[Chế biến] – Bún bò Huế
Trời lạnh cả nhà quây quần nấu nồi bún bò thơm ngát, vị ngọt của nước dùng, thơm mùi sả, cay cay của ớt.
Để làm bún bò, bạn rất kỳ công.
Nguyên liệu
- 1 bắp bò khoảng 1 kg hoặc nguyên một miếng nạm bò
- 500g xương bò hầm cho ngọt
- 2 muỗng canh đầy ruốc Huế
- 6 đến 7 cây sả, hành hương
- Muối, hạt tiêu, đường, nước mắm
- Hành tây, hành lá, ngò (rau mùi), bắp chuối, giá và rau răm
- Ớt bột và hạt màu điều
-Miếng tiết lợn.
Món ăn làm đúng kiểu Huế.
Cách làm
- Hoà tan 2 muỗng canh ruốc Huế với lưng chén nước lạnh, lược qua rây.
- Xương bò chần sơ qua một lần với nước sôi cho hết chất dơ.
- Ướp bò bắp vào nuớc ruốc đã lược (nếu cho nhiều sẽ bị hăng mùi ruốc, ruốc ướp vừa đủ sẽ làm cho thịt đậm đà hơn, nước có vị thơm nhẹ thoảng mùi ruốc đặc trưng của Huế). Ướp thêm vào 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa phê nhỏ muối, dùng đũa đảo kỹ cho thịt thấm đều gia vị, ướp trong vòng 2 tiếng đồng hồ .
- Sả rửa sạch đập dập, dùng cọng chỉ cột lại. Bún bò nhiều sả mới ngon.
- Sau khi thịt ướp xong, bắc nồi lên bếp, đổ thịt bò, xương bò vào nồi, đổ nước ngập mặt thịt, nấu sôi, hớt bọt cho nước được trong.
Video đang HOT
Ớt cay giúp ăn ngon hơn.
- Phi nước màu: Dùng nồi nhỏ khác, dầu nóng đổ hạt điều vào phi màu điều cho đẹp, vớt hạt màu điều bỏ đi ,đổ hành hương băm vào xào cho thơm, trộn đều, để qua một bên.
- Nhanh tay đổ một nửa phần nước màu đã phi thơm và có màu điều đẹp, đổ vào nồi nước dùng. Còn giữ lại một nửa phần màu điều bạn thêm vào ớt bột cay, trộn đều dành cho những ai ăn được cay.
- Tiết lợn luộc chín, thái lát mỏng.
- Thịt bò bắp mềm, vớt ra. Nêm tí muối, đường vào nồi nước dùng. Đợi sôi một lần nữa, thả từng miếng tiết lợn đã luộc vào, đợi sôi rồi tắt bếp.
- Thái thịt bò thành miếng mỏng chia đều cho các tô.
- Hành tây lột vỏ thái mỏng, hành lá thái khúc nhỏ, rau răm nhặt sạch. Gía rửa sạch, để ráo.
- Bắp chuối bào mỏng, ngâm với dấm cho bắp chuối được trắng.
- Lúc ăn xếp bún ra tô, thêm ít lát bò bắp, vài miếng tiết, ít hành tây, hành lá, chan nước dùng. Ăn kèm với giá, bắp chuối và rau răm. Thêm ít tương ớt sa tế nếu bạn ăn cay.
Bạn có thể hầm thêm chân giò heo, chả Huế, hay chần thịt bò tái, gân bò, chả cua, món bún bò Huế với thành phần nguyên liệu rất đa dạng bạn có thể biến đổi tùy theo sở thích của bạn.
Theo ngôi sao
12 món ăn Việt mang giá trị ẩm thực châu Á
Phở Hà Nội, bún chả Hà Nội, cơm tấm Sài Gòn, bánh đa cua Hải Phòng, bún bò Huế, bánh khọt Vũng Tàu, phở khô Gia Lai... được Tổ chức kỷ lục châu Á công nhận là những món ăn mang giá trị ẩm thực châu Á.
Danh sách 12 món được công nhận là những món ăn mang giá trị ẩm thực châu Á gồm:
1. Phở Hà Nội:
Phở hấp dẫn người ăn vì nước dùng (nước lèo) có hương vị rất ngon và bổ dưỡng, được phối hợp từ nhiều loại gia vị và nguyên liệu khác nhau, kết hợp với bánh phở vừa mềm vừa dai.
Thành phần chính của phở là bánh phở, nước dùng cùng với thịt bò hay gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.
Món phở Hà Nội trước đó cũng được hãng thông tấn CNN xếp thứ 28 trong 50 món ngon thế giới.
2. Bún chả Hà Nội:
Bún chả được mệnh danh như một thứ "quà" đặc sản mà người Hà Nội gửi đến các vùng miền khác của Việt Nam.
Chả được tạo thành từ thịt ba chỉ hoặc nạc vai mềm ướp cùng với nước mắm, tiêu, hành khô đem nướng thành miếng chả viên và chả dẹt cho vào chén nước chấm. Nước chấm được pha chế từ nước mắm, đường, giấm, ớt, cho thêm vào đu đủ và cà rốt ngâm chua ngọt.
Khi ăn sắp bún tươi bên dưới, bên trên là đu đủ, cà rốt, chả miếng, chả băm vào tô, kèm theo các loại rau thơm của miền Bắc như: xà lách, kinh giới, tía tô, húng lủi, húng láng, húng quế. Sau đó chan nước chấm lên, có thể thêm ớt, tiêu tùy thích.
3. Bún thang Hà Nội:
Đây là món ăn được chế biến khá cầu kỳ, công phu. Nước dùng nấu từ nước luộc gà, xương lợn, cùng với tôm khô. Trứng tráng thật mỏng thái nhỏ. Giò lụa thái chỉ. Thịt gà nạc luộc chín xé nhỏ. Bên cạnh còn có ruốc tôm tơi như bông nên còn gọi là ruốc bông, củ cải khô, nấm hương...
Cho bún tươi vào tô, đặt thịt gà, trứng tráng, giò lụa... vào một góc trên mặt tô. Thêm ít rau mùi, hành hoa, rau răm thái lẫn với hành lá, điểm thêm chút hương cà cuống để tăng thêm hương vị cho món bún thang.
4. Bánh đa cua Hải Phòng:
Tô bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ 5 màu: màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô.
Bánh đa cua Hải Phòng. Ảnh: VK.
Nước dùng từ xương hầm và nước cua đồng đã gạt hết bọt. Nổi phía trên nước dùng trong suốt là gạch cua nâu hồng, xôm xốp, miếng chả lá lốt xanh đậm, những mảy hành khô vàng rộm, giòn tan, những cọng rau, hành tươi xanh nõn. Tất cả hòa quyện nên hương vị riêng, khó quên cùa vùng đất cảng.
5. Cơm cháy Ninh Bình:
Để có món cơm cháy thơm ngon, gạo được nấu lên sao cho thật vừa nước, đủ dộ dẻo thành cơm. Khi cơm chín tới phải nhanh tay lấy hết ra chỉ để lại phần xém dưới đáy nồi, rồi tiếp tục đun, lúc này phải canh cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi. Những miếng cháy được lấy ra khỏi nồi bẻ vừa vặn và đem phơi 2-3 nắng (hoặc sấy) cho thật khô, tránh ẩm mốc.
Cơm cháy, đặc sản Ninh Bình. Ảnh: bepgiadinh.
Khi thưởng thức cơm sẽ được chiên giòn. Nước sốt ăn kèm cơm cháy thường được làm từ thịt dê hay bò, tim, cật lợn xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt, cà chua... tạo nên sự kết hợp độc đáo cho món đặc sản cơm cháy Ninh Bình.
6. Miến lươn Nghệ An:
Miến - một loại sợi được chiết xuất từ tinh bột dong nguyên chất - sau khi rửa sạch, trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn màu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào tô.
Có hai loại: Miến khô là thịt lươn được chiên giòn rồi xào kỹ với miến còn miến mềm là miến nước (ninh từ xương ống lợn, xương lươn giã nát) trộn với thịt lươn hấp. Sợi miến trong, dai và giòn, không nát, thịt lươn tươi và ướp kỹ nên không thấy mùi tanh, rắc thêm ít rau răm và tương ớt lên trên.
7. Bún bò Huế:
Bún bò Huế là một trong những món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ Huế. "Linh hồn" của món ăn này là nước lèo, được hầm từ xương lợn, xương bò với một vài loại củ. Nước lèo ngon phải trong, ngọt thanh, không mỡ màng. Gia vị chủ lực của bún bò Huế gồm mắm ruốc, sả, ớt cùng nước mắm được nêm đúng liều lượng để tạo mùi thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà cho món ăn.
Thịt bò cho món bún bò Huế là thịt nạm, đem luộc trong nồi nước lèo đến khi chín vớt ra để nguội rồi đem xắt lát, không dày cũng không mỏng quá.
Bún bò Huế được ăn với nhiều loại rau sống: rau muống, bắp chuối bào mỏng, giá, tía tô, húng quế...
8. Mì Quảng:
Sợi mì được làm từ bột gạo xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng, thái theo chiều ngang.
Khi ăn, bên dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, còn bỏ thêm đậu phộng rang khô và giã dập, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ... Nước nhưng (nước chan ăn với mì) không cần nhiều gia vị mà phải trong và có vị ngọt của bún xương lợn.
Rau sống để ăn với mì Quảng thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò... của vùng rau Trà Quế nổi tiếng nằm ở phía Đông bắc phố cổ Hội An, làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.
9. Phở khô Gia Lai:
Sợi phở khô được làm từ bột gạo, không mềm và dẹp như sợi phở mà mảnh và dai. Khi ăn trộn bánh phở đã trụng sơ với giá, thịt bằm, bên trên với rắc lớp hành phi vàng thơm vào tô. Đặc biệt, gia vị không thể thiếu là tương nâu, được làm từ tương hột giã nhuyễn, pha với chút ớt bằm tạo nên vị mằn mặn, béo béo, cay cay cho món ăn.
Tô nước lèo ăn kèm có thịt bò, hoặc bò viên, cũng có thể là thịt gà, rắc thêm chút hành ngò xắt nhỏ, tiêu đen. Rau ăn kèm với phở khô chỉ cần xà lách, húng quế.
10. Bánh khọt Vũng Tàu:
Bột bánh khọt được làm từ gạo được pha chế khéo léo, sao cho chiếc bánh khi chiên lên không khô, không nhão mà phải vừa giòn, vừa dai. Mỗi chiếc bánh khọt chỉ vừa bằng miệng tách uống trà, bên trên được trang trí bằng màu đỏ của mấy con tôm lột sạch vỏ, màu xanh của hành lá xắt nhuyễn, đôi khi lại có bột tôm xay rải lên mặt bánh.
Ăn kèm với bánh khọt là đu đủ, cà rốt xắt sợi ngâm giấm đường, cùng với xà lách và các loại rau thơm như húng quế, ngò gai, tía tô... Nước chấm dùng cho món ăn này là nước mắm pha chua ngọt.
11. Gỏi cuốn Sài Gòn:
Gỏi cuốn là một trong 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNN bình chọn trước đó.
Gỏi cuốn là món ăn phổ biến ở Sài Gòn. Ảnh: VK.
Bánh tráng mỏng, mềm, dai bên ngoài, bên trong cho vài ba con tôm, mấy lát thịt ba rọi luộc, chút bún tươi, vài cọng hẹ sống xanh ló ra ngoài, thêm ít giá, rau thơm, xà lách... cuốn lại. Gỏi cuốn ngon phải có nguyên liệu tươi và cuốn chắc tay, gọn ghẽ.
Nước chấm dùng cho gỏi cuốn có thể là mắm nêm, nước mắm, hoặc tương được làm từ tương hột đem xay hoặc giã nhuyễn, pha chế khéo léo vừa ăn. Mỗi thứ nước chấm lại mang đến cho món gỏi một hương vị ngon, lạ khác nhau.
12. Cơm tấm Sài Gòn:
Cơm tấm được làm từ hạt gạo xay bị gãy nấu thành cơm. Cơm tấm thường được ăn với 4 món chính: sườn nướng, bì, chả, trứng ốp la. Đĩa cơm tấm bốc khói cùng với miếng sườn nướng vàng rượm, thơm tho, bên cạnh những sợi bì dai mềm được làm công phu từ da lợn, song song đó là miếng chả hay trứng ốp la vành tròn trắng bên ngoài, bên trong lòng đỏ vừa chín tới.
Nước dùng để chan cơm tấm là nước mắm pha có vị ngọt vừa phải và hơi sánh, không loãng như nước mắm dùng cho các món ăn khác. Ăn kèm với cơm tấm có cà chua, dưa leo xắt lát mỏng, cà rốt hoặc củ cải trắng ngâm giấm.
Theo VNE
Điểm danh những món ngon khó cưỡng phố Quang Trung Bún riêu cua, bún bò Huế, thịt xiên nướng, tào phớ cách tân, chè Tự nhiên và mỳ Quảng là những món ăn ngon mà bạn có thể thưởng thức khi dạo qua phố Quang Trung. Trải dài từ ngã tư Nhà Chung - Tràng Thi tới ngã ba Trần Nhân Tông là con phố Quang Trung xinh đẹp. Với vỉa hè rộng,...