Chế độ ăn trong quản lý hội chứng Prader-Willi
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý hội chứng Prader-Willi, giúp kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến béo phì, đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho sự phát triển toàn diện của người bệnh.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn với hội chứng Prader-Willi
Chế độ ăn đối với hội chứng Prader-Willi (PWS) là yếu tố then chốt trong việc quản lý hội chứng này, đặc biệt là tình trạng luôn cảm thấy đói.
Những người mắc PWS có nguy cơ cao bị béo phì do tỷ lệ mỡ trên cơ cao khiến năng lượng tiêu hao giảm và nhu cầu giảm lượng năng lượng nạp vào, trong khi sự thay đổi trong việc điều chỉnh cảm giác thèm ăn và tín hiệu khen thưởng thức ăn có thể khiến một người ám ảnh về thức ăn và có khả năng cảm thấy đói hơn những người khác.
Những người mắc hội chứng Prader-Willi nguy cơ cao bị béo phì. Ảnh minh họa.
Áp dụng chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt cho người mắc chứng ăn nhiều có thể khó khăn nhưng nếu không quản lý chế độ ăn uống hiệu quả, những người mắc PWS sẽ nhanh chóng trở nên béo phì bệnh lý và gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của họ.
Kiểm soát cơn đói liên tục (Hyperphagia):
Một trong những đặc điểm nổi bật và thách thức nhất của PWS là tình trạng ăn không biết no. Người mắc hội chứng này luôn cảm thấy đói, ngay cả sau khi đã ăn đủ lượng thức ăn. Nếu chế độ ăn không được kiểm soát chặt chẽ, họ sẽ ăn quá nhiều, dẫn đến tăng cân nhanh chóng và béo phì nghiêm trọng.
Ngăn ngừa và kiểm soát béo phì:
Người mắc PWS có xu hướng đốt cháy ít calo hơn so với người bình thường do trương lực cơ thấp và ít hoạt động thể chất hơn.
Cùng với cơn đói liên tục, việc này tạo ra nguy cơ rất cao bị béo phì, kéo theo hàng loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, các vấn đề về hô hấp và xương khớp. Do đó, chế độ ăn hạn chế calo rất cần thiết để duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm cân nếu cần.
Quản lý các vấn đề hành vi liên quan đến thức ăn:
Sự ám ảnh về thức ăn có thể dẫn đến các hành vi tiêu cực như lén lút tìm kiếm thức ăn, ăn vụng thức ăn. Việc thực hiện chế độ ăn có cấu trúc, giờ giấc cố định và không có sẵn đồ ăn vặt có thể giúp giảm bớt những hành vi này.
Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý:
Video đang HOT
Mặc dù cần hạn chế calo, chế độ ăn cho người PWS vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển và duy trì sức khỏe. Cần tập trung vào các thực phẩm giàu protein, chất xơ và carbohydrate phức tạp, đồng thời hạn chế đường, chất béo không lành mạnh và thực phẩm chế biến sẵn.
Việc tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng là rất quan trọng để xây dựng một chế độ ăn cân bằng và phù hợp với từng cá nhân.
BS Trần Thị Ngọc Thu
Điều trị cho hội chứng Prader-Willi đòi hỏi sự tiếp cận toàn diện từ một đội ngũ chăm sóc đa chuyên khoa, bao gồm bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia tâm thần và các chuyên gia khác.
Hỗ trợ sự phát triển thể chất và tinh thần:
Dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp cải thiện năng lượng, tâm trạng và khả năng tập trung. Đối với trẻ em mắc PWS, việc kiểm soát cân nặng và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ có thể hỗ trợ tốt hơn cho sự phát triển thể chất và trí tuệ.
2. Các giai đoạn dinh dưỡng trong hội chứng Prader-Willi
Hiểu biết về các giai đoạn dinh dưỡng giúp cha mẹ có biện pháp can thiệp sớm và hiệu quả hơn:
Giai đoạn 1a (0 – 9 tháng): Giảm trương lực cơ, khó ăn, chán ăn.
Giai đoạn 1b (9 – 25 tháng): Ăn uống tốt hơn, thèm ăn tăng dần, phát triển phù hợp.
Giai đoạn 2a (2.1 – 4.5 tuổi): Tăng cân không rõ nguyên nhân thèm ăn hoặc thừa calo.
Giai đoạn 2b (4.5 – 8 tuổi): Tăng cảm giác thèm ăn và hứng thú với thức ăn, vẫn có thể cảm thấy no.
Giai đoạn 3 (8 tuổi – trưởng thành): Ăn quá mức, thèm ăn tăng bất thường, hiếm khi cảm thấy no.
Giai đoạn 4 (Tuổi trưởng thành): Giảm hoặc hết cảm giác thèm ăn vô độ (ở số ít người lớn).
3. Chế độ ăn uống nào tốt cho người mắc hội chứng Prader-Willi?
Ưu tiên chế độ ăn cân bằng, ít carbohydrate.
Không có cách duy nhất, đúng đắn nào để nuôi dưỡng một người mắc hội chứng Prader-Willi, các cách tiếp cận khác nhau có thể hiệu quả với những cá nhân và gia đình khác nhau. Tuy nhiên, có một số yếu tố chính cần có trong bất kỳ kế hoạch quản lý chế độ ăn uống nào cho PWS.
Hạn chế tối đa đường: Đường có tác động mạnh đến não bộ người PWS và liên quan đến các vấn đề hành vi, cân nặng và tăng nguy cơ đái tháo đường. Chất tạo ngọt nhân tạo cũng nên tránh.
Theo dõi dinh dưỡng và điều chỉnh calo: Thường xuyên theo dõi cân nặng và lượng dinh dưỡng hàng ngày dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh lượng calo phù hợp (thường 50-70% lượng calo tiêu chuẩn cho độ tuổi từ giai đoạn 2a).
Ưu tiên chế độ ăn cân bằng, ít carbohydrate:Tỷ lệ khuyến nghị gần đúng là 30% protein, 40% carbohydrate phức hợp và 30% chất béo lành mạnh. Tập trung vào rau không tinh bột, protein chất lượng cao, giảm thực phẩm chế biến và carbohydrate tinh chế. Tránh calo rỗng và đồ uống có đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo (trẻ em nên uống nước hoặc sữa).
Lập kế hoạch bữa ăn và kiểm soát khẩu phần: Xây dựng lịch trình bữa ăn và đồ ăn nhẹ nhỏ, sử dụng chén đĩa có kích thước cố định hoặc cân để kiểm soát khẩu phần (lòng bàn tay của trẻ là một ước lượng tốt cho khẩu phần carbohydrate).
Khuyến khích tập thể dục: Đặt mục tiêu ít nhất 30 phút mỗi ngày, tăng cường hơn nếu thừa cân.
Thiết lập quy tắc và thói quen ăn uống: Chỉ ăn tại bàn, đặt giờ ăn cố định. Thống nhất trong gia đình về cách xử lý các dịp đặc biệt. Nhất quán là chìa khóa. Đảm bảo người mắc PWS hiểu rõ thời điểm được ăn. Có thể cần khóa tủ và tủ lạnh để đảm bảo “an ninh lương thực”, giúp kiểm soát cân nặng và giảm ám ảnh về thức ăn.
Giáo dục về dinh dưỡng: Dạy người mắc PWS về thực phẩm tốt và không tốt cho cơ thể.
Cân bằng các chất dinh dưỡng đa lượng:
Ưu tiên giảm đường, tập trung vào protein chất lượng tốt, rau và chất béo lành mạnh. Đọc kỹ nhãn dinh dưỡng, tránh các sản phẩm “ăn kiêng” vẫn chứa đường hoặc chất tạo ngọt. Ưu tiên thực phẩm đơn giản để dễ theo dõi.
Nghiên cứu năm 2013 gợi ý chế độ ăn với tỷ lệ 45% carbohydrate, 30% chất béo và 25% protein, cùng ít nhất 20 g chất xơ mỗi ngày, tương tự chế độ ăn Địa Trung Hải. Đĩa và tháp thực phẩm Prader-Willi là những công cụ trực quan hữu ích.
Chế độ ăn rất ít carbohydrate/nhiều chất béo (Ketogenic, Atkins):
Một số gia đình ghi nhận cải thiện về năng lượng, hành vi và kiểm soát cân nặng. Nghiên cứu vẫn đang tiếp tục, cần thận trọng và có sự giám sát y tế chặt chẽ do tiềm ẩn rủi ro cho sự phát triển
Điều chỉnh chế độ ăn cho vấn đề tiêu hóa:
Nếu có lo ngại về liệt dạ dày, tắc ruột, rối loạn nuốt hoặc nguy cơ nghẹn, cần đánh giá y tế và điều chỉnh chế độ ăn (ví dụ: mềm, ít chất xơ). Tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước, ăn các bữa nhỏ và bổ sung thực phẩm tốt cho đường ruột cũng hỗ trợ tiêu hóa.
Trẻ béo phì đối mặt với khủng hoảng tâm lý
Béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 5 - 19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020 với những ảnh hưởng đến bệnh lý và tâm lý của trẻ.
Thăm khám cho trẻ béo phì. Ảnh: BV Hữu nghị Việt Đức.
Đáng quan tâm khi ngoài những hệ quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài mà béo phì có thể gây ra cho sức khỏe, trẻ béo phì cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề về mặt tâm lý.
BS Hoàng Thị Hằng - Khoa khám Tư vấn dinh dưỡng trẻ em (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết, trẻ bị béo phì có thể bị ảnh hưởng tâm lý, cảm xúc như buồn chán, tự ti... do sự kỳ thị, trêu chọc hay bắt nạt về ngoại hình của các bạn, thậm chí của cả người thân trong gia đình, không hài lòng về cơ thể dần dần trẻ ít chơi với các bạn và sống khép kín hơn.
Trẻ béo phì gặp phải một số vấn đề tâm lý xã hội ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, cảm giác hạnh phúc giảm, hoạt động xã hội kém và thành công trong học tập thấp. Các vấn đề tâm lý xã hội và cảm xúc của trẻ béo phì đồng thời là nguyên nhân hoặc yếu tố duy trì của bệnh béo phì và do đó ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị.
Theo BS Hằng, trẻ em thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng phải chịu gánh nặng về rối loạn tâm thần và tâm lý ở thời thơ ấu, thanh thiếu niên và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành làm cho trẻ trở nên khó hòa nhập cộng đồng, với các vấn đề tâm lý và tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống, căng thẳng, lo lắng về hình dáng cơ thể, lòng tự trọng thấp, thậm chí có ý định tự vẫn.
BS Hằng khuyến cáo, việc dự phòng béo phì ở trẻ em cần được thực hiện ngay từ thời kỳ mang thai. Trẻ có cân nặng sơ sinh trên 3.500 gram hoặc dưới 2.500 gram có nguy cơ thừa cân, béo phì cao hơn so với những trẻ có cân nặng sơ sinh bình thường.
Thực hiện tốt nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ và bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, cân đối các thành phần dinh dưỡng.
Cần tập cho trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ. Không nên cho trẻ ăn nhiều các thức ăn giàu đường ngọt và chất béo như bánh kẹo ngọt, nước ngọt, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, xúc xích, thức ăn nhanh... Tạo thói quen hoạt động thể lực và tập thể dục cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ với các bộ môn thể thao phù hợp theo lứa tuổi. Hạn chế các hoạt động tĩnh như xem ti vi, chơi điện tử...
Khuyến khích trẻ tham gia các công việc nhà hàng ngày như dọn nhà, nấu ăn. Theo dõi cân nặng và chiều cao thường xuyên cho trẻ để phát hiện thừa cân béo phì sớm và có hướng can thiệp phù hợp giáo dục cho trẻ hiểu về dinh dưỡng, cách lựa chọn các món ăn tốt cho sức khỏe có vai trò quan trọng trong dự phòng thừa cân béo phì ở trẻ em.
Đặc biệt, để giúp trẻ béo phì có thể vượt qua các vấn đề tâm lý, gia đình, bạn bè cần hỗ trợ, động viên, đồng hành để trẻ có thói quen, lối sống lành mạnh trong kiểm soát chế độ ăn, tạo thói quen tập thể dục hàng ngày, khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao và hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó trẻ cần có chế độ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya vì sẽ làm cho trẻ có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn, là nguyên nhân dẫn đến tăng cân nhiều hơn và ngủ ít cũng khiến trẻ mệt mỏi và dễ căng thẳng hơn.
Rèn kỹ năng ăn uống khoa học: Chọn thưởng thức hay "máy ăn"? Chế độ ăn khoa học chính là "chìa khóa" cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nhiều phụ huynh lầm tưởng, chỉ cần cho con ăn nhiều thịt, cá hay đồ ăn vặt, trẻ sẽ đủ dinh dưỡng. Trẻ cần ăn đủ các bữa: Sáng, trưa và tối. Ảnh minh họa. Tuy nhiên, điều quan trọng trong dinh dưỡng là yếu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nếu thấy 7 dấu hiệu này bạn nên đi khám ngay lập tức

Rụng tóc có phải do thiếu sắt?

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở người trưởng thành

Ăn trứng có thực sự gây tăng mỡ máu?

Bé trai 10 tuổi bị nhánh cây rơi trúng đầu phải thở máy, phản xạ ánh sáng yếu

Kịp thời cứu sống bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, nhiều bệnh nền

Không nên tắm cơn mưa chuyển mùa ở TP.HCM

Bé 2 tuổi bỏng khắp miệng vì uống nhầm bột thông cống

Chó thả rông nghi bị dại cắn 3 người ở Đồng Nai

Tóc khô và xỉn màu là dấu hiệu của những bệnh này

14 chất bổ sung có tiềm năng chống lão hóa

Sở thích uống ngọt âm thầm tàn phá sức khỏe nhiều người Việt
Có thể bạn quan tâm

Cảnh tượng sốc: Cá bay đầy trời ở vùng biển Caribe, rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra?
Lạ vui
Mới
Cắt 3 lát chanh vào nước sạch rồi bôi quanh nhà, bạn sẽ cảm ơn tôi khi học được mẹo "thần kỳ" này
Sáng tạo
2 phút trước
Jennie (BLACKPINK) tiết lộ quá trình chuẩn bị đầy căng thẳng cho Coachella
Nhạc quốc tế
3 phút trước
Netizen sốc khi biết 2 mỹ nhân cổ trang Việt hot nhất hiện nay hơn nhau 24 tuổi, visual vừa đẹp vừa sang!
Nhạc việt
6 phút trước
Bộ trưởng Thương mại Mỹ đề cập tới việc công bố hàng loạt thỏa thuận thương mại
Thế giới
24 phút trước
Viettel IDC nhận cú đúp giải thưởng an ninh mạng - phát triển bền vững
Thế giới số
26 phút trước
Triệu Lệ Dĩnh lộ biểu cảm bất thường tại sự kiện, nghi vấn về tình trạng tâm lý
Sao châu á
58 phút trước
Đi theo thanh niên 19 tuổi, người phụ nữ bị hiếp dâm trong rừng keo
Pháp luật
58 phút trước
Jollibee VN bị kẻ xấu giả danh đi quậy đục nước cõi mạng, 'hàng thật' cảnh báo
Netizen
1 giờ trước
3 năm hôn nhân của Ngô Thanh Vân: Được chồng kém 11 tuổi chăm hơn em bé, ngoại hình gây ngạc nhiên khi mang thai lần đầu ở tuổi 46
Sao việt
1 giờ trước