[Chế biến] – Trứng ngỗng nấu ngon không khó
Có nhiều quan niệm khác nhau về công dụng của trứng ngỗng với sức khỏe. Liệu chất dinh dưỡng mà trứng ngỗng mang lại có tỉ lệ thuận với độ lớn của trứng? Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng trứng ngỗng luôn có vi chất cần thiết cho cơ thể
Trong các bài thuốc Đông y, thịt ngỗng là một trong những thành phần quan trọng và hữu hiệu để trị bệnh suy nhược cơ thể, tiểu đường, gầy còm, mỏi mệt. Mật ngỗng giúp thanh nhiệt giải độc, trứng ngỗng bổ trung ích khí, lông và màng da ngỗng có thể chữa bệnh ngoài da, vỏ trứng lại trị mụn nhọt… Ngỗng là loại gia cầm sống có tính bầy đàn, được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Nhiều địa phương có những gia đình chuyên nuôi ngỗng, có hộ nuôi cả đàn lớn từ mấy chục con đến hàng trăm con mỗi lứa.
Ngỗng thường rất dễ nuôi, phù hợp với hoàn cảnh miền núi và những địa phương có nhiều bãi cỏ, khe lạch. Nuôi ngỗng có nhiều lợi ích, chúng ăn cỏ, ăn rau là chính, ít phải dùng lương thực. Hằng ngày, người ta chăn thả ngỗng ở quanh bờ sông, trên đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch… những nơi đó ngỗng có thể dễ dàng kiếm thức ăn, chúng sẽ tìm cỏ, vặt lá non ăn là chủ yếu, thức ăn hỗn hợp thỉnh thoảng mới cho ăn chỉ để bổ sung khi ngỗng về chuồng. Sau 3 tháng tuổi, khi ngỗng có trọng lượng từ 4 đến 4,5kg, ngỗng bắt đầu đẻ trứng. Trứng ngỗng lúc này được xuất đi bán với kích cỡ lớn hơn rất nhiều so với trứng vịt và cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Từ xưa đến nay, trứng ngỗng luôn được coi là một loại thức ăn bổ dưỡng quý hiếm, đặc biệt là với các bà mẹ mang thai. Tuy không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc ăn trứng ngỗng sẽ giúp trẻ sau khi sinh ra sẽ thông minh hơn nhưng theo dân gian, trứng ngỗng rất bổ, giàu canxi nên trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ ăn trứng ngỗng sẽ sinh con khỏe mạnh, nguy cơ mắc bệnh phù ít hơn.
Trứng ngỗng thường được cung ứng từ các vùng đồng bãi ven đê. Gần đây do nhu cầu ăn trứng ngỗng của phụ nữ mang thai tăng cao nên tại một số tỉnh như Hưng Yên, Hà Nam, Hà Tây, Thái Bình… xuất hiện phong trào nuôi ngỗng đẻ để cung ứng trứng cho Hà Nội.
Trứng ngỗng chiên nấm đùi gà
Nguyên liệu
Trứng ngỗng: 1 quả
Nấm đùi gà: 200g
100g thịt heo băm nhuyễn, ½ thìa cà phê hành băm, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, 2 thìa súp dầu ăn
Cách làm
- Trứng ngỗng đánh tan với ít hạt nêm
- Nấm ngâm nước muối pha loãng 15 phút, rửa sạch cắt bớt phần gốc, cắt hạt lựu
Video đang HOT
- Thịt heo rửa sạch, ướp với hạt nêm và muối, để thấm 10 phút
- Làm nóng dầu ăn, cho hành băm vào phi thơm, cho nấm vào xào khoảng 1 phút sau đó trút thịt vào, đảo nhanh tay rồi bắc xuống.
- Làm nóng dầu ở một chảo khác, đổ trứng vào rồi rải nấm và thịt đều trên mặt. Khi trứng ướt, đậy nắp lại để thêm 2 phút cho trứng chín hẳn
- Cho trứng chiên nấm ra đĩa, rắc tiêu lên, dùng với cơm.
Salad trứng ngỗng
Nguyên liệu
Trứng ngỗng: 1 quả
Thịt nạc: 100g
100g xà lách, 1 trái cà chua, ½ củ hành tây, ½ thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê giấm, ½ thìa cà phê muối, ½ thìa cà phê tiêu, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp dầu ô-liu, 20ml dầu ăn
Cách làm
- Trứng ngỗng luộc chín, xắt khoanh
- Thịt nạc rửa sạch, thái lát mỏng, ướp với muối và hạt nêm, để thấm 10 phút sau đó xào chín
- Xà lách rửa sạch, vớt ra để ráo. Cà chua, hành tây xắt miếng vừa ăn
- Pha hỗn hợp giấm đường, lấy ½ hỗn hợp thả hành vào ngâm khoảng 15 phút, vớt ra. ½ còn lại thêm dầu ô-liu và muối tiêu vào, đánh đều
- Sắp rau ra đĩa, xếp cà chua, trứng, thịt và hành tây lên, rưới nước trộn giấm đường lên, khi ăn trộn đều.
Trứng ngỗng đúc hẹ
Nguyên liệu
Trứng ngỗng: 1 quả
Lá hẹ: 100g
50g tôm tươi, 50g đậu que, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê muối, 50ml nước đun sôi
Cách làm
- Hẹ cắt bỏ phần trắng, rửa sạch, xắt nhỏ
- Trứng ngỗng tách vỏ, cho vào một đĩa sâu lòng, cho hẹ, muối, hạt nêm vào, đổ thêm ít nước sôi, đánh tan đều
- Tôm cắt bỏ đầu, đuôi lột vỏ, ướp với ít muối và hạt nêm
- Đậu que cắt bỏ đầu đuôi, tước xơ, rửa sạch, cắt hạt lựu
- Bắc chảo hấp, đun nước sôi rồi đặt đĩa trứng gồm hỗn hợp hẹ trứng vào, đậy vung, đun nước lửa nhỏ trong 8 phút. Sau khi trứng chín mới rắc tôm và đậu lên trên khoảng 3 phút, tắt bếp
- Dọn ra đĩa, rắc tiêu lên.
Theo 24h
Rắn hổ chúa 3m tấn công liên tiếp vào nhà người bắt rắn
Sau khi ông Linh bắt được một con rắn hổ chúa bán với giá 3 triệu, liên tục 3 ngày sau, nhiều con rắn hổ chúa khác lớn hơn tấn công. Gia đình ông Linh và cả làng hốt hoảng...
Từ kiếm bạc triệu từ rắn hổ chúa...
Khoảng 18h, ngày 17/4, khi cả gia đình ông Phạm Văn Linh (55 tuổi) ở thôn Xà Râu, xã Ba Nam đang ở nhà thì bất ngờ thấy một con rắn hổ chúa to cứ bò thẳng vào nhà. Con ông Linh là anh Phạm Văn Lương và Phạm Văn Mập dùng cây bắt con rắn nặng 2,5kg, đem bán cho thương lái với giá 3 triệu đồng. Tưởng chừng gặp vận may, chẳng mấy chốc anh em con nhà ông Linh kiếm được số tiền khấm khá. Tuy nhiên chỉ 3 ngày sau đó, một con rắn hổ chúa khác cũng to bằng con đầu tiên tấn công vào nhà.
Thấy kiếm tiền dễ dàng lại nhiều, 2 anh em nhà ông Linh lại dùng cây bắt tiếp con thứ hai. Nghe tin con nhà ông Linh bắt được rắn, nhiều thương lái đến giành nhau mua và đặt hàng nếu có chỉ cần gọi điện là họ đến ngay...
Vỏ trứng rắn còn lại sau khi ông Linh đã ăn.
Chỉ 2 ngày sau đó, con rắn hổ chúa thứ 3 tiếp tục tấn công vào nhà ông Linh, tuy nhiên lần này anh em nhà ông Linh không dám bắt vì con rắn quá to, dài gần 3m, lại biểu hiện rất hung dữ, cổ ngước lên cao, phồng mang to hơn 2 gang tay ngang nhiên xông vao nhà. Quá sợ hãi, ông Linh kêu cứu, thanh niên trong làng dùng đá, cây đuổi con rắn đi.
Ông Linh cho hay, sau khi bắt được hai con rắn hổ chúa, gia đình ông đã phát hiện một ổ trứng rắn hổ gồm 48 trứng ở dưới bụi tre cách nhà ông khoảng 50m. Ông đã lấy hết về cho con cháu ăn. Ông cũng cho hay, cho đến bây giờ thì không riêng gì ông mà cả gia đình đều kinh hãi. "Con rắn hổ xông vào nhà lần thứ 3, nó như đi báo thù vậy, khủng khiếp lắm. Cả mấy ngày sau đó cả nhà không dám ra khỏi nhà".
Gần một tuần sau đó, con rắn hổ chúa to lớn lại tấn công vào gia đình bên cạnh nhà ông Linh, mọi người cùng nhau đuổi...
Chỉ cách đây 1 tuần, khi đang nấu ăn, chị Nguyễn Thị Liên - chủ tiệm tạp hóa ở thôn Xà Râu thấy vách tường ván tự nhiên rung. Không biết chuyện gì, chị gọi anh Quỳnh (chồng chị) ra xem sao, bất ngờ thấy con rắn hổ chúa to, dài đang ngước cổ, phồng mang, anh chị liền bỏ chạy. Sau đó con rắn bỏ đi. Chị Liên cho biết: "Không biết con rắn có đánh hơi được không vì trước đó, anh em con nhà ông Linh đem 2 con rắn bắt được lên cân nhờ để bán nên giờ nó lại theo đến... "
Dàn cúng rắn của gia đình ông Linh.
... Đến cả làng kinh hãi!
Thấy có điều chẳng lành và sợ hãi, cả gia đình ông Linh đã lập dàng cúng 3 lần để trừ giải điều xấu. Ngày đầu gia đình ông Linh cúng 2 con gà trắng, ngày thứ hai ông cúng một con chó, ngày thứ 3 ông cúng 2 con heo, 1 con gà đen. Theo ông Linh, mổ gia súc để cúng là đền lại xác 2 con rắn mà gia đình ông đã bắt. Dàn cúng của ông Linh được làm bằng 3 cây đót chính, trên mỗi đầu 3 cây đót là cây trúc được chẻ nhỏ như hoa... Trong 3 ngày cúng cả gia đình phải canh giữ dàng cúng không để gia súc hay người làm ngã đổ. Nếu dàn cúng bị ngã tất điều dữ sẽ tiếp tục đến. Dàn cúng cũng không được bỏ sau đó, chỉ để cây tự mục và ngã.
Mong ước duy nhất của bà con thôn làng Rêu, xã Ba Nam là rắn đừng xông vào nhà dọa bà con.
Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó về đời sống đồng loại thì loài vật nào đó cũng có "tình đồng loại" riêng của nó. Nếu thiếu đi người thân thì tất yếu nó phải đi tìm. Và điều đó cũng có nghĩa người dân hãy đừng diệt chủng những loài vật đặc biệt quý hiếm này, muốn mình yên bình thì hãy để chúng bình yên.
Theo ANTĐ
[Chế biến]-Trứng rán ngũ sắc Món trứng rán này hội tụ nhiều yếu tố, từ sự đa dạng về nguyên liệu đến màu sắc. Nguyên liệu: - 3 quả trứng, quấy tan - Nước mắm - Bột ngô - Hạt tiêu - 100gr tôm, bóc vỏ, thái nhỏ - 1 củ hành tím, băm nhỏ - ớt chuông xanh, đỏ, vàng, mỗi loại dùng một chút, thái hạt...