Chạy ngoài đường hít phải nhiều khói xe ảnh hưởng sức khỏe thế nào?
Do công việc đặc thù nên tôi hay chạy ngoài đường ở TP.HCM. Cho tôi hỏi hít phải khói xe nhiều ảnh hưởng sức khỏe thế nào? Triệu chứng khi hít phải khói xe quá nhiều như thế nào, có cách nào hạn chế hít khói xe khi đi ngoài đường không? Xin cảm ơn bác sĩ. ( V.Lâm, ở TP.HCM).
Thạc sĩ – bác sĩ Trần Thị Thúy Tường, khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời:
Trong cuộc sống tại các thành phố lớn, việc phải thường xuyên tiếp xúc với khói xe ô tô, xe máy, các hạt bụi mịn là điều không thể tránh được, đặc biệt là vào các giờ tan tầm. Trong khói xe chứa khá nhiều các chất độc hại ảnh hưởng đến bệnh lý đường hô hấp, mũi xoang, não bộ, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, đột quỵ, bệnh lý da, mắt, ung thư.
Nhiều tuyến đường ở TP.HCM thường xuyên kẹt xe, nhiều khói bụi. Ảnh N.TIẾN
Các chất tiêu biểu trong khói xe phổ biến như carbon dioxide (CO2), carbon monoxide (CO), nitric oxides (NO, NO2), sulfur dioxide, benzen… Tùy vào hàm lượng mà CO2 có thể ảnh hưởng tới sức khỏe từ nhức đầu, chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi, tăng nhịp tim, tăng huyết áp, bất tỉnh, có thể gây tử vong nếu hàm lượng cao. CO cũng là một trong những thành phần khí thải xe máy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu hít phải CO nhiều khiến bạn bị nhức đầu, nôn mửa, mệt mỏi và có thể dẫn đến tử vong.
NO và NO2 ở liều lượng cao, chúng sẽ gây hại hệ mạch máu, tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, đột quỵ. Sulfur dioxide có thể gây rối loạn hô hấp, ảnh hưởng xấu đến hệ hoạt động của cơ thể. Ngoài ra các phần tử cực nhỏ và các hợp chất hydrocarbons đa vòng có trong khí thải xe máy, cũng có thể gây tổn thương mô phổi và tăng nguy cơ gây ung thư.
Video đang HOT
Những người có sẵn bệnh nền ở phổi như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khi hít nhiều khói bụi sẽ tăng nguy cơ bệnh vào đợt cấp, làm bệnh khó kiểm soát hơn.
Cách phòng tránh
Khi bắt buộc phải ra đường vào giờ đông xe, chúng ta có thể sử dụng khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn do cơ quan chức năng chứng nhận, ôm kín tối ưu gương mặt, có gọng mũi và van thở lọc 1 chiều khi ra đường (không phải khẩu trang y tế thông thường).
Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường tăng cao. Ngoài ra để góp phần vào việc hạn chế ô nhiễm, mọi người có thể tắt xe máy khi chờ đèn đỏ, đi phương tiện công cộng, để giảm lượng xe cộ lưu thông trong nơi đông dân cư.
Bạn đọc có thể gửi những thắc mắc của mình cho chuyên mục này qua email: suckhoethanhnien247@gmail.com
Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia… để trả lời bạn đọc.
Hút thuốc lá, bia, rượu, ít vận động... làm gia tăng tử vong bệnh lý tim mạch
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam, cứ 100 người chết, có 33 người có nguyên nhân từ bệnh tim mạch.
Tại Việt Nam, cứ 100 người chết, có 33 người có nguyên nhân từ bệnh tim mạch
Ngày 8/10, phát biểu tại Đại hội Tim mạch lần thứ 18, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, mỗi năm trên thế giới, bệnh lý tim mạch cướp đi 18,6 triệu sinh mạng, chiếu hơn 44% ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm.
Tại Việt Nam, cứ 100 người chết, có 33 người có nguyên nhân từ bệnh tim mạch.
Theo Thứ trưởng, các yếu tố như hút thuốc lá, bia, rượu, ăn uống, ít vận động thể lực...đều là nguy cơ làm gia tăng bệnh lý tim mạch.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tim Mạch Học Việt Nam , Viện trưởng Viện Tim Mạch Việt Nam thông tin thêm, ngày nay, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Cụ thể, trước năm 1900, bệnh lý nhiễm trùng và suy dinh dưỡng là nguyên nhân gây tử vong chính, trong khi chết do tim mạch chỉ khoảng dưới 10% các nguyên nhân gây tử vong.
Tuy nhiên, đến những năm đầu thế kỷ 21, tử vong do tim mạch ước tính khoảng 17,9 triệu người trên toàn thế giới và chiếm 33% nguyên nhân gây tử vong. Điều đáng lo ngại là tổng số chết do các bệnh tim mạch vẫn tiếp tục gia tăng nhanh chóng và chiếm tỷ lệ cao ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình - thấp.
H ệ lụy để lại rất nặng nề
GS.TS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch Hội tim mạch cho biết, các yếu tố làm gia tăng bệnh tim mạch cũng ngày càng tăng. Như với huyết áp, con số 25% dân số mắc bệnh tăng huyết áp là rất lớn, với tỉ lệ cứ 4 người trưởng thành lại có một người bị tăng huyết áp.
Đáng lo hơn, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa với rất nhiều người mắc bệnh khi đang còn trong độ tuổi lao động.
Thế nhưng có đến 50% người bệnh bị tăng huyết áp nhưng không hề biết. Trong số 50% còn lại biết bệnh, chỉ một nửa là điều trị đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp.
Trong khi đó, đa phần bệnh tim mạch có thể phòng ngừa nhờ thực hiện lối sống khỏe mạnh bao gồm ăn uống, luyện tập, tránh thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều; khám sức khỏe định kỳ biết được các chỉ số về cân nặng, huyết áp, đường huyết, mỡ máu... và đặc biệt phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch hoặc yếu tố nguy cơ đi kèm khác để có phương án điều trị kịp thời nhằm tránh các biến cố tim mạch cũng như tránh tái phát (nếu đã bị).
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu mỗi người không kiểm soát các yếu tố gây bệnh lý tim mạch sớm và hệ lụy để lại rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng bản thân người bệnh mà còn là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Ngoài ra nhóm bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện và điều trị sớm trong những năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệ bệnh lý tim mạch không nhỏ ở người trẻ.
Hiện nay, bệnh tim mạch vẫn đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nhất, chi phí chăm sóc điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng với hàng trăm tỷ USD mỗi năm.
Tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm có đến 17,5 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến tim mạch, số bệnh nhân mắc bệnh này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Bệnh nấm đen nguy hiểm thế nào? Nấm đen là bệnh truyền nhiễm mới nổi, có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và bộ phận cơ thể. PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng nơi nấm phát triển. Nó có thể dẫn đến mũi bị hoại tử...