Chào đón những công dân đầu tiên năm ‘heo vàng’ 2019
Đúng khoảnh khác giao thừa bước qua năm mới Kỷ Hợi 2019, tại Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM đã có 6 bé ra đời, trong đó có 5 bé trai
Công dân đầu tiên năm Kỷ Hợi 2019. – ẢNH: THANH TRÚC
Bé trai “xông đất” phòng sinh Bệnh viện Từ Dũ đầu tiên năm Kỷ Hợi 2019 nặng hơn 3,1 kg, cao 50 cm, vòng đầu 33 cm. Bé trai con của sản phụ T.T.T (37 tuổi, ngụ Đồng Nai). Đây là đứa con thứ 4 của sản phụ T., con đầu của chị năm nay đã 17 tuổi.
Những chú “ heo vàng” tại Bệnh viện Từ Dũ. ẢNH: THANH TRÚC
Rất vui mừng vì không nghĩ mình sinh con đúng khoảnh khắc giao thừa, sản phụ T. cho biết gia đình dự định đặt tên cháu là Trí với mong muốn sau này cháu sẽ có trí tuệ, sáng suốt.
Ở phòng kế bên, gia đình sản phụ H. (43 tuổi, H.Củ Chi, TP.HCM) cũng kịp chào đón bé trai nặng 3,4 kg.
0 giờ 5 phút, sản phụ Đ.T.A.Th (26 tuổi, ngụ Đồng Tháp) cũng kịp đón bé trai khỏe mạnh. Đây là đứa con đầu của sản phụ Th. Hai vợ chồng chị vui mừng vì không chỉ đón con ngay khoảnh khắc khắc giao thừa mà còn được ăn tết trong bệnh viện. Đây có lẽ là một kỷ niệm khó quên của gia đình sản phụ Th.
Có tổng cộng 5 bé trai, 1 cô bé sinh vào khoảnh khắc giao thừa tại Bệnh viện Từ Dũ, trong đó có 2 ca sinh mổ, 4 ca sinh thường; bé nặng nhất được 3,8 kg.
Trao đổi với báo chí, bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, cho biết vì quan niệm sinh “heo vàng” sẽ phát tài nên đêm nay số lượng bà bầu chờ sinh tăng khá cao so với mọi năm.
Bác sĩ Từ Thị Minh Nguyệt, Trưởng Khoa sản N2, Bệnh viện Từ Dũ – đồng thời là trưởng tua trực đêm giao thừa – cho biết các nhân viên y tế đều cảm thấy tự hào khi được chung vui với những gia đình có con sinh vào đầu năm mới.
Trog khi đó, tại Bệnh viện Phụ sản TP.Cần Thơ, vào lúc 0 giờ bước qua năm Kỷ Hợi 2019, sản phụ T.N.D (33 tuổi, ngụ Hậu Giang) đã vượt cạn thành công với bé trai cân nặng 3,2 kg.
“Heo vàng” được chào đón tại Bệnh viện phụ sản TP Cần Thơ. ẢNH: BVCC
Đặc biệt, lúc 0 giờ 9 phút, các các bác sĩ tại Bệnh viện phụ sản TP Cần Thơ đã cấp cứu thành công trường hợp một thai nhi 40 tuần bị suy thai cấp do dây rốn xoắn nhiều vòng. Ca phẫu thuật thành công, bé trai nặng 3,1 kg gram con sản phụ Nguyễn Thanh Tr. (27 tuổi, ngụ Vĩnh Long).
Video đang HOT
Bệnh viện P.hụ sản TP.Cần Thơ đã đến thăm và lì xì cho 2 bé trai chào đời đầu tiên năm Kỷ Hợi 2019.
Bác sĩ CKII. Nguyễn Hữu Dự, Giám đốc Bệnh viện phụ sản TP.Cần Thơ, chia sẻ: Sự ra đời của các bé không chỉ tạo cho khoảnh khắc của đêm giao thừa thêm phần thiêng liêng, hạnh phúc mà nó còn đánh dấu sự sinh sôi nảy nở với một ước mong một năm mới đủ đầy, trọn vẹn.
Năm 2018, tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) đã đỡ đẻ cho 67.000 sản phụ. Hiện nơi đây có 1.800 giường bệnh, dự kiến sẽ có 500 giường nữa sau khi hoàn thành tòa nhà mới đang xây dựng.
Theo thanhnien
Bà mẹ tự tay kéo thai nhi ra khỏi bụng trong ca sinh mổ đặc biệt
Trong một ca sinh mổ được áp dụng theo phương pháp mới, thay vì bị che chắn bởi một tấm vải ngăn cách ngay trước mặt, người mẹ đã tham gia trực tiếp vào việc đỡ đẻ khi tự tay kéo con ra khỏi bụng.
Mới đây, Carley Valikoula, bà mẹ 36 tuổi người Australia đã chia sẻ một câu chuyện đặc biệt về lần sinh con thứ ba của mình. 18 tháng trước, Carley đã tự tay kéo cô con gái nhỏ Leilani ra khỏi ổ bụng khi ca sinh mổ của cô được áp dụng theo phương pháp mới với sự tham gia của người mẹ.
Ca sinh mổ kỳ diệu này đã được kịp thời ghi lại bằng những bức ảnh chân thực. Bà mẹ Carley, khi vẫn nằm trên bàn mổ, nhổm người dậy ôm lấy cơ thể của cô con gái chưa chào đời hoàn toàn và nhấc cô bé ra khỏi ổ bụng của mình, thay vì chờ đợi các bác sỹ tiếp tục các thao tác của ca mổ.
Carley tự tay kéo cô con gái sơ sinh ra khỏi bụng mình.
Carley được bác sĩ hướng dẫn đặt tay dưới nách cô con gái.
Cô rất mừng vì có thể da tiếp da với con gái ngay sau khi bé chào đời.
Carley chia sẻ: "Cách tôi sinh con là phương pháp sinh mổ với sự tham gia của người mẹ, và tôi sẽ 100% làm như vậy nếu sinh lần nữa. Sinh mổ chắc chắn không hề đơn giản. Người mẹ sẽ rất vất vả, và tôi sẽ không bao giờ phán xét bất kỳ ai sinh con như vậy. Tôi có ba đứa con, tất cả đều ra đời bằng phương pháp sinh mổ nhưng việc sinh con bằng phương pháp sinh thường vẫn luôn được tôi lưu tâm tới.
Tôi không thích cái ý nghĩ rằng con tôi bị kéo ra khỏi bụng mẹ, kiểm tra thân thể và truyền qua tay tất cả các bác sĩ đến khi cuối cùng, người mẹ là tôi đây mới được bế đứa bé. Tôi muốn tôi có thể kéo con đặt lên ngực mình ngay lập tức sau giây phút bé chào đời".
Thomas, 8 tuổi và Jacob, 5 tuổi gặp em gái lần đầu tiên.
Trước đó, Carley đều sinh Thomas (hiện tại đã 8 tuổi) và Jacob (hiện tại 5 tuổi), bằng phương pháp sinh mổ. Thời gian Carley mang thai cậu con trai cả Thomas không xảy ra điều gì ngoài ý muốn, nhưng Carley và chồng John Valikoula đều sững sỡ khi cô bị vỡ nước ối ở tuần thai thứ 36 hồi tháng 9 năm 2010. Trong hai ngày tiếp theo, Carley gần như không chuyển dạ. Lo ngại rằng tình huống của Carley đang diễn tiến quá chậm và gây nguy hiểm cho cả người mẹ và đứa trẻ, các bác sĩ quyết định tiến hành một ca sinh mổ.
"Tôi thực sự thất vọng. Tôi rất mong chờ khi biết có thể sinh thường. Tôi chưa từng nghĩ đến có thể xảy ra bất kỳ vấn đề gì, hay tôi sẽ cần phải sinh mổ", bà mẹ ba con thừa nhận.
Sau đó, vào năm 2012, Carley mang thai Jacob và một lần nữa quyết tâm sinh thường. Cô tiếp tục kể về lần sinh nở thứ 2: " Lần này, tôi lên kế hoạch ngay từ đầu. Tôi tìm đến một nữ hộ sinh độc lập và thậm chí một thợ chụp ảnh, bởi tôi muốn sinh con ở nhà".
Tuy nhiên, đến tháng 1 năm 2013, Carley trở dạ, một lần nữa, quá trình đó xảy ra quá chậm sau khi bị vỡ nước ối. 24 tiếng sau, các bác sĩ quyết định phương án an toàn nhất là đưa cô tới bệnh viện để sinh mổ.
"Mọi người đều buồn thay cho tôi, nhưng tôi đã chấp nhận sự thật đó. Tôi hiểu rằng, trong khi tôi không muốn đối mặt với một lần sinh mổ nữa, thì đó là đều tốt nhất tôi có thể làm cho con.
Tôi không hề bị ảnh hưởng bởi ca phẫu thuật, nhưng tôi muốn trải qua khoảnh khắc khi đứa con chào đời và tôi kéo con đến gần tôi ngay lập tức. Tất nhiên, mọi người phụ nữ phải làm điều họ cần làm, và tôi sẽ không bao giờ đặt nặng lựa chọn của người khác. Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người mẹ phải chọn cách sinh mổ và chắc chắn đó là phương pháp không hề dễ dàng".
Carley cũng từng sinh mổ Thomas và Jacob.
Jacob (bên trái) và Thomas bế em gái Leilani.
Và cùng chơi đùa với cô bé ở sân chơi công cộng.
Thực ra ngay từ khi mang bầu Thomas, Carley đã tìm hiểu các tài liệu trực tuyến về phương pháp sinh mổ với sự tham gia của người mẹ - khi người mẹ tự tay kéo đứa con ra khỏi bụng. Nhưng sau đó cô sinh Thomas trong tình trạng cấp cứu nên ý tưởng đó không khả thi. Đến sau khi con thứ hai chào đời, cô vẫn không ngừng nghĩ đến phương pháp sinh mổ mới đó.
Năm 2016, Carley có thai lần nữa, nhưng không may bị sảy ở tuần thứ 11. 6 tháng sau đó, cô phát hiện mình mang bầu Leilani. "Tôi quyết định lần này, tôi sẽ không cố sinh thường nữa",Carley chia sẻ. "Tôi chỉ muốn lần mang thai này là trải nghiệm quý giá trong cuộc đời và lường trước điều gì sẽ đến. Tôi lo rằng nước ối sẽ bị vỡ sớm và tôi sẽ phải mổ cấp cứu - có nghĩa là tôi không thể tham gia vào ca sinh mổ. Vì vậy, cuối cùng, tôi lựa chọn sinh mổ tự nguyện. Tôi cũng biết ngay từ đầu điều gì sẽ xảy đến với mình".
Leilani chào đời trong một phòng khám sản khoa tư nhân.
Ban đầu, Carley có kế hoạch sinh Leilani ở bệnh viện Perth, Australia. Tuy nhiên, cô đã tìm đến một bác sĩ sản khoa tư nhân khi biết bệnh viện không cho phép thợ chụp ảnh vào phòng mổ.
Cô nhắn nhủ: "Tôi muốn những người phụ nữ khác hiểu được quyền sinh con của họ và biết họ có quyền yêu cầu chính xác điều họ muốn. Nghe thì có vẻ khó nhưng hãy nhớ rằng bạn có thể lựa chọn cách sinh con của mình. Hãy tìm đến đúng người trợ giúp và kiên định với mong muốn của bản thân."
Tháng 3 năm 2017, ở tuần thai thứ 39, Carley đã sẵn sàng chào đón cô con gái nhỏ Leilani chào đời. Khi bước vào phòng mổ, cô rất lo lắng nhưng chồng vẫn luôn bên cạnh cô trong suốt quá trình sinh nở, giúp cô ổn định hơi thở. Các bác sĩ đã dựng một tấm chắn ngăn tầm mắt Carley khi họ rạch vết dao đầu tiên. Nhưng 5 phút sau đó, họ hạ thấp tấm chắn để tạo điều kiện cho Carley tự tay kéo con gái ra.
Nhớ lại khoảnh khắc đó, bà mẹ cho biết: "Tôi được gây mê ngoài màng cứng, vì vậy tôi không thấy đau. Tôi đeo găng tay phẫu thuật vào, bác sĩ cầm tay tôi hướng dẫn, sau đó tôi đặt tay dưới cánh tay Leilani và kéo con lên qua đầu tôi.
Thật kỳ diệu khi kéo con bé ra khỏi bụng. Tôi mỉm cười còn John lại khóc. Khoảnh khắc đó rất xúc động. Tôi muốn đặt con bé lên ngực tôi ngay lập tức, nhưng trên ngực tôi phủ một tấm chăn vì phòng mổ rất lạnh. May mắn thay, ai đó đã nhanh chóng lấy nó đi, vì vậy mẹ con tôi có thể da tiếp da luôn".
Ông bố John tự tay cắt dây rốn cho cô con gái Leilani.
Thường thì bác sĩ sẽ cắt dây rốn không lâu sau khi đứa trẻ chào đời, tuy nhiên, trong trường hợp của Carley, họ trì hoãn việc cắt dây rốn và giữ nhau thai trong một cái bát.
Cô tiếp tục: "Chúng tôi không chắc chắn liệu điều đó có khả thi không, nhưng tôi mừng là chúng tôi có thể trì hoãn việc cắt dây rốn. Trong những lần mang thai trước, tôi đều phải mổ cấp cứu, mọi việc diễn ra rất nhanh và John không thể cắt dây rốn, đó là việc các ông bố thường làm. Dù vậy, lần này anh ấy đã có thể làm điều đó, nó có ý nghĩa rất lớn với John".
Hiện nay, Leilani đã trở thành một cô bé 18 tháng tuổi xinh xắn, khỏe mạnh.
Carley và Leilani cùng có mặt tại một khu nghỉ dưỡng.
Gia đình Carley và John hạnh phúc với 3 đứa con đáng yêu, khỏe mạnh.
Carley hy vọng rằng, câu chuyện của cô sẽ giúp những người phụ nữ khác dũng cảm yêu cầu điều họ muốn cho ca sinh nở. Cô chia sẻ: "Sinh con là khoảnh khắc thật tuyệt vời và tôi rất mừng với điều mình đã làm".
Theo Helino
Bác sĩ trạm y tế dùng xe ba gác vượt 10 km đưa sản phụ đi cấp cứu Sản phụ Mã Thị Chung ở Hà Giang mang thai 39 tuần, nhập viện ngày 1/1 trong tình trạng nguy kịch, cơ hội sống chỉ 50%. Sản phụ 30 tuổi ở thôn Lùng Cao, xã Giáp Trung, Bắc Mê, mang thai lần thứ ba. Hai lần trước chị sinh thường. Chị Chung đau bụng dữ dội, ngất lịm vào sáng 1/1. Gia đình...