[Chế biến] – Gỏi cuốn tôm thịt – món ngon mùa hè
Trong ẩm thực Việt, có lẽ chẳng món ăn nào “dễ chịu” như gỏi cuốn. Dùng làm thức ăn nhẹ cũng được, mà ăn no căng bụng cũng không ngấy!
Nguyên liệu – cho 4-5 phần ăn: – 1kg tôm
– Bánh tráng
– 500g thịt ba chỉ
– Xà lách, rau sống, hẹ, giá, ớt
– Bún
– 1 quả trứng gà
– Tương hột, ớt, đồ chua ăn kèm.
Bước 1: Thịt ba rọi rửa sạch, luộc chín rồi xắt mỏng.
Bước 2: Tôm rửa sạch. Cho 1/2 bát giấm 1/3 bát nước lạnh 2 muỗng cafe muối vào nồi, đun sôi rồi cho tôm vào luộc. Cách luộc tôm này giúp tôm đỏ và ngọt.
Tôm chín đem vớt ra rổ có vài viên đá lạnh, để 15 phút rồi mới lột vỏ, thịt tôm sẽ rất chắc. Tôm nhỏ bạn để nguyên con, tôm to bạn xẻ làm đôi theo chiều dọc.
Bước 3: Trứng đánh tan, tráng mỏng trên chảo không dính rồi thái sợi. Thường thì gỏi cuốn ở ngoài hàng không cho trứng thái sợi, nhưng mình thấy cho vào tăng độ béo và thêm màu sắc cho cuốn gỏi.
Đậu phộng rang vàng, giã nát.
Bước 4:
Video đang HOT
Đổ chút nước vào tương để lắng cát trong khoảng 30 phút rồi vớt hột tương ra, dầm nhuyễn. Phần nước tương còn lại bạn gạn bỏ cát phía dưới, phần nước tiếp tục trộn đều với hột tương đã dằm nhuyễn.
Giã nhuyễn khoảng 5 tép tỏi, cho vào nước tương vừa trộn ở trên rồi trút vào nồi, nấu sôi cho sền sệt thì nêm đường, giấm cho vừa khẩu vị. Bằm ớt nhỏ cho lên mặt tương, sau cùng cho đồ chua và rắc đậu phộng lên mặt tương nếu thích.
Bước 5: Xà lách, rau sống, hẹ, giá, ớt rửa sạch, để ráo.
Bánh tráng thấm sơ nước cho dẻo mềm.
Lần lượt xếp xà lách, rau sống, giá, bún lên bánh tráng thịt và tôm để phía ngoài, lưu ý bạn đặt tôm sao cho phần màu đỏ xuống dưới để khi cuốn lại sẽ thấy cuốn gỏi có màu tôm đỏ đẹp.
Cuối cùng hẹ cắt làm 2 để ló ra ngoài một ít, cuốn lại thật chặt là xong. Làm lần lượt tới khi hết nguyên liệu.
Xếp gỏi cuốn ra đĩa, dùng với tương bạn đã pha ở bước 4.
Trong ẩm thực Việt, có lẽ chẳng món ăn nào “dễ chịu” như gỏi cuốn. Dùng làm thức ăn nhẹ cũng được, mà ăn no căng bụng cũng không ngấy có lẽ bởi vậy mà gỏi cuốn đã trở thành món ăn không thể thiếu trong thực đơn của các nhà hàng Việt tại trời Tây. Người Pháp thì gọi gỏi cuốn là “Rouleaux de Printemps” – những cuốn gỏi của mùa xuân. Có lẽ là do sự kết hợp sắc màu thú vị của gỏi cuốn. Cắn một miếng gỏi cuốn, cảm nhận vị dai của bánh tráng, vị béo đậm đà của thịt ba rọi trộn lẫn vị ngọt của tôm luộc, thêm một chút mặn mà của nước chấm, cái mát lạnh, cay nồng nơi đầu lưỡi của rau sống tạo thành một bản hợp tấu làm dậy lên các cung bậc vị giác.
Chúc các bạn thành công và làm được món gỏi cuốn thật ngon nhé!
Theo PNO
[Chế biến] - Miến trộn chua cay mát giòn cho ngày nắng nóng
Cái giòn mát của giá đỗ, dai dai của miến kết hợp với vị mặn đậm đà của tôm khô và vị chua chua của chanh được thêm hương vị với mùi lá bạc hà mát lạnh làm nên vị ngon đặc biệt cho món ăn này.
Nguyên liệu:
- 50g miến
- 100g giá đỗ
- Vài tai mộc nhĩ (nấm mèo)
- 30g tôm khô
- 20g dừa nạo
- Một nắm lá bạc hà, rửa sạch, bằm vụn
- 3 quả chanh
- 2 quả ớt, bỏ hạt. Nếu ăn ít cay bạn bớt đi lượng ớt nhé!
- 1 thìa cà phê đường
- Chút muối.
Cách làm:
Dừa nạo thái vụn, cho lên chảo rang vàng.
Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch rồi luộc khoảng 2 phút trong nước sôi và lấy ra để ráo, thái sợi.
Tôm khô trụng qua nước nóng khoảng vài phút cho nở rồi rửa lại cho sạch sạn.
Cho tôm, ớt, đường và một nhúm muối vào máy xay. Vắt chanh lấy khoảng 110ml nước cốt, rưới lên hỗn hợp tôm - ớt rồi xay nhuyễn.
Miến luộc trong nước sôi vài phút cho mềm rồi vớt ra thả ngay vào tô nước lạnh để miến khỏi dính bết, sau đó vớt ra rổ, để ráo. Tùy từng loại miến bạn canh đến khi miến mềm mà vẫn đủ độ dai nhé!
Trụng giá đỗ trong nước sôi khoảng 30 giây cho giá đỗ chín tái, bớt hăng rồi vớt ra rổ, để ráo.
Cho miến, giá đỗ, tôm xay, lá bạc hà, mộc nhĩ vào một tô lớn, trộn đều rồi lấy ra đĩa, rắc dừa rang vàng ăn kèm rất ngon.
Mùa hè tới khiến bạn ăn mất ngon và luôn luôn có cảm giác thèm được bổ sung thêm các loại rau củ hoặc thực phẩm với vị chua - giòn - mát. Món miến trộn này sẽ là một sự lựa chọn lý tưởng cho một bữa ăn nhẹ, ngon miệng mà đủ chất hoặc bạn có thể dùng nó làm món khai vị trong các bữa cơm khi nhà có khách.
Cái giòn mát của giá đỗ, dai dai của miến kết hợp với vị mặn đậm đà của tôm khô và vị chua chua của chanh được thêm hương vị với mùi lá bạc hà mát lạnh sẽ khiến bất cứ ai được nếm thử đều cảm thấy yêu thích ngay từ lần đầu tiên.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!
Theo Afamily
[Chế biến] - Canh mướp đắng nấu tôm, giò sống Mướp đắng mới ăn thì thật đắng, nhưng khi ăn quen rồi cái vị đắng ấy trở nên thật dễ chịu, thậm chí ăn xong lại thấy ngọt mát vô cùng! Nguyên liệu - cho 2-3 phần ăn: 1 quả mướp đắng (khổ qua) 150gr tôm 150gr giò sống Muối, nước mắm, tiêu, hạt nêm Hành lá, rau mùi (rau ngò) Hành khô...