Chất khử trùng tay cũng không thể ‘khuất phục’ bệnh cúm
Các bác sĩ và bệnh nhân đều sử dụng chất khử trùng tay sát trùng bằng cồn để diệt khuẩn nhưng theo nghiên cứu nó có thể không hoàn toàn khử được vi rút cúm
Từ trước đến nay, các bác sĩ, bệnh nhân đều tin tưởng chất khử trùng tay để bảo vệ chống lại các loại vi trùng khác nhau bao gồm cả bệnh cúm. Nhưng mới đây, các nhà khoa học tại Đại học chuyên ngành Kyoto ở Nhật Bản phát hiện ra rằng vi rút cúm có thể tồn tại khá “dai dẳng” ngay cả với các chất khử trùng.
Chất khử trùng cũng phải cần đến 4 phút để tiêu diệt vi rút cúm. Ảnh: Dailymail
Theo các nhà khoa học, ngay cả sau hai phút ngâm trong chất khử trùng có cồn, vi rút cúm vẫn còn sống. Các tình nguyện viên dũng cảm cho phép các nhà khoa học đặt chất nhầy bị nhiễm cúm lên tay phải tiếp tục chà xát chất khử trùng quanh tay trong bốn phút để loại bỏ hoàn toàn virus.
Các nhà khoa học khuyên rằng nên rửa bằng nước ấm và xà phòng kháng sinh trong khi chà kỹ hai bàn tay vào nhau có thể tiêu diệt cúm trong 30 giây.
Video đang HOT
Đại dịch cúm có thể gây tử vong cho từ 250.000 đến 500.000 người mỗi lần dịch. Điển hình ở Mỹ, vi rút cúm bắt đầu hoạt động vào tháng 10. Trong năm nay, đã có một trường hợp tử vong vì cúm. Đó là trường hợp một đứa trẻ bốn tuổi ở California.
Bác sĩ Cameron Kaiser, Cán bộ y tế công cộng quận cho Riverside – nơi có trẻ tử vong vừa qua cho hay: “Tôi luôn khuyên mọi người nên tiêm phòng cúm hàng năm, trường hợp tử vong của đứa bé trong mùa cúm này cho thấy năm nay tình trạng phát triển dịch bệnh có thể tồi tệ hơn bình thường”.
Tiêm phòng cúm có thể bảo vệ bạn khỏi vi rút. Bệnh phần lớn gây tử vong cho người già, trẻ em và những người mắc bệnh khác, nhưng có thể gây tử vong cho người lớn khỏe mạnh.
Hiện nay hầu hết các chất khử trùng tay được thực hiện bằng cách sử dụng một dạng cồn. Một số có chứa các hợp chất kháng sinh, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nhưng vẫn khó chống lại vi rút như cúm.
Cúm lây truyền từ người này sang người khác qua những giọt nước nhỏ li ti phun ra khi người nhiễm bệnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện. Nếu bị cúm hay dùng tay che miệng khi ho và hắt hơi. Trường hợp tiếp xúc với người cảm cúm cần vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm và chất khử trùng trong thời gian ít nhất là 4 phút.
Thanh Vân
Theo Dailymail/vietQ
Suýt mất tay do nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
MỸ - Cô gái Jayne Sharp trong lúc làm móng tay không may cắt vào ngón tay cái, đau nhói, lên cơn sốt ngay đêm.
Ảnh minh họa
Jayne đến cơ sở y tế Summit vào ngày hôm sau để kiểm tra. Kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh cúm, song ngón tay cái của cô sưng to bất thường. Một ngày sau, vết sưng lan rộng lên cánh tay kèm theo vết ban đỏ, bác sĩ Nikki Brown chỉ định Jayne đến phòng cấp cứu do nhiễm trùng.
Jayne phải trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để loại bỏ khối mô lớn ở bàn tay bị hoại tử do nhiễm trùng. Sau khi phẫu thuật, đến giữa tháng 9 tay cô bắt đầu có cảm giác trở lại, dù sinh hoạt còn khó khăn.
Bác sĩ Udit Chaudhuri, người trực tiếp điều trị, cho biết tay Jayne bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người. Vi khuẩn này xâm nhập vào da qua vết cắt hoặc vết thương hở, chúng xuống mô mềm và sau đó đi vào máu. Những người hệ thống miễn dịch kém có nhiều khả năng mắc bệnh. Nếu không chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ bị mất ngón tay hoặc cả cánh tay.
Jayne mắc bệnh tiểu đường, nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn người bình thường.
Tiệm làm móng sau đó bị kiểm tra. Người đại diện cho biết đã tuân thủ các quy định do Hội đồng Thẩm mỹ và Cắt tóc bang Tennessee đưa ra khi làm sạch dụng cụ.
Hà Phương
Theo Fox News/VNE
Chuyên gia Mỹ: Phòng tránh bệnh vi khuẩn ăn mòn cơ thể không quá khó Bệnh Whitmore được mệnh danh là "người bắt chước vĩ đại" do không có hội chứng lâm sàng bệnh lý đặc hiệu. Hơn nữa, các triệu chứng lâm sàng thường rất giống với các bệnh khác như bệnh lao phổi, bệnh cúm, sốt nên nhiều trường hợp đã không phát hiện bệnh này sớm mà nhầm lẫn với các bệnh khác. Thời gian...