[Chế biến]- Xuýt xoa vị chua cay với món lẩu Thái
Hương vị cay và thơm nồng từ sả, ớt, riềng, lá chanh kết hợp cùng vị chua chua rất đặc trưng riêng của lẩu Thái sẽ không lẫn với bất kỳ món lẩu nào khác.
Lậu Thái có hương vị đặc biệt chua chua, cay cay.
Ẩm thực Thái vốn được nhiều người yêu thích bởi vị chua chua, cay cay và cách sử dụng các loại gia vị, trong đó có món lẩu hải sản kiểu Thái.
Nguyên liệu nấu cho món lẩu Thái rất phong phú, nhưng khi du nhập vào Việt Nam cũng được biến tấu phù hợp với sở thích của từng mỗi vùng miền. Tuy nhiên, món ăn vẫn giữ nguyên hương vị ban đầu của nó. Vì vậy, ngoài việc có các nguyên liệu cần thiết cho món ăn như: tôm sú, cá, ngao, mực, bò… món ăn sẽ không thiếu lá chanh, cà chua, húng quế, nấm rơm, ớt tươi, gừng, đường, nước chanh, sả, riềng…
Cách nấu món lẩu Thái không quá cầu kỳ: Đầu tiên, bạn bắc nồi lên bếp, cho dầu vào thật nóng, cho hành tỏi vào phi thơm, rồi cho riềng, sả, ớt vào xào cùng, nêm chút gia vị cho thấm. Sau đó nêm lại nước mắm, đường, cho rau húng quế vào đun lửa nhẹ, tắt lửa và vắt ít nước chanh vào cho có vị thơm của chanh. Chỉ một lúc sau, bạn sẽ có một nồi lẩu với hương lạ, độc đáo. Chính cái vị cay đậm, cùng vị ngọt thơm, chua chua của nước lẩu sẽ tạo cho bạn một bữa ăn thật ngon miệng.
Video đang HOT
Món ăn dùng nóng với bún, nước mắm ngon và ớt tươi. Ngoài ra, rau dùng cho lẩu cũng đa dạng không kém, gồm: nấm kim chi, giá, rau nhút, rau muống, hoa chuối, hoa súng, cù nèo…
Lẩu Thái đặc biệt ở chỗ gần như không thể thiếu vị cay của ớt tươi và vị thơm của lá chanh, của gừng tươi và một chút vị ngọt của đường. Tuy nhiên, để nấu một nồi lẩu chua cay va ngọt dịu, bạn nên cho vào nồi nước lẩu đường phèn, thay cho đường cát. Khi đó, nồi lẩu của bạn sẽ có huơng vị rất ngọt dịu và đặc trưng.
Ở Sài Gòn, món lẩu Thái ngày nay rất phổ biến trong nhiều quán ăn. Tuy nhiên, nếu muốn ăn một món lẩu Thái ngon, đậm chất, bạn có thể đến địa chỉ 26/11 Nguyễn Văn Đậu, quận Phú Nhuận. Món ăn có giả cả phải chăng, 90.000 đồng cho một nồi lẩu 2 người ăn.
Bạn cùng những người thân có thể quây quần cùng nhau thưởng thức bên nồi lẩu Thái, rồi xuýt xoa vị cay cay, cảm nhận vị ngọt ngọt… vương vấn đến khó quên!
Lẩu Thái không thể thiếu tôm, ngao, cá, bò, mực…
Rau dùng với lẩu đa dạng.
Bún dùng kèm.
Món ăn trông rất đẹp mắt và thơm ngon.
Theo NS
[Chế biến]- Lẩu nấm
Thay vì dùng xương để làm ngọt nước dùng với lẩu chay, bạn có thể sử dụng củ cải trắng, cà rốt, hành tây để tăng vị ngọt cho nước lẩu.
Nguyên liệu
Nấm hương tươi: 100g
Nấm kim châm: 100g
100g nấm rơm, 100g nấm bào ngư, 100g rau cải xanh, 100g củ cải trắng. 100g cà rốt, 100g hành tây, 100g đậu bắp, 100g cà chua, 1 thìa cà phê boa-rô băm; Hạt nêm chay, nước mắm chay, muối, bột ngọt, đường, dầu ăn; Nước chấm, bún ăn kèm
Cách làm
Các loại nấm cắt gốc, ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch
Rau cải xanh xắt khúc khoảng 3cm. Củ cải trắng, cà rốt xắt khúc vừa ăn. Đậu bắp xắt xéo. Hành tây, cà chua xắt múi cau.
Nấu nước lẩu: Làm nóng dầu ăn, phi vàng hành boa-rô, cho cà chua vào xào xơ, cho nước lọc vào vừa đủ, nấu sôi, cho cà rốt, củ cải trắng, hành tây vào hầm đến khi nước ngọt, cho nấm rơm vào, nêm hạt nêm chay, nước mắm, bột ngọt, đường, muối vừa ăn
Khi ăn cho nước lẩu vào nồi, đun sôi và thả các loại nấm, rau cải xanh, đậu bắp vào. Dùng kèm với bún, nước chấm chay.
Mách nhỏ
Thay vì dùng xương để làm ngọt nước dùng với lẩu chay, bạn có thể sử dụng củ cải trắng, cà rốt, hành tây để tăng vị ngọt cho nước lẩu.
Theo PNO
[Chế biến]- Cơm chiên nấm Khi xào nấm hương với ớt chuông, bắp non, nên xào thật khô để lúc trộn với cơm chiên sẽ không bị nhão. Nguyên liệu Cơm trắng: 2 chén Nấm hương: 200g 100g ớt chuông đỏ, 100g bắp non, 10g ngò rí, 1 thìa cà phê hành boa-rô băm, thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, thìa cà phê tiêu xay,...