốt.
Chất béo tốt
Chất béo đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng của màng tế bào. Các loại chất béo tốt được dùng vừa đủ sẽ có tác dụng làm giảm tình trạng sưng viêm. Do đó, sau khi mổ mắt bạn nên chú ý bổ sung đủ lượng các chất béo cần thiết. Bơ, hạnh nhân, óc chó, cá hồi là những thực phẩm giàu chất béo tốt, giúp cải thiện sức khỏe mắt và bảo vệ mắt khỏi nhiều vấn đề về thị lực khác nhau.
Thực phẩm nguyên chất
Người vừa phẫu thuật mắt không nên ăn những thực phẩm được chế biến sẵn, bởi đây là những thực phẩm thường chứa nhiều đường, muối, dầu mỡ, chất phụ gia,… không tốt cho cơ thể. Sử dụng các loại thực phẩm tươi ngon, nguyên chất và tự chế biến là những điều nên ưu tiên đối với những người cần phục hồi sức khỏe sau khi vừa trải qua phẫu thuật.
Nước
Nước có vai trò chuyển hóa trong cơ thể, giúp đào thải các chất cặn bã. Đặc biệt, nước liên quan trực tiếp đến sự khỏe mạnh của các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy, bổ sung đủ nước mỗi ngày là điều hết sức cần thiết để góp phần rút ngắn thời gian phục hồi sau mổ mắt.
Nhận biết và phòng ngừa chứng loạn thị
Tật loạn thị có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em và người trưởng thành. Loạn thị có thể di truyền nên nhiều trẻ sơ sinh cũng có thể mắc tật khúc xạ này.
Một số trường hợp loạn thị phát triển sau một chấn thương mắt, bệnh lý tại mắt hoặc sau phẫu thuật mắt.
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp, xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào mắt không thể hội tụ ở võng mạc, khiến mắt bị mờ. Giác mạc là bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt.
Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo mà bị biến dạng không đều, khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở phía trước hoặc phía sau võng mạc), gây ra loạn thị.
Ngoài ra loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường, loạn thị có nguy cơ cao ở những người: Tiền sử gia đình có người bị loạn thị hoặc có các rối loạn ở mắt, đặc biệt người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao bị loạn thị; Tổn thương mắt như sẹo giác mạc; Bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng; Tiền sử phẫu thuật mắt, như phẫu thuật đục thủy tinh thể; Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ.
Mắt loạn thị.
Triệu chứng bệnh loạn thị
Những người mắc tật loạn thị thường gặp các triệu chứng ban đầu sau: Mắt mờ, nhìn hình ảnh bị mờ, nhòe hoặc méo mó; Tầm nhìn đôi, nhìn một vật có hai hoặc ba bóng mờ; Khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách. Một số dấu hiệu kèm theo khác như nhức mỏi mắt, chảy nước mắt, đau đầu, đau cổ, đau vai gáy... cũng có thể xảy ra.
Chẩn đoán loạn thị
Khám mắt kỹ lưỡng và toàn diện sẽ giúp các bác sĩ xác định được tật loạn thị cũng như phát hiện ra các vấn đề khác. Một số kiểm tra có thể được thực hiện như kiểm tra thị lực bằng bảng đo thị lực, đo độ cong giác mạc, kiểm tra khúc xạ, bản đồ giác mạc...
Vì loạn thị thường xảy ra chậm trong thời gian dài, nên bệnh nhân thường bỏ qua các triệu chứng của tật. Hãy đến bệnh viện kiểm tra mắt ngay nếu người bệnh cảm thấy có bất kỳ sự thay đổi thị lực nào.
Khi có triệu chứng cần đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện bệnh.
Điều trị bệnh loạn thị
Trường hợp nhẹ, bệnh loạn thị có thể không cần điều trị. Nhưng nếu bị nặng, cần phải áp dụng các biện pháp điều trị để tránh bệnh diễn biến nặng hoặc gây ra nhược thị. Các biện pháp điều trị phổ biến:
Kính thuốc: Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều chỉnh bằng kính thuốc. Đây là biện pháp đơn giản, được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao, ít để lại biến chứng. Bệnh nhân nên tìm hiểu và đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính phù hợp với mức độ và nhu cầu.
Phẫu thuật: Trong một số trường hợp bị loạn thị nặng và phương pháp điều chỉnh bằng kính thuốc không đạt kết quả, bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. Phổ biến nhất có thể kể đến thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).
Ortho-K (Orthokeratology) customize: Đây là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế đặc biệt đeo vào ban đêm nhằm làm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc trong khi ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ vào sáng hôm sau và duy trì tình trạng này suốt cả ngày. Cứ như vậy, lặp lại quy trình gắn Ortho-K customize vào ban đêm để có thị lực tốt vào ngày hôm sau.
Phòng ngừa loạn thị
Loạn thị do di truyền là không thể phòng tránh. Tuy nhiên theo các chuyên gia tại bệnh viện mắt, các nguyên nhân còn lại có thể được phòng ngừa và hạn chế bằng cách: Tránh các nguy cơ gây tổn thương mắt có thể xảy ra; Làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối hoặc phải đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc với nguồn sáng quá mạnh và chói;
Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác; Điều trị các bệnh lý về mắt (nếu có), điều trị sớm và triệt để, tránh gây biến chứng loạn thị; Khi đã bị loạn thị rồi thì phải đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn biến nặng; Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt như cá hoặc thức ăn giàu vitamin A có trong các loại quả màu đỏ (gấc, cà rốt, cà chua,...).
Vì sao bệnh đục thủy tinh thể không còn đáng sợ? Theo Bệnh viện Mắt Trung ương, đục thủy tinh thể là bệnh lý về mắt mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa hiện nay. Tuy nhiên, bệnh đục thủy tinh thể không còn quá đáng sợ nhờ những tiến bộ vượt bậc về y khoa gần đây. Bệnh đục...