[Chế biến] – Chè khoai tím nước cốt dừa
Món chè khoai tím dân dã nhưng có vị béo bùi giống như người con gái đất cố đô đằm thắm, dịu dàng mà ngọt ngào khó quên.
Nói đến xứ Huế, ta dễ dàng nghĩ ngay đến hình ảnh những tà áo dài tím thướt tha bay trong gió mộng mơ. Người Huế gắn liền với màu tím ấy từ bao giờ không ai biết. Nó đi cả vào trong văn thơ, vào tâm hồn, trở thành một thứ tình cảm đặc biệt. Có lẽ từ tình yêu ấy nên chúng ta có được món chè khoai mang màu sắc đặc trưng của họ.
Chị em có thể tham khảo cách nấu chè khoai tím dưới đây nhé!
Nguyên liệu: (lượng nguyên liệu cho 4 người)
- 600g khoai tím (khoai mỡ)
- 120ml nước cốt dừa
- 80g đường
- 10g bột năng
Video đang HOT
Thực hiện:
Bước 1: Gọt vỏ, cắt khoai tim thành từng miếng nhỏ rồi rửa sạch.
Bước 2: Đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, cho khoai tím cùng 300ml nước sạch, 60g đường vào, mở lửa nhỏ, nấu trong khoảng 20 phút.
Bước 3: Trộn hỗn hợp khoai tím với 40ml nước cốt dừa rồi dùng máy xay xay nhuyễn.
Bước 4: Pha 10g bột năng với một ít nước. Đặt một chiếc nồi nhỏ lên bếp, cho 80ml nước cốt dừa và 20g đường vào, mở lửa nhỏ. Vừa khuấy vừa đổ hỗn hợp bột năng vào, nấu đến khi nước cốt dừa sánh lại.
Dọn chè khoai tím ra chén, dùng chung với nước cốt dừa.
Lưu ý: Nên cắt khoai tím thành từng miếng thật nhỏ, giúp nấu chín khoai nhanh hơn.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món chè khoai tím dân dã, ngọt ngào!
Theo Minh Luật
(Khám phá)
Món khoai ăn chơi
"Được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi thất bát lấy ai bạn cùng". trong câu ca dao của một thời khốn khó, khoai được liệt vào hàng lương thực chủ yếu, nhưng số phận "hẩm hiu" vì người ta chỉ ăn khi thiếu lúa gạo.
Đó là chuyện xưa. Thời no đủ ngày nay đã khác, khoai trở thành món ăn chơi mà khi chợt thèm phải đi tìm. Họ hàng nhà khoai khá đông đúc, loại quen thuộc nhất là khoai lang cũng có đến vài "anh" như khoai Dương Ngọc, khoai bí, khoai nghệ, khoai tím, khoai mật; trắng, tím, vàng đủ sắc màu. Loại nhớt có khoai mỡ, khoai từ, khoai sáp, khoai sọ. Riêng khoai môn cao và khoai mì lại vừa dẻo vừa bột. Món ăn chơi vì vậy cũng phong phú không kém.
Gọn nhất là khoai luộc, kiểu khoai nào cũng luộc được, ăn lúc nào cũng được, sáng trưa hay chiều tối. Nếu đem nướng, hầu như người ta chỉ nướng khoai lang, vừa thơm vừa ngọt.
Người hảo ngọt lại ưa món chè khoai. Miếng khoai bùi dẻo thơm thơm "cặp đôi" với nước cốt dừa béo béo, vậy mà ra đời bao món chè khoái khẩu. Khoai lang cắt nhỏ ngâm nước cho hết mủ, nấu với đậu xanh thêm bột báng, thích béo thì thêm nước cốt dừa là có chén chè vừa mát vừa bùi. Thay đổi nguyên liệu một chút, thành món chè khoai lang hạt sen trân châu thơm ngon không kém.
Khoai lang còn có mặt trong món chè bà ba hay chè chuối. Với khoai môn, người ta ưa nấu với nếp hay biến tấu với cốm, thành chè khoai môn nếp hay khoai môn cốm. Lạ miệng nhất là chè khoai sáp. Khoai sáp thuộc họ khoai môn, chịu hạn nên thường sống ở vùng đồi núi miền Trung, ruột vàng ươm. Cách nấu chè thì không lạ gì, cũng nấu nếp và khoai cho mềm, bỏ đường vào là xong, nhưng nhờ miếng khoai sáp dẻo quẹo nên chén chè rất đặc biệt, cộng với vị béo của nước cốt dừa, ngon không ta được. Khoai mì cũng góp phần xôm tụ với món chè khoai mì bào nhuyễn, vo viên nấu với nước cốt dừa.
Chè khoai tím hâp dân nhờ màu tím "quá đẹp". Người thích dẻo thì nấu bằng khoai mỡ tím, kẻ ưa bột thì nấu với khoai lang tím. Khoai nào cũng phải nấu chín rồi nghiền nhuyễn, lược qua rây bỏ hết xơ, nấu lại với đường cho tan, múc ra ăn ngay hoặc thêm nước cốt dừa. Khéo tay hơn, hãy trổ tài làm chè trôi nước khoai tím. Khoai tím nghiền nhuyễn xong đem trộn với bột nếp, vo tròn với nhân đậu xanh, món chè không lạ mà vẫn thu hút. Đơn giản hơn, chỉ cần nghiền nhuyễn khoai tím trộn với mật ong, nắn thành bánh rưới sữa chua lên cũng là món ăn chơi tuyệt vời.
Khoai làm bánh thì nhiều nhưng nổi tiếng nhất là đặc sản bánh rế Phan Thiết. Khoai lang gọt vỏ, ngâm nước cho hết nhựa, đem bào sợi mỏng, trộn thêm ít vani cho thơm rồi cho vào chảo dầu sôi để chiên. Công đoạn này nếu không khéo dễ bị rối tung, vì vậy phải là người lành nghề mới chiên ra chiếc nào chiếc nấy đều đặn như nhau. Cuối cùng nhúng bánh vào nồi nước đường cho thấm, đem ra khay để nguội là có những chiếc bánh gion rum ngon lành.
Theo PNO
[Chế biến] - Bánh nhúng Những miếng bánh nhúng nhiều màu sắc lại giòn tan này chắc chắn các bé sẽ rất thích. Nguyên liệu: - 3 quả trứng gà - 200ml nước cốt dừa - 240gr bột gạo tẻ - 1/5 muỗng cà phê muối - 50ml nước lạnh - Nếu bạn muốn màu hồng thì dùng 50ml nước củ dền. Nếu màu xanh thì dùng 50ml...