[Chế biến] – Dưa rau muống
Món dưa rau muống chua chua thanh nhẹ lại giòn giòn sẽ là món ăn chống ngán cực tốt cho ngày Tết.
Ngày Tết có nhiều bánh chưng, bánh tét, thịt kho, thịt đông, nào giò hầm, canh xương… món nào cũng đạm và béo nhiều, vậy nên các món thường được dọn kèm với ít đồ ngâm chua chống ngấy. Mời các bạn thử món dưa rau muống, đơn giản, dễ làm, nhanh ăn, thích hợp cho các bạn bận rộn chưa chuẩn bị kịp trong những ngày cận Tết.
Cách làm dưa rau muống cực đơn giản.
Nguyên liệu:
- 300g rau muống
- 1/2 củ cà rốt
- 5-6 tép tỏi
- 1 trái ớt sừng (nếu thích ăn cay)
- 1 chén dấm nuôi
- 1 chén nước
- 1/2 chén đường
- 1 muỗng café phèn chua
Video đang HOT
Cách làm:
Bước 1: Cà rốt tỉa hoa, cắt lát khoảng 2-3 mm, tỏi lột vỏ, cắt lát, đem phơi nắng cho hơi héo. Ớt cắt lát hay cắt sợi. (nếu ăn cay)
Rau muống nhặt sạch lá, ngọn, ngắt khúc khoảng 5-6 cm, rửa sạch, để ráo. Pha 3 lít nước với 1 muỗng cafe phèn chua, cho rau muống vào ngâm khoảng 1 giờ.
Rửa rau lại nhiều lần, để ráo. Nấu sôi nước với ít muối, cho rau vào trụng thật nhanh, vớt ra ngâm ngay vào thau nước lạnh (nước có pha đá). Vớt rau để ráo.
Nấu đường với dấm và nước cho tan, để nguội. Cho rau, tỏi, cà rốt, ớt vào lọ, chế nước dấm đường cho ngập rau.
Để khoảng 1 ngày là dùng được (nếu dấm chua). Sau đó cho dưa rau muống vào tủ lạnh để dùng được lâu hơn.
Dưa rau muống có thể dọn kèm các món thịt kho. Ngày thường, nếu nấu cơm tấm, dùng dưa rau muống thay đồ chua cũng đặc biệt lắm.
Chúc các bạn có món dưa rau muống làm thật nhanh!
Theo Eva
[Chế biến] - Hành tím muối chua
Để muối hành có độ chua chua, giòn giòn và không bị hăng cũng cần biết cách đấy nhé chị em.
Nguyên liệu:
- Hành tím: 500 gr
- Đường, muối, dấm trắng.
- Nước lọc, nước vo gạo.
Thực hiện:
Bước 1: Hành tím khi mua về các bạn cho vào nước vo gạo, ngâm qua đêm là tốt nhất.
Bước 2: Sau đó bóc sạch vỏ hành và rửa qua bằng nước lạnh vài lần cho hành sạch.
Bước 3: Tiếp tục cho hành vào nước lọc ngâm khoảng nửa ngày.
Bước 4: Trong thời gian chờ ngâm hành thì các bạn pha hỗn hợp gồm: nước lọc (lượng vừa đủ để ngâm 500 gr hành), 5 thìa đường, 4 thìa dấm, 1,5 thìa muối và đun sôi. Khi hỗn hợp sôi thì tắt bếp và để nguội ở mức ấm ấm.
Bước 5: Tráng sạch lọ thủy tinh đựng hành qua nước sôi nóng già để tránh hành muối bị nổi váng.
Bước 6: Hành sau khi đã ngâm đủ thời gian, vớt ra để ráo nước rồi xếp vào lọ, cùng với ớt tươi (nếu thích có vị cay nhiều thì thái lát ớt cho vào), đổ hỗn hợp nước ấm bao gồm đường, dấm, muối cho ngập hết mặt hành.
Bước 7: Đậy kín lọ hành, sau khoảng 7 ngày là có thể ăn được.
Nếu hành muối bị quá chua thì trước khi ăn các bạn trộn thêm 1 chút đường, muối cho vừa miệng ăn rồi xóc đều.
Ngày Tết ăn dưa hành kèm với bánh chưng, thịt gà là nhất.
Chúc bạn ngon miệng với món hành tím muối chua trong những ngày Tết!
Theo Eva
[Chế biến] - Cà rốt muối chua Cà rốt muối chua giòn giòn, vị chua chua kèm vị cay của hạt tiêu và thơm thơm của hạt thì là hòa quện vào nhau vô cùng kích thích vị giác! Để thực hiện món cà rốt muối chua bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây: 5, 6 củ cà rốt - 300ml nước -250ml giấm 30g đường - 30g...