[Chế biến] – Vịt quay Bắc Kinh
Vào bếp làm món vịt quay mà cả gia đình bạn đều thích nhé!
Nguyên liệu – cho 2 người:
- con vịt
- 1 củ gừng nhỏ
- Hoa hồi
- Gia vị ướp vịt
- Bột xá xíu
- Ngũ vị hương
- Đường, muối, dầu mè, nước tương, hạt nêm.
Thực hiện:
Bước 1:
Vịt rửa sạch, lau khô. Gừng băm nhỏ.
Ướp vịt với gừng khoảng 10 phút.
Video đang HOT
Bước 2:
Bắc 1 nồi nước sôi thả vịt vào luộc cùng với hoa hồi và gừng.
Chờ nước sôi trở lại vớt vịt ra, không nhất thiết để vịt chín. Lau vịt thật khô, để riêng.
Bước 3:
Vớt hoa hồi và gừng vào bát nhỏ, cho 1 muỗng canh đường, muỗng canh muối, 1 muỗng canh dầu mè, muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê hạt nêm hoặc mì chính, ít dầu hào, ít ngũ vị hương, 1 muỗng canh hạt uớp vịt quay (nếu bạn không có gia vị ướp vịt quay, bạn có thể mua gia vị ướp vịt trong siêu thị loại hình viên, sau đó ngâm chút nước nóng cho tan ra) muỗng canh bột xá xíu (chủ yếu lấy màu).
Nhẹ nhàng thoa đều hỗn hợp ướp lên vịt, chỉ dùng gia vị trong bát.
Sau đó để vịt trong tủ lạnh khoảng 6-8 tiếng.
Chỗ gia vị còn lại cất vào tủ lạnh.
Bước 4:
Hôm sau lấy vịt ra, dùng nốt chỗ gia vị còn lại thoa đều lên vịt lần thứ 2, nhét tất cả hoa hồi và gừng vào bụng vịt.
Bật lò nhiệt độ 150C, cho vịt vào khay nướng vịt trong vòng 50 – 60 phút
Hứng nước vịt tiết ra, loại bỏ mỡ vịt, dùng nước đó nêm nếm thêm chút cho vừa miệng làm nước chấm rất ngon.
Chặt vịt thành miếng vừa ăn, dùng kèm cơm, bánh mỳ hoặc xôi trắng. Vịt quay xong thơm lừng làm ai cũng muốn thưởng thức!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Theo afamily
Món ăn thơm ngon từ vải thiều
Thay vì thưởng thức vải theo cách thông thường, bạn có thể chế biến thành nhiều món tuyệt ngon, chiêu đãi người thân trong những ngày vải chín đỏ vườn.
Chè vải rau câu. Sự kết hợp hoàn hảo giữa thạch rau câu, nước dừa, hạnh nhân và vải sẽ giúp cả nhà có được món ngon giải nhiệt trong ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, nếu không thích ăn ngọt, bạn nên hạn chế lượng đường nêm vào bởi bản thân các nguyên liệu làm món này vốn đã ngọt lịm.
Thạch si rô nho vải. Không chỉ giúp giải nhiệt bằng chè vải rau câu. Các chị em còn đánh bay được cơn nóng hầm hập bằng thạch si rô nho vải.
Chè vải nhồi cốm.
Hay soda nước quả vải.
Canh vải thiều. Thay vì lựa chọn các nguyên liệu quen thuộc cho món canh xương gà, vải thiều cùng một số loại gia vị thông dụng sẽ mang lại bát canh độc đáo, "không đụng hàng".
Mực xào vải khô. Nếu như những món trên vải được nấu khi còn tươi thì ở món ăn này nó cần được làm khô. Cách chế biến sáng tạo giúp bạn dễ dàng cảm nhận hương vị thơm ngon của mực song rất khó phát hiện mùi tanh đặc trưng của loài hải sản.
Vải xào nhồi tôm. Cũng giống món ăn trên, việc kết hợp giữa vải và tôm giúp người ăn dễ dàng hấp thu những dưỡng chất có trong thực phẩm mà gần như không cảm nhận được vị tanh.
Gà nấu trái vải. Để chế biến gà nấu vải thành công, ngoài nguyên liệu bắt buộc gồm thịt gà, vải tươi, bạn không nên bỏ qua gừng, rượu trắng và hành củ băm nhỏ.
Gỏi vịt quay trái vải. Gỏi vịt quay trái vải hấp dẫn người ăn nhờ vị ngọt thơm tự nhiên của vải ngấm sâu vào từng thớ thịt vịt. Thế nhưng, khi ăn những miếng thịt vịt vẫn tạo cảm giác giòn tan trên đầu lưỡi cùng với vị chua rôn rốt, giòn sần sật của xoài xanh
Theo Kiến Thức
[Chế biến] - Vịt quay trộn măng chua Không chỉ dùng để chế biến chỉ cần khéo léo một chút với măng và thịt vịt là bạn có thể làm được một món ăn khá lạ miệng mà hấp dẫn. Món ngon này hấp dẫn bởi độ ngọt đậm đà của vịt và vị giòn chua của măng. Bạn sẽ mê mẩn món ngon dễ làm này đấy, các bạn xem...