[Chế biến]-Xôi gà vị dừa
Hạt xôi óng màu mỡ gà, thơm dẻo quyện vị dừa, vị ngọt của thịt gà ta xé, hút mắt với sắc vàng rộm của hành phi…
Nguyên liệu:
Gạo nếp loại ngon: 1kg
Gà ta: 1 con (khoảng 1.2 – 1.5kg)
Dừa tươi nạo: 200g
Nước dừa tươi: nước của 1 quả dừa
Hành khô: 200g
Cách làm:
Video đang HOT
Gạo nếp ngâm qua đêm (6-8 tiếng)
Gạo sau khi ngâm vớt ra để ráo, xóc chút muối
Cách làm nước cốt dừa:
Dừa nạo giã dập, đổ chừng 1 bát con nước nóng vào, lấy tay bóp đều cho dừa ra nước cốt.
Chắt lấy phần nước cốt đặc nhất – khoảng 1 bát con.
Phần bã dừa còn lại, đổ thêm nước nóng, bóp đều, đổ phần nước cốt loãng cùng bã dừa đó chung với nước dừa tươi để làm nước đồ xôi.
Cách đồ xôi:
Gà làm sạch, có thể chia đôi hoặc để nguyên con, tùy ý. Lấy riêng phần mỡ gà để dùng phi hành.
Đổ gạo vào chõ, đặt thịt gà lên trên cùng. Đậy nắp kín, bắc lên bếp. Dùng nước để đồ xôi đã chế biến từ trên.
Gà sau khi được hấp chín, lấy ra, xé miếng.
Xôi lúc này cũng chín tới, lấy đũa đánh đều, vừa đánh vừa rưới bát nước cốt dừa đặc ban đầu cho xôi được quyện đều nước tiết ra từ gà và nước cốt dừa. Đồ trên bếp thêm khoảng 10 phút nữa là được.
Hành khô thái mỏng, dùng mỡ gà để phi hành cho thơm.
Xôi đơm ra đĩa, bày thịt gà xé miếng lên trên, rắc hành phi, dọn nóng ăn cùng muối chanh ớt.
Món xôi gà này tuy đòi hỏi chút thời gian, nhưng bù lại rất quyến rũ, hấp dẫn, khó ai có thể nỡ chối từ.
Theo SK&ĐS
Ăn chay xứ Huế
Nhắc đến đất Huế thơ mộng với những nét văn hóa ẩm thực phong phú và tinh tế sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc đến ẩm thực chay xứ Huế. Ở thời Nguyễn, Phật giáo được phong làm quốc giáo chính vì thế các món chay ở Huế cũng phong phú và cầu kỳ không kém gì món mặn.
Tại sao khi nói đến ẩm thực chay, Huế lại được nhắc đến đầu tiên. Lẽ đơn giản, Huế là cái nôi Phật giáo, là nơi đầu tiên ăn chay trở nên phổ biến và trở thành nét văn hóa độc đáo. Người Huế từ bình dân đến quý tộc đều có truyền thống ăn chay. Ai đó đã từng nói, ở Huế núi không cao, sông không sâu nhưng lòng người thì trầm luân, tĩnh lặng bởi họ biết cách tu, biết ăn chay cho tâm hồn thanh tịnh.
Huế là cái nôi của Phật giáo, chính vì thế văn hóa chay cũng phong phú
và cầu kỳ không kém gì món mặn
Nói đến cơm chay Huế trước hết phải nói đến cách ăn chay tại các chùa ở Huế. Hàng tháng vào những ngày lễ nhà chùa thường làm cỗ chay đãi phật tử bốn phương. Gọi là cỗ nhưng món chay trong chùa không cầu kỳ, chỉ đạm bạc với tương, muối, rau dưa... toàn là những sản vật, thảo mộc trong vườn chùa do các vãi cùng những phật tử nhiệt thành đến giúp. Bữa cơm chùa đạm bạc song luôn thu hút rất nhiều người.
Bữa cơm chùa đạm bạc song luôn thu hút rất nhiều người
Người Huế không chỉ ăn chay vào rằm, mồng một hay những ngày lễ, họ ăn chay như một thói quen thường nhật hay những khi gia đình có giỗ chạp. Đặc biệt, đa phần các gia đình Huế đều tự tay nấu món chay. Quanh năm, cơm chay, cỗ chay thường xuyên có mặt trong gia đình người Huế. Người Huế không ăn chay đơn giản vì sức khỏe mà với họ món chay còn ẩn chứa nhiều triết lý sâu xa. Chính bởi vậy, mâm cơm chay của người Huế không cần quá sang trọng, không cần phải giả gà giả heo mà càng đơn giản, càng đạm bạc càng tốt nhưng ở đó phải hội đủ các yếu tố âm dương, hội đủ thiền tịnh .
Phụ nữ Huế đa phần đều biết nấu món chay. Đặc biệt, người Huế có một cách bày tỏ sự quý mến và tấm chân thành với bạn bè bằng cách mời khách dùng bữa cơm chay thanh đạm. Nét văn hóa độc đáo này có lẽ duy nhất chỉ có ở Huế. Ẩm thực chay xứ Huế còn được thể hiện trong mâm cỗ chay ngày Tết. Khác với các vùng miền ăn Tết với rất nhiều đặc sản, thịt cá thì nét độc đáo của Tết Huế chính là mâm cỗ chay. Ngày nay, mặc dù truyền thống đó đã có phần mai một song trong mâm cỗ Tết của người Huế, món chay vẫn hiện diện như một phần không thể thiếu.
Thưởng cơm chay xứ Huế, du khách không chỉ cảm nhận thấy hương vị từng món ăn còn
thấy được sự đảm đang, dịu dàng của người con gái Huế, ảnh: http://songhuong56.vn
Ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, văn hóa Huế chính là điểm hấp dẫn thu hút sự khám phá của khách du lịch. Trong đó, ẩm thực chay xứ Huế không chỉ khiến khách du lịch quốc tế ngạc nhiên mà ngay cả nhiều người Việt đến mảnh đất này cũng phải trầm trồ, thán phục. Đến Huế, nếu không có dịp thưởng thức bữa cơm chùa mộc mạc thực khách có thể cảm nhận hương vị món chay tại các hàng quán xuất hiện rất nhiều trên các đường phố. Điều đăc biệt là, đa phần những cửa hiệu cơm chay ở Huế đều do người Huế mở và chính người phụ nữ Huế tận tâm nấu món ăn. Chính vì thế, du khách thưởng cơm chay không chỉ cảm nhận thấy hương vị từng món ăn còn thấy được sự đảm đang, dịu dàng của người con gái Huế.
Theo PNO
Hà Nội: Phở gà, xôi gà ngõ Hàng Chỉ cho tối mùa lạnh Phở gà, bún gà, miến gà, xôi gà... tất tần tật bạn đều có thể thưởng thức ở đây hết! Các bạn có nhớ hàng hoa quả dầm ở phố Hàng Chỉ mà chúng tớ đã có lần giới thiệu không? Cũng ở trong ngõ đó, có một hàng chuyên các món xôi, phở về gà. Các bạn cứ đi thẳng vào ngõ...