Chế độ ăn uống: Nền tảng quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường
Để kiểm soát đường huyết, chế độ ăn hợp lý và khoa học là rất cần thiết với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.
Để kiểm soát đường huyết, chế độ ăn hợp lý và khoa học là rất cần thiết với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nhiều người đang hiểu lầm chế độ ăn cho người đái tháo đường là phải kiêng khem nghiêm ngặt. Việc ăn kiêng quá mức sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu dưỡng chất, người lúc nào cũng thấy mệt mỏi, thèm ăn.
Nguyên tắc cơ bản
Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá.
Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng
Nhu cầu năng lượng: Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người.
Tuy nhiên cũng có những điểm chung như: Tùy theo tuổi, giới; tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ) và tuỳ theo thể trạng (gầy hay béo).
Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng
Protein (chất đạm)
Video đang HOT
Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.
Lipit (chất béo)
Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Các chất béo, đặc biệt là axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch.
Mặt khác. chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp). Vì vậy, nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương…
Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Gluxit (chất bột đường)
Trong bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường).
Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt…).
Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.
Bệnh nhân đái tháo đường cần giảm khẩu phần ăn nhiều tinh bột – Ảnh minh họa: Internet
Phân loại thức ăn
Để bệnh nhân đái tháo đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:
Loại có hàm lượng gluxit 5%: Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày. Bao gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín… (sử dụng không hạn chế).
Bệnh nhân đái tháo đường tuyệt đối không nên dùng nước ngọt – Ảnh minh họa: Internet
Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: Nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan…)
Loại có hàm lượng gluxit từ 20%: Cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô…).
Theo phunusuckhoe
Hàng trăm bệnh nhân được tư vấn về bệnh đái tháo đường
Hàng trăm bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện Đà Nẵng đã được các bác sĩ tư vấn miễn phí về bệnh đái tháo đường.
Sáng 10/11, Bệnh viện Đà Nẵng đã tổ chức "Ngày hội tư vấn đái tháo đường", hưởng ứng ngày đái tháo đường thế giới 14/11.
Tại ngày hội tư vấn, các bệnh nhân bị đái tháo đường đang điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn TP Đà Nẵng được các bác sĩ tư vấn về các biến chứng mạn ở bệnh nhân đái tháo đường, chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường, tự theo dõi đường máu cho bệnh nhân đái tháo đường tại nhà và cách xử lý hạ đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường tại nhà...
Phát biểu tại ngày hội tư vấn, BS.CK2 Nguyễn Thành Trung - Phó Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng - cho biết, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh, ngày càng phổ biến trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo các báo cáo dịch tễ học cho thấy bệnh đái tháo đường xuất hiện trên mọi miền của đất nước, ở nhiều đối tượng thành phần xã hội khác nhau, người giàu lẫn cả người nghèo. Và đặc biệt bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa do môi trường sống, chế độ ăn và vận động không hợp lý. Ở nước ta có khoảng 7 triệu người bị bệnh đái tháo đường.
Bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng tư vấn cho các bệnh nhân đái tháo đường
"Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng như mù lòa, suy tim, suy thận, cắt cụt chi... để lại nhiều di chứng và là gánh nặng y tế toàn cầu, của mỗi quốc gia. Đái tháo đường là một trong 7 nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Việt Nam", BS.CK2 Nguyễn Thành Trung thông tin.
Cũng theo bác sĩ Trung, Tổ chức y tế thế giới đã lấy 14 tháng 11 hằng năm là ngày đái tháo đường thế giới để toàn thế giới chung tay ngăn chặn căn bệnh này. Tại Việt Nam, Chính phủ cũng đã đưa bệnh đái tháo đường nằm trong chương trình mục tiêu y tế quốc gia.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Bác sĩ Việt chia gan người chết não cùng lúc cứu sống hai bệnh nhân Gan của người chết não được chia thành 2 phần, một ghép cho trẻ em, phần còn lại cho người lớn. Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã mạnh dạn thực hiện một kỹ thuật khó, hiếm được áp dụng trên thế giới đó là tiến hành chia gan của một người hiến tạng chết não để ghép cùng lúc...