[Chế biến] – Ngọt thanh món canh thiên lý nấu tôm, đậu phụ
Vị ngọt thanh tao của hoa thiên lý kết hợp với vị béo của đậu phụ, kèm theo là vị ngọt thơm của tôm tươi làm cho món ăn đơn giản này có sức hấp dẫn đặc biệt.
Nguyên liệu – cho 2 phần ăn: 200g hoa thiên lý 100g đậu phụ non 8-10 con tôm tươi 2 thìa súp ma-gi (hoặc xì dầu tùy sở thích).
Cách làm:
Hoa thiên lý nhặt rửa sạch. Đậu phụ xắt miếng vuông vừa ăn. Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen ở lưng tôm.
Đun sôi một bát tô nước trong nồi, cho ma-gi và đậu phụ vào.
Khi nước sôi lại bạn thêm tôm vào đun cùng.
Tôm chín bạn thả hoa thiên lý vào nồi, đảo đều, nêm nếm lại cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Video đang HOT
Lấy canh ra bát, dùng với cơm rất ngon và mát.
Trong những ngày mùa hè nóng nực, một bát canh hoa thiên lý ngọt mát là lựa chọn số một của nhiều bà nội trợ. Vị ngọt thanh tao của hoa thiên lý kết hợp với vị béo của đậu phụ, kèm theo là vị ngọt thơm của tôm tươi làm cho món ăn đơn giản này có sức hấp dẫn đặc biệt. Không chỉ ngon mà hoa thiên lý còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất tốt cho cơ thể.
Chúc các bạn ngon miệng và có bữa tối thật vui bên gia đình!
Theo Afamily
[Chế biến] - Canh mướp đắng nấu tôm, giò sống
Mướp đắng mới ăn thì thật đắng, nhưng khi ăn quen rồi cái vị đắng ấy trở nên thật dễ chịu, thậm chí ăn xong lại thấy ngọt mát vô cùng!
Nguyên liệu - cho 2-3 phần ăn:
1 quả mướp đắng (khổ qua)
150gr tôm
150gr giò sống
Muối, nước mắm, tiêu, hạt nêm
Hành lá, rau mùi (rau ngò)
Hành khô bóc vỏ, thái nhỏ.
Bước 1:
Mướp đắng rửa sạch, dùng thìa nạo bỏ ruột, thái từng lát vừa ăn.
Nếu muốn mướp bớt đắng, bạn ngâm mướp đắng trong thố nước muối pha loãng khoảng 30 phút, sau đó xả lại nhiều lần bằng nước lạnh.Tôm bóc vỏ, rút chỉ đen, giã thô.
Bước 2:
Trộn tôm, giò sống cùng hành khô, ít hạt tiêu và nửa thìa nhỏ muối.
Hành lá, rau mùi rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 3:
Đổ vào nồi khoảng 3 - 4 bát ăn cơm nước lạnh, đun sôi rồi múc từng thìa nhỏ hỗn hợp giò sống trộn với tôm thả vào tiếp tục đun sôi với lửa vừa đến khi tôm chín, nổi lên bề mặt nồi nước.
Bước 4:
Thả mướp đắng vào, đợi sôi lại thì bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị với hạt nêm, nước mắm rồi tắt bếp. Không nên đun mướp đắng lâu sẽ làm mất độ giòn, ngọt của nó.
Múc canh mướp đắng ra bát, rắc hành ngò thái nhỏ và ít hạt tiêu lên bề mặt canh cho thơm dùng nóng hay nguội đều ngon.
Mướp đắng - cái tên quả mà khi mới nghe qua mình đã không muốn thử bởi từ bé mình vốn đã không thích vị đắng chút nào. Vậy mà chẳng hiểu từ lúc nào thấy ông bà cha mẹ ăn mướp đắng với đủ món: mướp đắng xào trứng trộn gỏi hay chỉ đơn giản là chấm muối vừng, chấm ớt... mình cũng mon men ăn thử và thích từ lúc nào không hay! Mướp đắng mới ăn thì thật đắng, nhưng khi ăn quen rồi cái vị đắng ấy trở nên thật dễ chịu, thậm chí ăn xong lại thấy ngọt mát vô cùng. Món canh mướp đắng hôm nay mình giới thiệu được nấu cùng tôm, thịt đã làm dịu đi rất nhiều vị đắng vốn có của thứ quả này chắc chắn sẽ rất hợp với những ai mới tập ăn mướp đắng đấy!
Chúc các bạn một bữa tối ngon miệng bên gia đình nhé!
Theo Afamily
[Chế biến] - Cá nướng dầu hào cho cả nhà ngon miệng Dầu hào đậm đà ngấm vào từng thớ cá nên món ăn trở nên hấp dẫn hơn, lại kèm theo vị cay của gừng, thơm của hành nên ngon tuyệt! Nguyên liệu - cho 2 phần ăn: 1 con cá khoảng 600-700g 1 củ gừng Vài củ hành khô 2 thìa súp dầu hào 2 thìa súp xì dầu 1 chút đường (tùy...