Chàng trai 27 tuổi tử vong vì nhồi máu não, bác sĩ thở dài nói: Có một chuyện lẽ ra anh ấy càng không nên làm sau bữa ăn
Vào ngày sự việc xảy ra, anh Ngô đang ngồi trên ghế sofa hút thuốc sau khi ăn xong. Mẹ anh đã nói gì đó với anh và sau đó thì giữa 2 người xảy ra cãi vã. Sau đó anh Ngô gục xuống, ngất xỉu.
Chàng trai họ Ngô, 27 tuổi, được đưa vào viện cấp cứu lúc tờ mờ sáng. Bác sĩ thăm khám phát hiện bệnh nhân bị xơ cứng mạch máu não lan rộng, mạch máu chính bị tắc nặng. Ngay lập tức bác sĩ tiến hành điều trị tiêu huyết khối cho bệnh nhân nhưng sau nhiều giờ vật lộn cứu chữa, anh cũng không qua khỏi. Khi nghe tin dữ, mẹ của bệnh nhân đã khóc và ngã quỵ xuống đất.
Theo chia sẻ của gia đình, bệnh nhân là người có thâm niên hút thuốc cả chục năm. Anh đặc biệt thích hút thuốc sau bữa ăn. Vào ngày sự việc xảy ra, anh Ngô đang ngồi trên ghế sofa hút thuốc sau khi ăn xong. Mẹ anh đã nói gì đó với anh và sau đó thì giữa 2 người xảy ra cãi vã. “Tôi thấy Tiểu Ngô đột nhiên khựng lại rồi ngất xỉu trên ghế sofa. Ngay lập tức tôi liền đưa con đến viện”, mẹ anh Ngô cho biết.
Hút thuốc lá sau bữa ăn gây tổn thương mạch máu não nhiều hơn gấp 10 lần bình thường
Nhiều người thích hút thuốc lá nhưng họ không biết rằng, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng. Thuốc lá có chứa nicotin và hắc ín, khi hít vào cơ thể sẽ làm tổn thương thành mạch, xơ cứng mạch máu và hình thành các mảng ẩn, đồng thời có thể làm tăng độ nhớt của máu, tăng khả năng hình thành huyết khối, gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Có một điều chắc chắn là nếu bạn hút thuốc sau bữa ăn, các chất dinh dưỡng từ thức ăn của bạn rất khó được hấp thụ vào cơ thể. Hút thuốc lá sau bữa ăn còn gây tổn thương mạch máu não nhiều hơn gấp 10 lần bình thường do sau khi ăn, quá trình tuần hoàn máu tăng nhanh. Nếu hút thuốc ngay trong thời gian này, lượng chất độc hại cực lớn trong thuốc lá sẽ thấm vào máu nhanh hơn. Tình trạng này kéo dài có thể làm rối loạn công năng của dạ dày, ức chế hoạt động của tuyến tụy và gây ra các bệnh về phổi, tim mạch, dạ dày.
Hơn nữa, hút thuốc sau khi ăn sẽ khiến lượng máu cung cấp chủ yếu cho dạ dày và não bị giảm nhanh chóng. Khi não bị thiếu oxy và máu nghiêm trọng sẽ gây co thắt mạch não, dẫn đến Xuất huyết hoặc tắc mạch máu não dẫn đến bệnh mạch máu não. Các nhà khoa học còn cảnh báo rằng hút 1 điếu thuốc sau bữa ăn làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư ruột và ung thư phổi.
Hút thuốc lá sau bữa ăn còn gây tổn thương mạch máu não nhiều hơn gấp 10 lần bình thường
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhồi máu não, người khỏe mạnh cũng nên tránh làm
1. Thức khuya
Ngày nay, nhiều người trẻ có thói quen thức khuya, một số vì công việc, một số chơi game, Như mọi người đã biết, nhiều căn bệnh có thể nhanh chóng xuất hiện nếu bạn thường xuyên thức khuya.
Trước hết, việc thức khuya thường xuyên sẽ làm giảm thời gian nghỉ ngơi của các cơ quan nội tạng, gây rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Thứ hai, thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, khiến adrenaline tăng cao, thúc đẩy huyết áp, gây tổn thương và xơ cứng thành mạch, dễ gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não.
2. Ăn đồ ăn vặt
Các loại đồ ăn vặt được khuyến cáo không nên ăn nhiều bao gồm khoai tây chiên, thịt nướng và các loại đồ ăn khác. Những đồ ăn này có hàm lượng chất béo cao và giá trị dinh dưỡng cực thấp, nếu ăn lâu dài có thể làm tăng hàm lượng các hạt lipid và cholesterol “xấu” trong máu và làm tổn thương thành mạch máu. Gây ra các bệnh tim mạch và mạch máu não.
Video đang HOT
3. Ngồi lâu một chỗ
Nếu bạn ngồi yên một chỗ quá lâu, tốc độ lưu thông máu trong mạch máu sẽ chậm lại, nhịp tim cũng giảm theo, không có lợi cho việc cải thiện chức năng tim phổi mà còn làm lắng đọng “rác” trong máu.
Khuyến cáo: Đối với những người ngồi làm việc trong thời gian dài, tốt nhất nên đứng dậy vận động sau mỗi 2 tiếng, việc này có tác dụng đẩy nhanh tốc độ lưu thông máu trong cơ thể, tăng cường sức sống cho tim phổi.
4. Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhiều dầu mỡ có hàm lượng chất béo và cholesterol cao nhất, ăn lâu hoặc tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng hàm lượng lipid và cholesterol trong máu, tăng độ nhớt của máu, thúc đẩy xơ cứng mạch máu, tăng bệnh tim mạch.
Những người hút thuốc nên ăn nhiều rau, trái cây sẽ có lợi cho sức khỏe, giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc lá.
Để tránh tắc nghẽn mạch máu, hãy chăm làm 3 việc
1. Cười nhiều hơn
Người ta vẫn thường nói “một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ” là có lý do của nó. Thường xuyên mỉm cười có thể giải tỏa căng thẳng và rất có lợi cho sức khỏe và hoạt động bình thường của cơ thể.
Thường xuyên nóng giận dễ dẫn đến hưng phấn thần kinh cao hơn, làm huyết áp cơ thể tăng cao, tăng áp lực lên thành mạch bên trong, dễ gây tổn thương mạch máu, làm yếu tính đàn hồi của thành mạch, gây lắng đọng các chất thải trong máu, có thể gây huyết khối và tắc nghẽn mạch máu. Nếu bạn hay cười, tinh thần phấn khởi hơn thì những nguy cơ kia cũng bị đẩy lùi.
2. Uống nhiều nước
Nước là cơ sở của sự trao đổi chất của cơ thể, uống nhiều nước có thể làm giảm độ nhớt của máu, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và giữ ẩm cho các cơ quan nội tạng.
Ngoài việc uống đủ nước hàng ngày, hãy nhớ thêm rằng uống 1 cốc mỗi sáng và 1 cốc mỗi tối sẽ rất tốt cho mạch máu, giúp đẩy lùi cục huyết khối.
3. Ăn nhiều rau hơn
Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nicotine and Tobacco Research, các tác giả, từ Trường Y tế Công cộng và Chuyên môn Y tế UB, đã chỉ ra rằng những người hút thuốc nên ăn nhiều rau, trái cây sẽ có lợi cho sức khỏe, giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc lá.
Các vitamin và cellulose có trong rau có thể giúp củng cố thành mạch và cải thiện khả năng vận chuyển của mạch máu. Đồng thời, ăn nhiều rau còn có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, duy trì hoạt động bình thường của cơ thể, tăng cường thể chất.
Do đó, trong khi duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, bạn có thể ăn thêm các loại rau như nấm, yến mạch, cà tím, bông cải xanh… để có thể cải thiện sức khỏe mạch máu.
8 bức ảnh sinh động tiết lộ toàn bộ quá trình tắc nghẽn mạch máu - nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh gây tử vong
Một khi mạch máu bị tắc nghẽn rất dễ xảy ra "tai nạn giao thông", trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, có thể gây tử vong.
Các mạch máu của cơ thể con người giống như một mạng lưới đường sắt và đường bộ trên mặt đất, lan tỏa khắp cơ thể và kéo dài ra mọi hướng. Một khi mạch máu bị tắc nghẽn rất dễ xảy ra "tai nạn giao thông", trường hợp nặng có thể dẫn đến các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, có thể gây tử vong.
Dưới đây là 8 bức ảnh động tiết lộ toàn bộ quá trình tắc nghẽn mạch máu mà bất kì ai xem rồi cũng sẽ hiểu rõ vấn đề này hơn.
1. Ở huyết áp bình thường, lưu lượng máu ổn định.
2. Sau khi huyết áp tăng, các mạch máu bị va đập.
3. Huyết áp càng cao, áp lực lên các mạch máu càng lớn, khiến nó bị biến dạng bất thường.
4. Ảnh hưởng lâu dài của tăng huyết áp có thể làm tổn thương nội mạch và gây ra sẹo.
5. Sẹo được hình thành ở vùng bị tổn thương, khi tăng lên sẽ làm dày thành mạch máu.
6. Sau khi thành mạch máu bị thương, các yếu tố hình thành (tế bào máu) tích tụ trên bề mặt mô bị tổn thương thô ráp.
7. Liên tục hình thành sẹo sản, mạch máu bị hẹp lại, hình thành huyết khối.
8. Cục huyết khối lớn dần lên và cuối cùng gây tắc nghẽn mạch máu.
Muốn mạch máu không bị tắc hãy thực hiện 5 điểm sau
1. Uống "2 cốc nước" đúng thời điểm là việc rất quan trọng
Vào lúc 4 đến 8 giờ sáng, độ nhớt trong máu của con người là cao nhất, biểu hiện này càng rõ ở người cao tuổi. Trước và sau khi đạt đỉnh của độ nhớt trong máu, điều rất quan trọng là phải uống hai cốc nước.
Ly nước đầu tiên: Uống 200ml nước trước khi đi ngủ, độ nhớt trong máu vào buổi sáng không những không tăng lên mà còn giảm xuống. Không nên uống quá nhiều nước trước khi ngủ vì có thể khiến bạn đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm, không có lợi cho việc nghỉ ngơi.
Ly nước thứ hai: Uống 200ml nước khi bụng đói khi thức dậy để làm loãng máu.
2. Giữ ổn định huyết áp
Bệnh nhân tăng huyết áp là nhóm có nguy cơ cao bị huyết khối. Tăng huyết áp có thể gây tổn thương thành mạch và cuối cùng là huyết khối. Huyết áp càng được kiểm soát sớm thì càng sớm bảo vệ được mạch máu, ngăn ngừa tổn thương tim, não, thận và tiên lượng bệnh lâu dài càng tốt.
3. Không bao giờ ngồi lâu
Những người ngồi lâu một chỗ trong khoảng hơn 6 tiếng, và những người thường vắt chéo chân đều là những người có tỷ lệ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch cao. Chính vì điều này mà các bác sĩ thường sẽ yêu cầu bệnh nhân di chuyển nhiều hơn để tránh huyết khối sau khi ngồi lâu.
Bác sĩ khuyến cáo bạn nên đứng dậy vận động sau khi ngồi đến 2 tiếng, nếu không tiện di chuyển thì nên uống thêm nước để thúc đẩy tuần hoàn máu.
4. Bỏ thuốc lá kịp thời
Những người hút thuốc lá được coi là rất "tàn nhẫn" với chính mình. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tắc mạch máu, trong đó hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lý này. Chỉ một điếu thuốc nhỏ cũng sẽ vô tình phá hủy dòng máu đi khắp các bộ phận trong cơ thể, để lại hậu quả vô cùng tai hại.
5. Học cách giảm căng thẳng
Làm việc quá giờ, thức khuya, căng thẳng ngày càng gia tăng sẽ khiến động mạch bị tắc, nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhồi máu cơ tim. Có rất nhiều bạn trẻ và trung niên bị nhồi máu cơ tim do thức khuya, căng thẳng, sinh hoạt thất thường... Vì vậy, hãy đi ngủ sớm và biết cân bằng tâm trạng, giảm căng thẳng nhé!
Cứu cụ bà bị nhồi máu não Cụ bà 79 tuổi, hôn mê, liệt nửa người trái, chẩn đoán đột quỵ não, được Bệnh viện Lão khoa Trung ương điều trị. Gia đình cho biết bệnh nhân còn tỉnh táo và bình thường vào 9h30 ngày 16/7, tới 9h50 bà lơ mơ, không đáp ứng khi gọi hỏi và bị liệt. Bà được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh...