Cháo gà bà Bi
Cả phố lúc ấy chỉ có mỗi gánh cháo gà của bà Bi. Gà được luộc rồi xé chứ không chặt. Nước để đun với gạo đã ngâm. Chút gạo tẻ và gạo nếp làm bát cháo sóng sánh.
Thủa đấy chưa có mì chính nhưng bát cháo của bà Bi vẫn béo ngậy và ngọt lịm. Đĩa gà xé bà bày hàng cùng những miếng gà vàng ươm. Khi đĩa đã vơi bà mới xé tiếp thịt gà để cho vào cháo.
Hồi xưa. Bây giờ nói thế được rồi vì cái gánh cháo gà của bà Bi đã tồn tại ở đó từ những năm 60, 70 rồi vắt sang những năm 80 của thế kỷ trước. Gánh cháo nằm ở ngã ba Hàng Bột và Phan Văn Trị.
Đầu phố Phan Văn Trị đều vát ngiêng nên khoảng trống trên vỉa hè rộng mênh mông. Gánh cháo gà của bà Bi đặt nhờ cửa nhà may của ông Quang, đối diện với nhà hộ sinh của bà Quế, nay là khu văn phòng của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 1.
Cả phố lúc ấy chỉ có mỗi gánh cháo gà của bà Bi. Gà được luộc rồi xé chứ không chặt. Nước để đun với gạo đã ngâm. Chút gạo tẻ và gạo nếp làm bát cháo sóng sánh. Thủa đấy chưa có mì chính nhưng bát cháo của bà Bi vẫn béo ngậy và ngọt lịm. Đĩa gà xé bà bày hàng cùng những miếng gà vàng ươm. Khi đĩa đã vơi bà mới xé tiếp thịt gà để cho vào cháo.
Đám trẻ chúng tôi khi ấy lớn lên cùng cháo gà bà Bi.
Các bác lớn tuổi lại có thú nhắm rượu với chân gà và xương bò “bốc mả’ bên hàng phở Tuyết phía đối diện.
Khoảng vỉa hè bên nhà hộ sinh được bà Bi đặt mấy ghế con như viên gạch, dành cho mấy ông xích lô ở Phan Văn Trị hoặc các ông thợ làm bánh mì, cán cao su ở ngõ Văn Hương ra tụ tập. Tiếng cười nói râm ran suốt cả đêm.
Cuối những năm 80 bà Bi chuyển gánh cháo gà cho con gái quản lý. Thời mở cửa, chị xoay qua bán thêm bún vịt, rồi cháo lòng nhưng duyên bán hàng không có nên đành nghỉ bán.
Nhớ cháo gà bà Bi thì hồi tưởng đôi dòng chứ thực ra từ Tây đến Tàu nơi nào mà chả có cháo. Từ gạo nấu thành cháo đến bột mỳ, yến mạch, sữa, ngô, cứ công thức 1 cái 4 nước ninh nhừ là thành ra cháo. Nghe nói có nơi trên thế giới người ta còn nấu cháo bằng rìu, ăn khá ngon.
Bên Trung Quốc ngoại trừ Triều Châu hay nấu cháo hải sản với nấm rơm, còn lại đa phần là cháo trắng ăn với thức ăn mặn bày kèm theo. Ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, hầu như bữa cơm nào cũng phải có tô cháo to như cái chậu để mọi người tráng dạ khi dùng bữa chính. Người Trung Quốc coi việc ăn cháo kèm quẩy như một nghi lễ khơi gợi tình cảm yêu nước. Sử Trung Quốc có vợ chồng Tần Cối là kẻ phản loạn, ai cũng phỉ nhổ. Họ lấy bột mỳ nặn hình hai vợ chồng bị trói vào nhau rồi nhúng vào dầu. Thỏi bột mỳ chín vàng được ăn với cháo. Trung Quốc gọi đó là You Zhao Gủi, dân Việt đồng hóa thành Dầu cháo (hoặc chao) quẩy như ngày nay.
Cháo ở Việt Nam đa dạng hơn nhiều.
Tại Khánh Hòa có loại cháo như dùng để tiến vua. Phủ trên bát cháo lại là những sợi yến trắng muốt. Ăn xong, thực khách thấy chân tay bứt rứt như thừa năng lượng. Thật không hổ danh Khánh Hòa là thủ phủ của Yến sào.
Xuống Hòn Đất Kiên Giang lại có món cháo vịt nấu bằng nước dừa Xiêm. Cháo này hơi tốn rượu vì rất nhiều thịt, cả xé lẫn chặt chất đầy trong bát. Cháo hơi ngọt, vừa lạ vừa quen.
Video đang HOT
Về Nghệ An có món cháo lươn. Có nhà hàng dành cho khách VIP, làm lươn bằng khúc tre cật rồi chế biến trong nồi đất để lươn bớt tanh. Tuy vậy cháo Nghệ An dậy mùi thơm lại là do loại hành tăm mà chỉ Nghệ An mới có.
Cái Tắc – Cần Thơ cũng bán cháo lòng như nhiều vùng miền khác nhưng kèm với nó là bát nước mắm cay xè. Rất nhiều lòng thái dày để trên miệng bát cháo. Trước khi dùng thìa thì khách cầm đũa, gắp lòng kẹp với lát ớt nhắm với món rượu đế nổi tiếng vùng châu thổ sông Cửu Long. Mồ hôi đầm đìa, nước mắt ràn rụa là cảnh thường thấy của những vị thực khách chân chính miệt vườn.
Ở Hải Lăng Quảng Trị lại có món được gọi là cháo bột. Họ cán mỏng bột gạo, thái từng sợi rồi thả vào nồi nước luộc cá nêm đầy gia vị. Cá gỡ xương rồi phi với hành cho thơm. Cháo này khác mọi nơi là có củ Nén (hoặc Ném). Nó như củ hành nhưng cay và thơm lạ lùng. Hầu như khách ăn ai cũng xuýt xoa kêu cay nhưng vẫn thích. Khách VIP của cửa hàng còn được ưu tiên bộ lòng cá trong bát cháo của mình.
Mấy tỉnh miền Trung hay nấu cháo bằng gạo ngâm, để ráo nước rồi rang trong chảo mỡ cho vàng ươm mới nấu. Nước đi đằng nước – Cái đi đằng cái, nhưng quả thực, những hạt gạo mềm mọng, béo ngậy đem lại sự khoan khoái trong khoang miệng thực khách.
Huế lại có cháo hến. Chà sạch, bóp với gừng rồi lại chà sạch hến mới đem xào với hành tây, ớt bột và hạt nêm đến khi săn chắc lại. Cháo ninh thật nhừ mới múc ra bát, đổ hến và rau ngò, hành tây thành bát cháo hến. Có hàng còn thêm vài miếng da lợn chiên ròn ăn cùng cháo.
Hà Giang và cả Tuyên Quang lại dùng củ Ấu tẩu, một loại củ độc hại để nấu cháo. Ấu tẩu được xay thành bột, ngâm và thay nước nhiều lần rồi mới đem nấu cùng nước luộc chân giò và xương ninh. Múc ra bát, có thêm quả trứng gà tươi và vài miếng chân giò ninh mềm. Cháo có vị hơi đắng nhưng ăn đến đâu biết đến đấy. Cháo này chỉ bán về đêm. Khách ăn xong được dỗ vào giấc ngủ và nếu đang bị cảm mạo thì sáng hôm sau lại sảng khoái như thường. Nó là vị thuốc giải cảm rất công hiệu.
Ở Hà Nội tôi đi ăn lẩu. Nồi cháo đang ninh phía dưới, ở trên là con gà và các loại rau củ cùng các loại thịt được đưa dần dần làm chín bằng hơi để nhậu. Tiệc tàn mới là lúc dỡ vỉ hấp để ăn cháo. Cháo thơm ngon và ngọt vô cùng.
Còn nhiều loại cháo đã được mọi vùng miền nâng thành đặc sản, nhưng tôi vẫn không thể quên được cháo gà bà Bi năm xưa.
Quả thực cái hồi khó khăn xưa, ăn gì mà chẳng ngon, chẳng nhớ!
Những mâm cơm giản dị, đầy sắc màu của mẹ 2 con
Những mâm cơm chuẩn gia đình của chị Phan Chuyển ngon và gần gũi, màu sắc hài hòa, hấp dẫn. Bận rộn với công việc nhưng bà mẹ đảm Phan Chuyển (còn được gọi là Túy Sương, 33 tuổi, Hà Nội) vẫn rất chăm chỉ vào bếp nấu ăn cho gia đình.
Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất miền Trung đầy nắng gió, ngày nhỏ, nhà đông anh chị em, cuộc sống chưa đủ đầy nhưng chị Phan Chuyển vẫn luôn được bố mẹ chăm sóc, quan tâm, nhất là chuyện ăn uống. Chính bố là người đã truyền cảm hứng cũng như rèn luyện thói quen nấu ăn cho chị.
Chị Phan Chuyển rất thích nấu ăn
8X tâm sự: "Bố mình ngày xưa là đầu bếp trong quân đội. Ông rất đảm đang, thường xuyên nấu ăn và chế biến các món khó cho gia đình như việc tẩm ướp gia vị nguyên liệu cho món ăn. Trong gia đình 4 chị em thì mình là người thích nấu ăn nhất. Bây giờ khi có gia đình nhỏ, 1 chồng 2 con trai, tất nhiên mình là đầu bếp chính trong nhà vì chồng mình không thích nấu ăn".
Chính nhờ những bài học rèn luyện của bố ngày nhỏ, kết hợp với niềm đam mê bếp núc mà đến giờ, chị Chuyển đã có thể nấu được rất nhiều món ăn ngon cho chồng con. Hiện tại, mỗi ngày chị Chuyển nấu ăn cho gia đình 4 người, 2 vợ chồng cùng 2 con trai.
Bà mẹ 8X cho biết, bản thân thỉnh thoảng cũng mời khách tới nhà chơi rồi thưởng thức các món mình nấu. Còn mỗi lần về quê, chị lại tự tay vào bếp trổ tài cho cả gia đình lớn đông người. Niềm yêu thích với bếp núc khiến chị có thể nấu ở mọi nơi mà không hề cảm thấy chán hay mệt mỏi.
Khi nấu ăn, chị luôn quan tâm và đề cao vấn đề dinh dưỡng cũng như cách thay đổi dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh đó, 8X thường xuyên chú ý đến chất lượng thực phẩm (sạch, tươi ngon, được bảo quản tốt, nguồn gốc rõ ràng). Có như vậy bản thân mới yên tâm chế biến để bản thân và gia đình thưởng thức.
Mặc dù là "tay hòm, chìa khóa" trong nhà, nhưng chị Chuyển lại rất ít khi để ý đến giá cả mỗi bữa ăn. Hơn nữa, do chị mua được nhiều thực phẩm có giá gốc nên chi phí mỗi bữa ăn không cao. 8X áng chừng trung bình mỗi mâm cơm gia đình mình rơi vào khoảng 100-150 nghìn cho 4 người thưởng thức.
Để bữa cơm thêm ngon, chồng con luôn hứng thú khi chuẩn bị đến giờ ăn, chị Chuyển sẽ thường xuyên thay đổi thực đơn liên tục và theo bữa, theo ngày. Trên mâm cơm lúc nào cũng đa dạng, phong phú các món. Thường chị sẽ làm trung bình từ 2 đến 4 món để phù hợp với sở thích của từng người trong nhà.
"Mâm cơm nhà mình thường sẽ có một món rau (luộc, xào, nấu canh), 1 món mặn (thịt , cá, tôm), 1 món ăn kèm (như muối vừng lạc, cà pháo muối, lá rong biển cho bọn trẻ), 1 món ăn thay đổi kèm nữa (như trứng, xúc xích, giò chả, nem rán)", chị Chuyển cho biết.
Ngoài mâm cơm gia đình truyền thống, bà mẹ đảm thỉnh thoảng thay đổi, nấu các món ăn nhanh, ăn nhẹ khác như bún gà, bún riêu cua, cháo gà, súp lươn, pizza, lẩu , nấu xôi, bún đậu mắm tôm...
Nhờ có bàn tay khéo léo, đảm đang lại linh hoạt trong việc kết hợp các thực phẩm để tạo ra món ăn, thay đổi thực đơn mỗi ngày mà 8X luôn nhận được nhiều lời khen ngợi của chồng con, bố mẹ, bạn bè, anh chị em khi thưởng thức món ăn mình nấu. Chẳng hạn mọi người đều thốt lên như, "Món nào cũng ngon", "Hôm sau làm tiếp món này tiếp nhé". Hay các con chị luôn bảo "Mẹ là tuyệt vời nhất, mẹ nấu ăn ngon nhất, ngon lắm mẹ ơi". Còn ông xã chị thì khỏi phải nói, món gì anh cũng khen vợ nấu là nhất. Chỉ cần những lời khen đơn giản từ người thân như thế là chị Chuyển đã cảm thấy mình là người có ích, là người hạnh phúc nhất trong căn nhà của mình.
Bà mẹ 2 con chia sẻ, bản thân cực kỳ thích những bữa cơm gia đình. Đây là thời điểm cả nhà được đoàn tụ ăn cùng nhau sau một ngày tạm xa 8 tiếng. Bữa tối cũng là bữa cơm đầy đủ nhất, rộn vang tiếng cười nhất. "Và mỗi lần về quê vào những dịp đặc biệt cả nhà mình được quây quần bên bố mẹ, anh chị em, người thân... bên những mâm cơm vừa ăn vừa trò chuyện mình cảm thấy vô cùng trân trọng, thật ý nghĩa và yêu những phút giây như vậy", 8X hạnh phúc nói.
Một số quán nổi tiếng ở Long Biên mở cửa sau dịch Phở Thuý, xôi Hồng, gà Thắng Xoăn, cà phê Yên... là những cửa hàng đầu tiên ở Long Biên đón khách tới mua mang về sau hai tháng. Long Biên đang là địa chỉ ăn chơi hot nhất Hà Nội khi được mở cửa đón khách mua mang về sau hai tháng đóng cửa chống dịch. Trong khi nhiều địa phương khác ở...