[Chế biến] – Bào ngư xốt nấm
Nguyên liệu:
- Bào ngư (loại 12 lỗ): 6 lỗ
- Nấm bạch linh: 100gr
- Nấm đông cô: 50gr
- 100gr bông cải sanh, trắng, 100gr cải thìa, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê tỏi băm, 1 muỗng súp dầu ăn.
- Xốt hồng xíu: Đun sôi 300ml nước dùng, nêm 1 dầu hào, 1 nước cốt gà, muỗng cà phê muối, muỗng cà phê bột ngọt, muỗng cà phê đường vào. Cho chút bột năng vào cho nước sệt lại.
Thực hiện:
- Bào ngư tách vỏ, bỏ ruột, rửa sạch với nước muối loãng, khứa vẩy rồng. Nấm bạch linh rửa sạch, luộc chín kỹ, để ráo. Cải thìa rửa sạch, chẻ làm đôi…
- Làm nóng đầu ăn, phi thơm tỏi, cho nấm, bông cải, cải thìa vào đảo nhanh tay, nêm hạt nêm vừa ăn. Đun sôi nước xốt hồng xíu, cho bào ngư vào om nhỏ lửa khoảng 5 phút.
- Cho rau xào và bào ngư ra đĩa, rưới nước xốt hồng xíu lên trên, dùng nóng.
Theo PNO
[Chế biến] - Cơm rượu kiểu miền Nam
Không như cơm rượu của miền Bắc thường rời, cơm rượu miền Trung ép thành từng khối thì cơm rượu miền Nam được vo thành viên tròn. Món ăn có nước tiết ra, pha thêm đường nên có vị ngọt đúng chất miền Nam.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- 1 kg nếp
- 1 lít nước
- 15 viên men nhỏ (khi tán nhuyễn được khoảng 5 muỗng cafe)
- 1 xấp lá chuối
Cách làm:
Bước 1: Lá chuối rửa sạch, để ráo, lau khô.
Bước 2: Nếp vo sạch, để ráo. Nấu sôi 1 lít nước. Cho nếp và nước sôi vào nồi cơm điện, nấu chín thành cơm nếp.
Bước 3: Sới cơm nếp ra khay, dàn thành lớp mỏng, để nguội.
Bước 4: Giã nhuyễn men.
Bước 5: Dùng lá chuối lót đáy và thành thố đựng.
Bước 6: Khi cơm nếp nguội thì rây men đều lên mặt cơm nếp. Lưu ý là cơm nếp phải nguội, nếu cơm còn nóng thì men sẽ bị "chết", không thành rượu được.
Bước 7: Chuẩn bị chén nước pha 1 muỗng cafe muối để thoa tay cho khỏi dính. Vắt cơm nếp trộn men thành từng viên nhỏ cho thật chặt tay, quấn lá chuối quanh viên cơm nếp, mình làm 2 viên cùng nhau như trong hình.
Bước 8: Xếp viên cơm nếp vào thố thành từng lớp.
Bước 9: Trên cùng đậy một lớp lá chuối.
Bước 10: Đậy kín nắp thố, cho thố vào 2 lớp nilon buộc kín lại. Ủ trong 3-5 ngày thì được.
Tùy chất lượng men và nhiệt độ mà thời gian ủ khác nhau. Sau 3 ngày các bạn có thể mở thố ra thăm chừng, mùi men rượu tỏa ra thơm, viên cơm rượu mềm hơn, nước rượu tiết ra ở lớp dưới thố và nếm thử xem độ nồng vừa chưa là được. Nếu chưa được chúng ta lại đậy lại để thêm 1-2 ngày nữa.
Lấy lá chuối ra bỏ, xếp các viên cơm rượu và nước rượu vào một thố khác, cho vào tủ lạnh để cơm rượu giữ vị ngọt nồng vừa phải, không tiếp tục lên men cay thì sẽ trữ được lâu hơn. Nếu thích vị ngọt hơn và nhiều nước hơn, có thể nấu ít nước đường, để nguội rồi chế vào thố cơm rượu.
Cơm nếp nấu quá khô sẽ không tiết được nhiều nước rượu, quá nhão thì viên cơm rượu không được chắc, sẽ bị rã ra, độ "hút" nước của nếp cũ và mới khác nhau cũng ảnh hưởng đến việc canh nước nấu cơm nếm. Tuy nhiên mình thường nấu với tỷ lệ 1:1 như thế thì thấy cơm nếp vừa dẻo.
Men có thể có độ lớn nhỏ khác nhau, các bạn có thể hỏi người bán thì sẽ mua được lượng men vừa đủ cho 1 kg nếp nhé.
Cơm rượu kiểu miền Nam mềm hơn, khác với rượu nếp sần sật của miền Bắc, mỗi món mỗi vị đặc trưng riêng. Món này kết hợp với xôi vò ngon tuyệt.
Chúc các bạn có món cơm rượu thơm nồng, đậm đà đón Tết Đoan Ngọ!
Theo Eva
[Chế biến] - Nộm ngao Chắc chắn cả nhà sẽ thích hương vị thơm ngon, thanh mát, lạ miệng của món nộm ngao này. Nguyên liệu: - Ngao: 1kg - Xoài xanh: quả - Cà rốt: 1 củ nhỏ - Giá: 100 gr (hoặc có thể thay bằng 2 quả dưa chuột) - Rau gia vị: mùi, dăm, kinh giới... - Gia vị: mắm, muối, đường, chanh... Thực...