Chạy xe máy cả ngày dưới cái nắng thiêu đốt 44 độ C, đàn ông dễ bị nhiệt độ yên xe “nướng chín con giống”
Có một sự thật là nếu thường xuyên ngồi yên xe quá nóng, đặc biệt là những người nam giới làm nghề phải ngồi xe máy cả ngày như xe ôm, shipper sẽ phải đối mặt với mối nguy cho sức khỏe sinh sản.
Khi “cậu nhỏ” cũng sốc nhiệt
Những đầu mùa hè, nhiệt độ ngoài đường Hà Nội đã tăng vọt lên tới 44C khiến ai cũng mệt mỏi. Ra đường chẳng khác nào cực hình bởi ngay từ buổi sáng, cái nắng đã rọi xuống chói chang và mặt đường thì bỏng rát.
Theo đó, yên xe phơi nắng sẽ vô tình trở thành “lò nướng” khiến ai cũng khiếp sợ. Tưởng chừng ngồi lên yên xe máy mùa này chỉ nóng, hóa ra nó còn làm “bỏng” thứ không ai ngờ tới.
Ra đường những ngày Hà Nội nắng nóng lên tới 44 độ C là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ảnh: Thu Hà
Theo bác sĩ Bá Hưng, chuyên gia nam học, bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, những chiếc yên xe này sẽ “nướng chín” tinh binh của nam giới nếu ngồi lâu và ngồi thường xuyên.
“Tinh trùng được sản xuất trong một môi trường ổn định, thấp hơn nhiệt độ trung tâm của cơ thể (37C) từ 2 – 4 C. Vì lý do đó, tinh hoàn, nơi sản xuất tinh trùng đã được tạo hóa thiết kế một vị trí lý tưởng là nằm bên trong da bìu.
Lớp da này có khả năng đàn hồi, điều hòa nhiệt độ rất tốt. Khi trời lạnh, da bìu săn lại, giúp tinh hoàn không bị lạnh. Còn khi trời nóng, da bìu có thể giãn rộng gấp nhiều lần để thoát mồ hôi nhanh, giải phóng nhiệt làm mát tinh hoàn.
Video đang HOT
Chính vì thế, ở ngưỡng nhiệt độ 43C, tinh hoàn sẽ bị hiện tượng sốc nhiệt. Và nếu tinh hoàn tiếp xúc ngưỡng nhiệt này từ 20 phút trở lên, tì đè lên yên xe nóng thì tổn thương tinh trùng là điều không thể tránh khỏi”, bác sĩ Hưng lý giải.
Hạn chế ra đường nhất có thể
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, trong điều kiện thời tiết nắng nóng như thiêu đốt như hiện nay tại Hà Nội, tốt nhất nếu không có việc gì thì người dân không nên ra đường để tránh mối nguy bị sốc nhiệt cũng như làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới nói riêng.
Nóng nực ngoài làm suy giảm tinh binh còn khiến cho nấm, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây bệnh cho bộ phận sinh dục như viêm nhiễm, nhiễm nấm, hắc lào, chàm da bìu bẹn.
Xe máy phơi dưới nắng có thể “bỏng tinh binh”. Ảnh: Thu Hà
Cánh mày râu có thể “hạ nhiệt con giống” bằng cách vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, mặc quần cotton thoáng mát. Bên cạnh đó là làm việc ở môi trường mát, hạn chế tối đa việc ra ngoài trời.
Trước khi lên xe, hãy làm mát yên xe bằng khăn ướt, tưới nước mát, mở nắp cốp cho bay hơi nóng. Tuyệt đối đừng vì lười, ngại mà vô tình “nướng chín” tinh binh trong ngày hè nắng nóng.
Theo phunusuckhoe
Nắng nóng, bệnh tật lại hoành hành
Các chuyên gia y tế cảnh báo, mùa Hè, nhiều loại bệnh không lây nhiễm cũng như các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ tăng cao.
Chưa kể, các biến chứng tức thời khi thời tiết nắng nóng như sốc nhiệt, say nắng, say nóng cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Bệnh nhân tăng cao
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang bước vào những ngày nắng nóng gay gắt. PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết, số lượng bệnh nhân cấp cứu vì đột quỵ thời gian qua tăng cao. Có ngày BV tiếp nhận tới vài chục ca đột quỵ vào cấp cứu.
Chờ khám bệnh tại Bệnh viện Nhi T.Ư trong những ngày nắng nóng. Ảnh: Hà An
Mới đây Khoa tiếp nhận một bệnh nhân bị ngất xỉu, sau đó rơi vào trạng thái hôn mê khi đang đá bóng ngoài trời nắng. Bệnh nhân được chẩn đoán phình mạch máu não, dù được cấp cứu ngay lập tức nhưng đã tử vong sau đó. "Việc vận động với cường độ mạnh trong thời tiết nắng nóng gây nguy hiểm bởi khi nhiệt độ cao hơn cơ thể dễ xảy ra nhiều biến cố "sốc nhiệt", bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê" - PGS.TS Nguyễn Văn Chi nói.
PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc BV Nhi T.Ư cho biết, trong số bệnh nhân nhập viện mấy ngày qua do nắng nóng có khá nhiều trẻ bị viêm phế quản, ho, sốt, tiêu chảy. Cùng với đó, BV cũng ghi nhận khá nhiều ca mắc sởi, cúm, ho gà do chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm phòng không đầy đủ.
Tại BV Lão khoa T.Ư, số người già mắc các bệnh mãn tính đến khám tăng từ 30 - 50% trong những ngày nắng nóng.
Năm nay có điểm bất thường là sự bùng phát của dịch cúm. PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai, cho hay, dù thời tiết đang nắng nóng gay gắt nhưng vẫn có nhiều bệnh nhân cúm nhập viện. Các ca mắc bệnh cúm năm nay chủ yếu là cúm mùa như A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, số bệnh nhân vào Trung tâm Bệnh Nhiệt đới khám và điều trị vì các bệnh sởi, thủy đậu... cũng gia tăng đáng kể.
Chưa kể, theo ghi nhận của phóng viên trên địa bàn Hà Nội, bệnh sởi thường gây dịch vào mùa lạnh, nhưng những ngày qua nhiệt độ tăng cao, số ca mắc sởi vẫn tăng. Cụ thể, tuần qua Hà Nội ghi nhận gần 100 ca mắc sởi, lũy tích từ đầu năm đến nay, TP đã ghi nhận hơn 1.000 ca mắc sởi (gấp hơn 15 lần so với cùng kỳ năm 2018)
Chủ động tiêm vaccine
Những ngày tới, thời tiết trên cả nước được dự báo sẽ tiếp tục nắng nóng gay gắt. Các bác sĩ khuyến cáo, trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, người dân nên hạn chế vận động, lao động ngoài trời nếu không thực sự cần thiết. Nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ 1 lần/giờ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc. Ngoài ra, cần chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống, chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin C, tập luyện thể dục thể thao hợp lý, vừa sức.
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, kịp thời: "Nếu ngừng tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng thấp, các thành quả khống chế, loại trừ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong hàng chục năm qua ở nước ta sẽ bị phá vỡ và dịch bệnh lại bùng phát trở lại. Khi đó, tất cả những người chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh. Những trẻ nhỏ chưa đủ điều kiện để tiêm chủng sẽ bị tấn công với tỷ lệ biến chứng và tử vong cao".
Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành phòng, chống nắng nóng cho người bệnh.Các Khoa hồi sức, Khoa nhi, Khoa sản... phải đầy đủ quạt thông gió hoặc điều hòa nhiệt độ.
Theo kinhtedothi
Gia tăng bệnh nhân bị đột quỵ và bệnh truyền nhiễm Nắng nóng không chỉ kéo theo dịch bệnh, mà còn gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch, các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng... Bước vào hè, thời tiết miền Bắc và miền Trung đã đón đợt nắng nóng đỉnh điểm đầu tiên lên tới 40 độ C ở nhiều địa...