Chanh leo: Nhiều công dụng kỳ diệu hơn bạn tưởng
Chanh leo xứng danh là “quả nồng nàn” với màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon.
Chanh leo có tên khoa học là Passiflora edulis L, thuộc họ lạc tiên. Quả chanh leo có hình cầu, vỏ màu xanh, khi chín có màu mận chín, vỏ xốp, bên trong chứa nhiều bọt, áo hạt màu vàng, vị chua ngọt mùi thơm đặc biệt.
Người ta đã chứng minh trong chanh leo có đầy đủ nguồn vitamin A và C, sắt, kali và các thành phần dinh dưỡng khác cũng như các hoạt chất sinh học có lợi cho sức khoẻ. Hạt chanh leo là một nguồn chất xơ tuyệt vời, chính chất cơm nhầy bao quanh hạt làm cho chanh leo có mùi thơm đặc biệt.
Nước ép từ chanh leo có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư nhờ những hợp chất phytochemical tìm thấy trong cơm quả. Các axít phenolic và flavonoid có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch và chống nhiễm trùng.
Các chất tan trong nước cũng như tan trong dầu đều có tác dụng chống oxy hoá tế bào, tăng cường miễn dịch, chống lão hoá. Chanh leo chứa nhiều loại đường đơn, giúp tăng cường thể lực nhưng không hại cho người tiểu đường.
Chanh leo giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển
Video đang HOT
Chanh leo là một nguồn vitamin và chất xơ nên giúp gia tăng sức khoẻ mà không gây béo phì. Nó có chứa hợp chất sterol thực vật nên không làm tăng cholesterol trong máu. Chanh leo còn có tác dụng an thần, giảm đau, giảm căng thẳng thần kinh, nhức đầu, huyết áp tăng cao, phụ nữ nóng nảy trong giai đoạn tiền mãn kinh.
- Với người khó ngủ, uống nước chanh leo trước khi ngủ sẽ giúp thư giãn dễ hơn để tìm thấy một giấc ngủ êm ái. Chanh leo được xếp vào danh sách thuốc hạ nhiệt an thần rất tốt và đã được bào chế thành dạng thuốc viên.
Nhưng uống nhiều quá hoá hại
Dù chanh leo nhiều lợi ích, nhưng dùng thường xuyên và liều cao hơn sẽ dẫn đến các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, người đờ đẫn và nôn mửa. Đôi khi nó làm cho chóng mặt và loạn nhịp tim.
Chanh leo cũng có thể tương tác với các thuốc an thần và thuốc kháng histamine hoặc một số thảo dược, và làm tăng mức độ buồn ngủ. Nó còn làm tăng nguy cơ chảy máu vì tương tác với thuốc chống đông. Chanh leo cũng dễ gây dị ứng trên da như nổi mề đay, khó thở, hen suyễn và phù mạch máu. Không dùng chanh leo cho người loét dạ dày vì nhiều axít hữu cơ, và có nguy cơ xuất hiện sỏi thận.
Theo Trí Thức Trẻ
Chữa liệt dương hiệu quả không ngờ từ loại dây leo mọc hoang
Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy.
Dây tơ hồng vàng có tên khoa học là Cuscuta sinesis Lamk. (thuộc họ bìm bìm). Là một loại dây ký sinh trên các cây khác, thân sợi có màu vàng hay nâu nhạt, không có lá.
Cây có rễ "mút" để hút các thức ăn từ cây chủ. Hoa ít thấy, hình cầu màu trắng nhạt, gần như không có cuống, tụ thành 10-20 hoa một.
Quả hình cầu, chiều ngang rộng hơn chiều cao, rộng độ 3mm, nứt từ dưới lên; có 2-4 hạt hình trứng, đỉnh dẹt, dài chừng 2mm.
Tại miền Trung thường thấy dây tơ hồng vàng sống trên ngọn của hàng cây chè tàu làm bờ rào. Bộ phận dùng là dây hoặc hạt (thỏ ty tử) đã được phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng, sáng mắt. Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, gối lưng đau mỏi, đau nhức gân xương, tiểu đục, chống viêm, an thần...
Dây tơ hồng có vị ngọt đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi thủy, giải độc. Dùng chữa thổ huyết, nục huyết, huyết băng, lâm trọc, đới hạ, lỵ tật, hoàng đản, ung nhọt, rôm sảy... Sau đây là những bài thuốc từ tơ hồng vàng:
- Tiểu tiện không thông: Dây tơ hồng vàng một nắm, nấu cùng gốc hẹ, lấy nước bôi vào vùng bụng quanh rốn.
- Chữa khí hư do thận hư: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, hoài sơn mỗi vị 12g; sơn thù, đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, khiếm thực, tang phiêu tiêu mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa thận hư không tàng tinh, di tinh: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, cao ban long mỗi vị 12g; hoài sơn, kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế mỗi vị 8g; sơn thù 6g; nhục quế 4g. Tất cả tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10-20g hoặc sắc uống ngày một thang.
- Chữa kiết lỵ: Dây tơ hồng vàng (hái toàn cây, cả nụ và hoa) thêm vài lát gừng vào sắc uống (với liều 30 g mỗi ngày).
- Chữa đau lưng mỏi gối do thận suy yếu: Hạt tơ hồng 12g; cẩn tích, củ mài mỗi vị 20g; bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Hen: Dây tơ hồng vàng, lá táo chua mỗi thứ 20 g, sao vàng, hạ thổ, sắc nước uống trong ngày.
Theo Trí Thức Trẻ
Bạn nên biết: Cách dùng mướp đắng để giảm 60% nguy cơ ung thư Các nhà nghiên cứu cho rằng mướp đắng có chứa hợp chất tự nhiên có thể hạn chế khả năng cung cấp năng lượng cho tế bào ung thư tuyến tụy và tiêu diệt chúng. Các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư CU và Trường y học và y dược Skaggs ở Colorado (Mỹ) đã phát hiện thấy nước ép từ...