[Chế biến] – Mắm bằm
Cũng là thịt luộc, rau sống nhưng khi chọn mắm bằm làm nguyên liệu chủ chốt thì mùi vị khác hẳn, đó là món cuốn có thêm chút cay của gừng, chút chua nhẹ của mắm rất độc đáo.
Nguyên liệu:
- Mắm bằm: 1 chén.
- Thịt ba rọi: 300g
- Bánh tráng và các loại rau sống
Video đang HOT
* Cách làm:
- Mắm bằm nêm gia vị vừa ăn để sẵn.
- Thịt heo luộc và xắt mỏng, bày ra đĩa.
- Rau sống rửa sạch.
- Bày các món trên lên bàn, dùng kèm bún, bánh tráng.
Theo Saigonamthuc
Bí ẩn chén mắm pha
Nói khó tin nhưng là thật: chén mắm ở quê pha bao giờ cũng ngon hơn ở thành phố.
Mỗi lần về quê giỗ chạp hay cơm nhà bình thường tôi vẫn cứ ngạc nhiên vì sự ngon miệng mặc dù bữa cơm khá đơn giản, thịt heo luộc, rau sống, trứng chiên, đồ xào gì đó nữa. Loại trừ sự ngon miệng do tâm lý, vợ tôi bảo, chắc thịt heo ở quê được nuôi sạch hơn heo thành phố ăn cám công nghiệp chăng? Thế nhưng khi mang thịt ở quê về thành phố thì rõ ràng giả thiết đó không vững. Mọi thứ hình như do chén mắm ở quê.
Mắm ở quê chắc chắn chất lượng không bằng mắm thành phố rồi. Vợ tôi dễ dàng mua chai mắm thượng hảo hạng, nhưng ở quê, nhà cô em họ, ông bác trưởng tộc làm nông đơn thuần chắc chắn sẽ chỉ dùng loại mắm rẻ nhất, lượng đạm thấp nhất để ăn. Nhưng sao chén mắm vẫn cứ dậy mùi và đậm đà một cách khó hiểu và bất thường. Cũng một chút ớt, một chút tỏi, đâm nát thêm chút đường, chút bột ngọt. Có lần tôi thấy ở quê bao giờ cũng cho chút tiêu bột vào chén mắm và quả thực điều này cũng khiến chén mắm ngon lên một cách bất ngờ, điều trước đây chưa hề thấy ở chén mắm pha thành phố. Mặc dù vậy, sau khi thêm tiêu bột vào, chén mắm có ngon hơn, lát thịt heo luộc có đậm đà hơn (ai chưa bao giờ cho tiêu vào chén mắm pha thử một lần sẽ thấy) nhưng thực sự so với chén mắm pha ở quê thì vẫn cứ như anh thợ học việc với một nghệ nhân tóc bạc vì nghề.
Cối giã ớt tỏi đã được pha mắm chí ít đã gần 50 năm tuổi. Ảnh:Hồ Trung Tú
Tôi mang thắc mắc này có khi đã hơn 20 năm, có lúc vào tận bếp nhìn các mẹ các chị pha mắm, mọi thứ rõ ràng trước mắt nhưng vẫn chịu, không hiểu tại sao nó lại thế; cho đến hôm gần đây bà bác gái một mực hỏi cái cối sành giã ớt tỏi đứa mô đem đi đâu rồi; tôi bảo để con giã cho, giã vào chén cũng được mà bác. Bà bác bảo không phải, giã ở cối sành nó mới ngon! Ui, bí quyết là ở đây ư, chưa phải, khi thấy bà bác không lấy ớt tỏi ra khỏi cối mà đổ thẳng nước mắm vào cối, thêm chút gia vị như vừa nói rồi mới lấy ra chén. Đây rồi, tất cả bí ẩn là ở đây, pha nước mắm ngay trong cối chứ không pha ở chén. Bà bác giải thích, chiếc cối sành dùng đã rất lâu năm, hồi bà về làm dâu nhà này đã thấy nó rồi, nên hương thơm đã thấm vào trong thân cối, có cho nước lã vào cũng ra nước chấm ngon được! Thật vậy không, tôi không biết, nhưng quả thực điều này là có thể kiểm chứng được, vị của chén nước mắm pha ngon lên so với việc lấy ớt tỏi ra pha ở chén.
Có thể đã có một ít vi sinh nào đó giúp việc dậy mùi giống như bao bí quyết trong nấu ăn, nhiều chuyên gia vẫn chưa thể giải thích cặn kẽ được. Có người bảo cách pha này không hợp vệ sinh, có thể, nhưng chắc chắn đó là những vi sinh có ích. Một cuộc sống vô trùng há không phải đã ngày càng chứng tỏ là phi tự nhiên nhất đó sao. Các bạn hoàn toàn có thể thử xem. Nếu vẫn không nhận ra gì khác so với việc giã ớt tỏi trong chén thì bản thân việc này cũng giúp có chén mắm pha ngon hơn nhiều các loại mắm pha sẵn trong chai.
Theo Hồ Trung Tú (Sài Gòn Tiếp thị)
Hấp dẫn Vị Quảng Hương vị xứ Quảng dễ dàng khiến người ta nhớ mãi, nhất là sự tinh tế đậm đà trong mỗi món ăn. Miền trung có nhiều đặc sản ẩm thực, đặc biệt, xứ Quảng với cao lầu hay cá nục, gỏi mít, bánh bèo, thịt luộc... bạn đã ăn một lần sẽ khó quên được dư vị đậm đà. Cách chế biến mang...