Chẳng mấy ai biết đến, loại sữa tên lạ hoắc lại có giá siêu đắt đỏ
Sữa lạc đà có thể khiến bạn tiêu tốn số tiền gấp 30 lần sữa bò. Lạc đà sản xuất sữa ít hơn nhiều so với bò và chúng có thời gian mang thai dài hơn nhiều.
Sữa lạc đà có thể tiêu tốn của bạn 30 USD mỗi lít. So sánh với sữa bò, giá của nó cao gần gấp 30 lần. Nhưng từ hàng trăm năm trước, lạc đà đã được sử dụng để sản xuất sữa tươi, sữa chua và thậm chí là phô mai. Điều gì làm cho sữa lạc đà đắt tiền đến vậy?
Sữa lạc đà có thể không hoàn toàn phổ biến như sữa bò, thậm chí là nhiều người không hề biết đến sự tồn tại của loại sữa này. So với 600 triệu tấn sữa bò được sản xuất trên toàn thế giới, chỉ có khoảng 3 triệu tấn sữa lạc đà được sản xuất mỗi năm.
Sữa lạc đà được cho là bổ dưỡng hơn nhiều so với sữa bò
Tuy nhiên, sữa lạc đà là một mặt hàng chủ lực quan trọng trên khắp Châu Phi và Trung Đông, cùng một số nền văn hóa khác dựa vào nó. Chỉ riêng Somalia và Kenya sản xuất 64% sản lượng sữa lạc đà của thế giới. Dubai có hơn 6.000 con lạc đà trong các trang trại trên cả nước và sản xuất 4 triệu lít sữa mỗi năm.
Video đang HOT
Nhu cầu về sữa lạc đà tăng lên từng ngày và hiện chúng ta đang phải đối mặt với thách thức đáp ứng nhu cầu vì nguồn cung ngày càng không thể đáp ứng đủ. Và với thông tin rằng sữa lạc đà như một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe đã thúc đẩy doanh số bán hàng tăng chóng mặt. Loại sữa này có lượng chất béo bão hòa thấp, lượng vitamin C gấp 10 lần và có nhiều canxi và kali hơn sữa bò.
Những lợi ích này đã khiến nhiều người bắt đầu sử dụng nó như một loại thuốc bổ nổi tiếng, mặc dù bằng chứng vẫn còn rất hạn chế.
Một con bò có thể cho khoảng 50 lít mỗi ngày, trong khi lạc đà chỉ có thể cho 6 đến 7 lít. Những con bò trong ba năm sẽ cho hơn 50.000 lít, trong khi ở lạc đà, trong ba năm bạn sẽ nhận được tối đa là 4.000 đến 7.000 lít.
Không giống như ngành công nghiệp sữa bò, nơi bê đực khi sinh ra thường bị vứt bỏ, mỗi con lạc đà phải được giữ gần con non để tiếp tục sản xuất sữa, có nghĩa là bê dực con sẽ cần được nuôi dưỡng và khỏe mạnh chỉ để lạc đà mẹ sản xuất 7 lít sữa mỗi ngày.
Quân Mông Cổ dùng lạc đà hủy diệt voi chiến kẻ thù ra sao?
Đối với quân đội đế quốc Mông Cổ, lạc đà là một chiến hữu tuyệt vời trên các mặt trận khắc nghiệt, nơi ngựa không thể phát huy sức mạnh...
Không chỉ nổi tiếng với ngựa chiến, quân đội đế quốc Mông Cổ còn sở hữu một đội quân lạc đà với sức mạnh đáng gờm. Trong cuộc chiến với Ấn Độ, lực lượng lạc đà của họ đã lập một chiến tích khó tin.
Đối với người Mông Cổ, lạc đà là một chiến hữu tuyệt vời trên các mặt trận khắc nghiệt, nơi ngựa không thể phát huy sức mạnh. Chúng sở hữu tốc độ tốt và có một sức chịu đựng tuyệt vời khi tác chiến trên sa mạc.
Trong đội quân của Thiếp Mộc Nhi (Tamerlane, 1336-1405, vị hoàng đế xuất thân Mông Cổ, người đã chinh phạt phần lớn Tây, Trung Á và sáng lập đế quốc Timurid ở Trung Á), lạc đà có vai trò quan trọng khu vực ông hoạt động có nhiều sa mạc.
Vào năm 1398, trong cuộc chiến với quân đội Ấn Độ tại Dehli, Thiếp Mộc Nhi đã bị bao vây bởi hơn 120 voi chiến của đối phương. Với kích thước khổng lồ, voi chiến dường như là vũ khí khắc chế hữu hiệu đội kỵ binh của Mông Cổ.
Dù bị khí thế của địch lấn át, nhưng Thiếp Mộc Nhi vẫn bình tĩnh ra lệnh cho người của mình chất hết đồ đạc lên lạc đà trước khi rút quân. Ngay sau đó, toàn bộ quân đội của Thiếp Mộc Nhi bắt đầu đốt cháy yên lạc đà, hướng chúng chạy về phía quân địch.
Việc làm này khiến bầy voi của quân Ấn Độ hoảng loạn vì sợ hãi, quay lại giẫm đạp lên binh lính và phá hỏng đội hình. Quyết định táo bạo này đã giúp Thiếp Mộc Nhi cùng đồng đội của mình thoát khỏi tình thế nguy hiểm trong cuộc đối đầu với người Ấn.
Kết quả chung cuộc của của cuộc chinh phục này là Thiếp Mộc Nhi rời khỏi Delhi với một phần lớn thành phố bị hư hỏng, hàng trăm nghìn người bị giết. Ông đã sử dụng 90 con voi bị bắt để mang kho báu và đá từ mỏ đá để xây dựng một nhà thờ Hồi giáo ở quê nhà.
Mẹ tuyệt đối không cho con dưới 1 tuổi ăn những món này Khi chăm con dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho con ăn những thực phẩm dưới đây. Các mẹ hãy tham khảo xem nhé! Mật ong Các mẹ tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh ăn mật ong. Đối với trẻ trong độ tuổi sơ sinh, hệ thống tiêu hóa chưa hoàn chỉnh các chức năng để có thể đối phó với các...