Chấn hưng văn hóa bắt đầu từ giáo dục: Đưa học trò trở về nguồn cội
Giáo dục HS về các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa là công việc mà các nhà trường đang bền bỉ, thầm lặng thực hiện để chung sức trang bị cho thế hệ trẻ những phẩm chất nền tảng, nuôi dưỡng, bồi đắp văn hóa.
Học sinh Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc với các trò chơi dân gian.
Đổi hình thức truyền thụ
Trong bối cảnh hội nhập, giữa sự chuyển động của đời sống thông tin toàn cầu, giao thoa giữa văn hóa truyền thống với các trào lưu mới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ khiến thế hệ trẻ, trong đó học sinh là một trong những đối tượng chịu tác động nhiều và trực tiếp. Vì vậy, việc hướng tới đào tạo những con người đủ tiêu chuẩn công dân toàn cầu nhưng vẫn giữ được bản sắc con người Việt Nam là một mục tiêu quan trọng.
Đưa giáo dục các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa vào trường học chính là cách làm mang tính nền tảng, tạo thành quá trình để chuẩn bị cho các em nhận thức đầy đủ, đúng đắn về văn hóa, hướng các em đến các giá trị chân – thiện – mỹ. Nhà trường là môi trường tốt nhất để đưa ra những bài học sâu sắc, giúp các em biết nhớ về nguồn cội và khát vọng vươn lên, hun đúc và nuôi dưỡng những phẩm chất đẹp đẽ để qua đó từng bước hình thành nhân cách, lý tưởng đẹp đẽ.
UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội thảo, bàn về giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống trong hệ thống trường học. Ảnh: TG
Tuy nhiên, để các giá trị nguồn cội chạm được vào giới trẻ, ngoài tạo môi trường văn hóa lành mạnh, nội dung giáo dục cần có chọn lọc, cập nhật cũng như đổi hình thức truyền thụ. Nhấn mạnh điều này, ông Nguyễn Đức Thịnh – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Nguyên – cho biết: Vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục di sản văn hóa trong và ngoài nhà trường hết sức quan trọng, trong đó việc đa dạng hóa mô hình, phương thức, quy mô, tăng cường xã hội hóa trong các hoạt động cần được quan tâm. Để làm tốt công tác này, trước hết, cần sự vào cuộc chỉ đạo của ngành Giáo dục ở các địa phương, từ đó triển khai một cách đồng bộ, thống nhất ở các đơn vị, trường học.
“Sở đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục nhiều nội dung cụ thể như: Đẩy mạnh sưu tầm tài liệu về di tích lịch sử, văn hóa của địa phương phục vụ dạy học các bộ môn và hoạt động giáo dục; Chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục qua di sản văn hóa; Phối hợp với các cơ quan ngành văn hóa, ban quản lý các khu di tích nhằm có điều kiện tốt nhất hỗ trợ công tác giáo dục di sản văn hóa…”, ông Nguyễn Đức Thịnh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Học sinh Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng (TP Thái Nguyên) trải nghiệm tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ảnh: TG
Trường học triển khai tích cực
Để góp phần chuẩn bị nền tảng phẩm chất, cốt cách văn hóa cho học sinh, môi trường ban đầu và quan trọng nhất chính là trường học. Có thể nói, trường học chính là “chiếc nôi” văn hóa cho lớp lớp thế hệ học trò được nuôi dưỡng, trưởng thành. Xác định được ý nghĩa của vấn đề này, nhiều nhà trường đã chú trọng, triển khai tích cực công tác giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa cho học sinh.
Tại Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, với đặc thù là ngôi trường nội trú của con em đồng bào dân tộc, cán bộ giáo viên nhà trường luôn coi việc giáo dục học trò nhận thức, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc là nhiệm vụ căn bản, quan trọng. Vì vậy, nhiều cách làm thiết thực và sáng tạo được thầy cô giáo ở đây triển khai: Nhà trường duy trì việc mặc trang phục dân tộc ngày đầu tuần, ngày lễ, ngày kỉ niệm.
Một số môn học như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân luôn tích hợp nội dung giáo dục địa phương, giáo dục truyền thống. Đặc biệt, để phù hợp với tâm lý, văn hóa của học trò, nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề, chương trình ngoại khóa sinh động như: Trải nghiệm làng nghề, Ngày hội trò chơi dân gian, Phiên chợ vùng cao, Trình diễn trang phục dân tộc, Câu lạc bộ dân ca…
“Nhà trường sẽ tiếp tục xây dựng tập thể sư phạm có truyền thống văn hóa, trách nhiệm với việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc; có trách nhiệm với công tác giáo dục học sinh dân tộc nói chung và việc giáo dục văn hóa dân tộc nói riêng”, cô Trần Thị Thanh Huệ – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc trao đổi.
Đối với Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng (TP Thái Nguyên), thầy và trò nhà trường luôn thấm thía, tự hào vì ngôi trường được mang tên và đặt tại địa phương có Di tích lịch sử Đại đội thanh niên xung phong 915 – nơi 60 thanh niên xung phong đã anh dũng ngã xuống trong trận bom đêm Noel 24/12/1972. Để giáo dục truyền thống, nhà trường thường xuyên tổ chức cho học sinh tìm hiểu tư liệu hình ảnh, video, chuyện kể cũng như trực tiếp đến tham quan, chăm sóc khu di tích. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoại khóa, cuộc thi cũng được tổ chức thành từng chuyên đề phù hợp như: Ngược dòng lịch sử, Dân ta phải biết sử ta, Nhà sử học nhỏ tuổi, Rung chuông vàng…
“Trong hành trang văn hóa của mỗi thầy, cô giáo và học sinh nhà trường, chúng tôi luôn mang trong mình tình yêu và niềm tự hào về truyền thống hào hùng của tuổi trẻ Thái Nguyên một thời”, cô Nguyễn Thị Hồng Vân – giáo viên Trường Tiểu học và THCS 915 Gia Sàng chia sẻ.
Theo TS Đoàn Tiến Lộc (Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống đang ngày càng được quan tâm hơn. Những giá trị truyền thống có tác dụng không nhỏ trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, mặt khác, nó là một trong những cơ sở để khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trước bạn bè thế giới.
Cha mẹ cần lắng nghe con nhiều hơn thay vì áp đặt
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, việc xây dựng hệ giá trị văn hóa trong nhà trường cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá trị truyền thống và tiếp cận các phương pháp hiện đại.
Thay vì áp đặt, cần tôn trọng trẻ. Thay vì truyền thụ kiến thức một cách thụ động, hãy để trẻ nói lên tiếng nói của mình.
Ảnh minh họa
- Ông đánh giá như thế nào về những giá trị văn hóa trong môi trường học đường hiện nay?
Tôi cho rằng đó vẫn là giá trị văn hóa "không thầy đố mày làm nên", là "tôn sư trọng đạo". Vai trò của người thầy vì thế vẫn rất quan trọng bên cạnh các lễ nghi văn hóa trong nhà trường. Học sinh phải tôn trọng thầy, cô giáo và thầy, cô giáo phải thương yêu học sinh với tinh thần "tất cả vì học sinh thân yêu". Những giá trị văn hóa này ở nhà trường đã được đúc kết nhiều năm và vẫn tồn tại nguyên vẹn cho đến bây giờ.
- Những giá trị này có sự thay đổi như thế nào khi cuộc sống ngày càng mở hơn, khi mà học sinh không hẳn là răm rắp nghe lời mà còn làm bạn với thầy cô?
Với cuộc sống hiện đại, mối quan hệ này ít nhiều có sự thay đổi. Các giá trị truyền thống vẫn tồn tại nhưng trong thời đại mới, dân chủ trong nhà trường được đề cao thì chắc chắn thầy, cô giáo cần tôn trọng các em, ngược lại học sinh cũng cần thẳng thắn nói lên suy nghĩ của mình.
Hai bên có sự liên kết chặt chẽ, đảm bảo dân chủ trong nhà trường, đây chính là mối quan hệ ở một chiều cạnh mới. Bởi có dân chủ thì thầy cô mới hiểu học sinh hơn để dạy học tốt hơn. Còn với học sinh, thực hiện dân chủ có chừng mực, trên cơ sở tôn trọng thầy, cô giáo để từ đó thể hiện được khả năng tư duy của mình. Theo tôi, đây chính là văn hóa mới trong nhà trường chứ không còn là nhất nhất "thầy nói trò nghe" như ngày xưa nữa.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Thầy nói để học sinh suy nghĩ, nếu đúng thì tiếp thu nhưng nếu không đúng, các em có thể bày tỏ quan điểm một cách có chừng mực. Đó phải là sự tôn trọng, còn nếu không tôn trọng thầy cô thì không còn là văn hóa trong nhà trường nữa. Trẻ con bây giờ thông minh lắm, rất nhạy bén! Nhiều em thông qua mạng xã hội biết kiến thức mới để cập nhật rồi phản biện. Các em có nhiều nguồn thông tin, nguồn kiến thức nên tư duy rất mở, phong phú hơn. Bản thân người thầy vì thế không thể cho rằng mình biết hết tất cả. Thầy cô hãy biết lắng nghe học sinh để sửa mình, điều này khác hẳn ngày xưa.
- Trong môi trường gia đình hiện đại, theo ông có sự thay đổi như thế nào trong cách thức nuôi dạy con của các bậc phụ huynh?
Điều này so với trước, rõ ràng khác rất nhiều. Đơn cử như việc trẻ em bây giờ tiếp xúc nhiều với công nghệ, lạm dụng công nghệ, gây nhiều hệ lụy tiêu cực nếu cha mẹ không kịp thời quan tâm, sát sao điều chỉnh. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong xây dựng giá trị văn hóa gia đình mà xuất phát từ việc xây dựng yếu tố con người, theo tôi là cha mẹ cần dành thời gian cho con nhiều hơn, cần cân đối giữa công việc và thời gian dành cho các con, không nên bỏ mặc con.
Ngày xưa, cha mẹ có thể không chú ý thì mức độ ảnh hưởng cũng chưa đến mức báo động nhưng với thời đại công nghệ số này nếu không quan tâm giáo dục con đúng mức thì một ngày nào đó chính công nghệ sẽ hại con của chúng ta, gây nhiều hệ lụy đáng tiếc.
- Vậy theo ông, vai trò của bố mẹ trong việc xây dựng nền tảng văn hóa cho các con là gì?
Tôi vẫn nhấn mạnh rằng, văn hóa trong gia đình phải có sự cân đối: Cha mẹ phải chăm lo cho con, không nên quá say sưa với công việc mà bỏ mặc con. Tuy vậy, việc uốn nắn một đứa trẻ không đơn giản với cha mẹ trong thời hiện đại. Dạy con bằng đòn roi e rằng không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên, điều này thực ra không đúng hoàn toàn. Đối với trẻ em, cha mẹ cần hiểu khi nào cần dùng đến roi vọt. Vấn đề là nhiều người không hiểu nên đánh vào đâu mà thường đánh con theo cảm tính, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của con.
Tôi vẫn khuyên là không nên đánh con, gây tổn thương đến con. Thay vào đó có thể giải thích cho con hiểu, cần kết hợp nhiều phương pháp một cách linh hoạt để uốn nắn con. Cùng với đó là sự tôn trọng con. Cha mẹ cần lắng nghe con nhiều hơn để hiểu con thay vì áp đặt. Vai trò của người cha, người mẹ vì thế ngày càng khó hơn, dụng công hơn trong cuộc sống hiện đại. Cha mẹ phải chủ động điều chỉnh, không bỏ mặc cũng không quá chiều chuộng, cân đối trong vấn đề dạy dỗ và quan trọng nhất là phải dành thời gian cho con một cách có chất lượng.
- Trân trọng cảm ơn ông!
'Bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ là bỏ chức năng cơ bản nhất của giáo dục' "Xã hội xưa hay nay đều thế, bỏ chữ Lễ là hạ thấp hoặc xóa đi chức năng trồng người của giáo dục", PGS.TS Lê Quý Đức nói về đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ...". Đề xuất của GS Trần Ngọc Thêm (Đại học Khoa học xã hội & nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM) về việc bỏ khẩu...